Đề bài : Phân tích tính sử thi trong truyện ngắn “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành Bài làm: Nhà văn Nguyễn Trung Thành tên thật là Nguyễn Văn Báu. Ông có những tác phẩm gắn bó mật thiết với núi rằng Tây Nguyên hùng vĩ, và đều là những tác phẩm đặc sắc, mang lại thành tựu lớn cho ông. Trong số đó, Rừng xà nu là tác phẩm rất nổi tiếng của ông, viết trong thời kháng chiến chống Mỹ. Đây là tác phẩm viết về những sự kiện trọng đại của dân tộc, và cũng thể hiện rõ tình cảm của ông đối với núi rừng Tây Nguyên. Rừng xà nu còn mang đậm tính sử thi, hào hùng. Tính sử thi xuyên suốt tác phẩm, như linh hồn và sự bất diệt của con người và mảnh đất Tây Nguyên. Tác phẩm Rừng xà nu được viết với bối cảnh là cuộc chiến tranh kháng chiến chống Mỹ cứu nước đang diễn ra ở miền Nam. Sự thực tàn khốc ấy khiến cho người dân Tây Nguyên sôi sục ý chí quật cường, quyết tâm đứng lên khời nghĩa dành độc lập cho nhân dân miền Nam nói chung và Tây Nguyên nói riêng. Tính sử thi của tác phẩm đầu tiên thể hiện ở thiên nhiên, núi rừng bao la rộng lớn, làm tiền đề cho câu truyện phát triển ra. Thiên nhiên trong rừng xà nu chính là để ngợi ca những anh hùng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước khó khăn gian khổ. Thiên nhiên cũng như con người nơi đây, đều không khuất phục trước kẻ thù. Hình ảnh rừng xà nu bao la rộng lớn chính là tượng trưng cho điều ấy. rung-xa-nu Những đau thương, mất mát của nhân dân, của dân tộc được dẫn dắt qua bối cảnh lịch sử của câu truyện. Đó là cảnh đất nước lầm than, nhân dân cùng cực, bị dân Mỹ tàn sát khắp nơi. Cảnh tượng đó khiến cho tất cả mọi người vô cùng căm phẫn, quyết tâm thực hiện cách mạng Đồng Khởi. Sau một quá trình chịu đựng, dồn nén những đau thương, mất mát, chính là cuộc khởi nghĩa, quyết tâm dành lại độc lập. Con người Tây Nguyên và dân làng Xô man được xây dựng qua ngòi bút của Nguyễn Trung Thành thật anh hùng, bất khuất. Dân làng cứ như là đất nước Việt Nam anh hùng, dù bị dồn vào bước đường cùng nhưng cũng không khuất phục. Trong cảnh máu chảy thành sông, đất nước chìm trong đau khổ, tất cả chỉ còn cách đứng lên tự đấu tranh cứu lấy chính mình và người thân. Sự dũng cảm đó tạo nên âm hưởng sử thi hào hùng, bất khuất. Tinh thần anh dũng, không khuất phục đã trở thành chủ đề xuyên suốt cả tác phẩm. Khác với những tác phẩm khác, ở Rừng xà nu không chỉ có một- hai nhân vật chính mà là cả một đoàn người, cả một cộng đồng. Có lẽ chủ ý của tác giả muốn nói đến cả dân tộc, ý chí quật cường của dân tộc Việt Nam chứ không riêng gì một ai. Dù mỗi người đều có một nét tính cách riêng, nhưng trong cảnh lầm than, đất nước lâm nguy, thì ai cũng có chung một tinh thần kiên cường, bất khuất, quyết tâm đứng lên đấu tranh giành lại độc lập. Sự hào hùng của người dân Xô man vang lên dữ dội như một cơn sóng, mạnh liệt cứ như trong truyền thuyết. Những con người như ah T nú, chị Mai, cụ Mết, bé Heng…. Tất cả tạo nên một bản hùng ca hào hùng, bất khuất bởi những người dũng cảm, gan dạ như thế. Họ không ngại hy sinh bản thân, đóng góp công sức của mình cho công cuộc đánh đuổi quân thù. Những con người Tây Nguyên không chỉ suy nghĩ mà còn hành động, làm tất cả để đấu tranh, mang lại tự do cho bản thân và dân tộc. Và nhân vật đặc biệt được tác giả khắc họa ở đây là T Nú, một chàng trai Tây Nguyên chịu quá nhiều mất mát đau thương. T nú mất cả gia đình bới kẻ địch, còn bản thân thì bị tra tấn dã man. Hình ảnh đôi bàn tay T nú bị đốt cháy như một thông điệp, một lời cảnh tỉnh thiết thực, có ý nghĩa nhất, tiếp thêm động lực để người dân Tây Nguyên vùng lên đấu tranh giành lại độc lập tự do. Cùng với đó, hình ảnh dân làng Xô man gắn liền với rừng xà nu, hỗ trợ nhau từ đầu tác phẩm cũng làm nên tính sử thi của tác phẩm. Tác phẩm mở đầu bằng cây xà nu, kết thúc cũng bằng cây xà nu. Hình ảnh rừng xà nu bao la, rộng lớn đầy sức sống cũng chính là dân tộc Xô man mạnh mẽ, tràn đầy sức sống như những cây xà nu. Đọc Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành, ta có thể thấy tính sử thi vang lên dữ dội, lắng lại trong lòng người đọc sự âm vang, dữ dội. Với giọng điệu hào hùng đanh thép, có mất mát đau thương nhưng không bi lụy, Rừng xà nu đã thành công khi làm sống dậy một dân tộc có ý chí quật cường, sẵn sàng đứng dậy đấu tranh khi đất nước lâm nguy.