Mở bài: Đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn nằm ở phần thứ hai của truyện. Vân Tiên và Tiểu đồng đang bơ vơ nơi đất khách quê người thì gặp Trinh Hâm đi thi trở về. Vốn đã có lòng đố kị, ganh ghét tài năng của Lục Vân Tiên, Trịnh Hâm lợi dụng cơ hội để hãm hại chàng. Hắn lừa tiểu đồng vào rừng trói lại rồi giả bộ đưa Vân Tiên xuống thuyền, hứa sẽ dẫn về nhà. Đợi đến đêm khuya váng vẻ, hắn mới thực hiện hành động tôi ác của mình. Đoạn thơ phơi bày sự đối lập giữa cái thiện và cái ác, giữa nhân cách cao cả và những toan tính thấp hèn, đồng thời thể hiện thái độ quý trọng và niềm tin của tác giả đối với nhân dân lao động. Thân bài: Phân tích tám địa độc ác của Trịnh Hâm qua hành động hãm hại bạn mình là Lục Vân Tiên: – Hoàn cảnh Vân Tiên: bơ vơ, tội nghiệp tiền hết, mắt đã bị mù, có chú tiểu đồng theo hầu cũng bị Trịnh Hâm bắt trói trong rừng. – Động cơ: quyết tìm hãm hại Lục Vân Tiên là vì tính đố ki, ganh ghét tài năng, lo cho con đường tiến thân của tương lai mình. – Hành động độc ác, bất nhân, bất nghĩa. Độc ác, bất nhân: vì hắn đang tâm hãm hại một con người tội nghiệp, đang cơn hoạn nạn, không nơi nương tựa, không có gì chống đỡ. Bất nghĩa: vì Vân Tiên vốn là bạn của hắn, từng “trà rượu” và làm thơ với nhau, lại đã có lòi nhờ cậy. – Hành động có toan tính, cổ âm mưu, kế hoạch sắp đặt khá kỹ lưỡng, chặt chẽ: Thời gian gây tội ác: Giữa đêm khuya. Không gian: giữa khoảng trời nước mênh mông, mưa gió dữ dội. Đẩy Vân Tiên xuống, đến lúc biết không ai có thể cứu hắn mói “giả tiếng kêu trời”, la lối um tùm lên rồi “lấy lời phui pha” kể lể, bịa đặt, che lấp tội ác của mình. – Trịnh Hâm hiện lên là một kẻ độc ác, bất nhân, bất nghĩa. Kẻ tội phạm gian ngoan xảo quyệt đã phủi sạch tay, không mảy may cắn rứt lương tâm. Kết bài: Qua miêu tả hành động và tâm địa của Trịnh Hâm, Nguyễn Đình Chiểu đã thành công ở cách sắp xếp các tình tiết hợp lý. diễn biến hành động nhanh gọn. Lời thơ vẫn giữ được vẻ mộc mạc, giản dị vốn có của tác phẩm mà lột tả được tâm địa độc ác của một kẻ bất nghĩa, bất nhân.