Phân tích “Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy”

  1. Tác giả: LTTK CTV01
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Xuất xứ: “Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy “ được trích từ “Truyện Rùa Vàng” trong “Lĩnh Nam chích quái” một tập truyện dân gian được sưu tập vào cuối thế kỷ XV.

    Thể loại: Thuộc thể loại truyền thuyết dân gian về chủ đề giữ nước.

    Chủ đề: Truyện giải thích nguyên nhân của bi kịch nước mất nhà tan và bài học lịch sử của nhân dân về tinh thần cảnh giác với kẻ thù ; cách xử lý đúng đắn môi quan hệ riêng – chung, giữa cá nhân – cộng đồng, gia đình – đất nước.

    Tóm tắt:

    Vua An Dương Vương nước Âu Lạc nối tiếp sự nghiệp vua Hùng và dời đô về cổ Loa. Vua cho xây thành để bảo vệ nhưng đắp tới đâu lại đổ tới đấy; sau nhờ Rùa Vàng giúp mới xây xong và Rùa Vàng còn tặng cho nhà vua một cái móng vuốt để làm lẫy nỏ chống giặc. Nhờ có nỏ thần, An Dương Vương đã đánh bại được Triệu Đà khi hắn xâm lược Âu Lạc. Sau đó Triệu Đà đã lập mưu bằng cách cầu hôn Mị Châu cho con trai mình là Trọng Thủy, An Dương Vương vô tình đồng ý và cho Trọng Thủy ở rể. Trọng Thủy đã đánh cắp nỏ thần và Triệu Đà mang quân sang đánh An Dương Vương. Vua chủ quan, ỷ y có nỏ thần nên đã bị thua trận và cùng Mị Châu chạy khỏi Loa Thành hướng về phía biển. Rùa Vàng hiện lên báo cho vua biết Mị Châu là giặc, vua chém chết Mị Châu và đi xuống biển. Trọng Thủy tìm thấy xác Mị Châu, thương tiếc vợ nên đã nhảy xuống giếng tự tử; Máu Mị Châu thành ngọc trai, đem rửa ở giếng đó thì sáng hơn.

    – Xây dựng được những nhân vật truyền thuyết tiêu biểu, thể hiện qua suy nghĩ, hành động và mâu thuẫn nội tâm.

    Phân tích:

    Vai trị của An Dương Vương trong sự nghiệp giữ nước: Xây thành, chế nỏ và chiến tháng giặc bảo vệ đất nước. Chứng tỏ là vị vua anh minh, sáng suốt, kiên trì vì dân vì nước.

    Bi kịch mất nước và bi kịch tình yêu:

    + Vua An Dương Vương chủ quan, khinh thường địch nên mất nước

    + Mị Châu do tin tưởng chồng mà gây ra trọng tội với nhân dân.

    Ý nghĩa hình ảnh “ngọc trai – giếng nước”: Hình ảnh có giá trị nghệ thuật thẩm mĩ cao

    + Ngọc trai: phù hợp với lời nguyền của Mị Châu → minh chứng cho tấm lòng trong sáng của Mị Châu

    + Giếng nước có hồn Trọng Thủy là chứng nhân cho sự hối hận và ước muốn hóa giải tội lỗi của Trọng Thủy.

    + Ngọc trai đem rửa nước giếng lại càng sáng đẹp ra: Trọng Thủy đã tìm được sự hóa giải của Mị Châu ở thế giới bên kia. Đó là sự phán xét vừa nghiêm khắc vừa nhân ái của nhân dân.

    Nghệ thuật:

    + Kết hợp nhuần nhuyễn giữa “cốt lõi lịch sử” và hư cấu nghệ thuật.

    +Kết cấu chặt chẽ, xây dựng những chi tiết kì ảo có giá trị nghệ thuật cao.

    Ý nghĩa: Bài học về ý thức cảnh giác với âm mưu của kẻ thù xâm lược trong công cuộc giữ vững an ninh chủ quyền đất nước.