Phân tích truyện ngắn “Số phận con người” của Sô-lô-khốp

  1. Tác giả: LTTK CTV01
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Nếu Lỗ Tấn dùng hình tượng văn chương nghệ thuật để chỉ ra căn bệnh trầm kha của người dân Trung Hoa đầu thế kỉ XX để mọi người tìm phương chạy chữa trong truyện ngắn Thuốc, nếu Hemingway – nhà văn Mĩ đặt con người giữa biển cả với chiến công và chiến bại nối tiếp để ca ngợi con người lao động hào hùng và hạn chế của nó (Ông già và biển cả), thì Sô-Lô-Khốp trong truyện ngắn Số phận con người- một hiện tượng văn học tầm cỡ thế giới, thời đại, đồng thời cắm mốc mới trên con đường phát triển của văn học Nga thế kỉ XX, đưa ra một cách nhìn mới, một cách thể hiện mới trên nhiều vấn đề hệ trọng của văn học: mô tả sự thật chiến tranh; số phận và tính cách của con người bình thường trong và sau chiến tranh với tất cả sự phức tạp, đa dạng của nó…

    Tác giả Sô-lô-khốp (1905-1984), là nhà văn Nga nổi tiếng thế giới thế kỉ XX, được giải thưởng Nô-ben văn học (1965). Cuộc đời và sự nghiệp gắn bó với vùng sông Đông. Ông luôn viết về sự thật, viết đúng sự thật, kết hợp hài hòa nhuần nhuyễn giữa chất bi và hùng, chất sử thi và chất tâm lí.

    Sô-lô-khốp là con người của vùng sông Đông. Ông luôn kiên trì tự học và theo đuổi sự nghiệp văn chương, xông xáo trên nhiều lĩnh vực thực tế sôi động. Ông hướng đến các đề tài quen thuộc, quan trọng nhất và vinh quang chủ yếu từ những tác phẩm viết về con người, thiên nhiên và cuộc sống vùng sông Đông.

    Truyện ngắn “Số phận con người” in lần đầu trên báo Sự thật. Năm 1956, trong không khí sôi nổi chống sùng bái cá nhân, khôi phục tinh thần dân chủ xã hội ở Liên Xô bấy giờ. Chiến tranh thế giới lần thứ hai kết thúc bằng chiến thắng vẻ vang của Hồng quân Liên Xô trong trận tiến công vào tận sào huyệt phát xít Đức ở Béc-lin. Sự mất mát, hi sinh to lớn của nước Nga Xô viết đã giúp nhân loại thoát khỏi hiểm họa phát xít đáng ghê tởm. Hòa bình lập lại, nhân dân Nga hối hả bắt tay vào hàn gắn vết thương chiến tranh và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Các chiến sĩ Hồng quân giải ngũ trở về với cuộc sống lao động bình thường. Nhưng mọi điều đều không dễ dàng. Bao gian khổ, khó khăn trên con đường đi tới tiếp tục thử thách lòng dũng cảm, ý chí và nghị lực của họ.

    Nhà văn Sô-lô-khốp cảm phục trước sức mạnh tinh thần của nhân dân Nga trong thời hậu chiến, trăn trở trước số phận và tương lai của con người nên đã sáng tác truyện ngắn Số phận con người. Có thể nói đây là tác phẩm hiện thực xuất sắc đầu tiên xuất hiện sau chiến tranh mà tác giả dám nhìn thẳng vào những vấn đề gai góc, nan giải của cuộc sống, của những số phận bất hạnh, để từ đó ca ngợi và tôn vinh phẩm chất kiên cường, nhân hậu của nhân dân Nga mà ông hết lòng yêu mến và trân trọng.

    Được ấp ủ, thai nghén hơn 10 năm, từ khi còn là phóng viên trong chiến tranh vệ quốc. Viết xong trong một tuần giữa không khí…của Đại hội Đảng Cộng sản Liên Xô lần thứ XX. Thể hiện những tư tưởng và tình cảm lớn của tác giả nung nấu nhiều năm về số phận con người. Sô-lô-khốp viết truyện “Số phận con người” để trả lời một câu hỏi lớn “Liệu nhân loại có thể vượt qua thương tổn do chủ nghĩa phát xít gây nên để xây dựng cuộc sống yên bình hay không”?

    Số phận con người ra đời là một hiện tượng văn học có tầm cỡ thế giới, thời đại; đồng thời nó cũng cắm một cái mốc mới trên con đường phát triển văn học Nga. Vì sao vậy? Câu trả lời sẽ có khi chúng ta cùng tìm hiểu tác phẩm.

    Đoạn trích: phần cuối, kết thúc câu chuyện. Andrey Sokolov là chiến sĩ Hồng quân trong thời gian nổ ra cuộc Chiến tranh Vệ quốc. Chiến tranh tàn khốc đã đem tới cho cuộc đời anh những đau thương khôn xiết: Bản thân bị thương, bị tù đày, vợ và hai con gái chết vì bom đạn, con trai duy nhất hi sinh đúng vào ngày chiến thắng. Chiến tranh qua đi, Andrey xuất ngũ, không còn nơi nương tựa, anh phải đến ở nhờ nhà bạn và làm lái xe chở hàng.Trong những ngày chìm trong nỗi day dứt khôn nguôi về số phận mình, Andrey bắt gặp Vania – một chú bé mồ côi, bụi đời. Anh nhận chú bé làm con nuôi, bên nhau hai bố con đã sống thật hạnh phúc. Nhưng số phận cơ cực vẫn chưa buông tha họ. Trong một chuyến chở hàng, Andrey Sokolov gặp rủi ro, bị tước bằng lái xe. Thế là mất việc, hai bố con dắt nhau đi lang thang “khắp nẻo đường nước Nga” kiếm kế sinh nhai, dù phải vật lộn với muôn vàn khó khăn song những con người bị chiến tranh xô đẩy vẫn tràn trề niềm tin yêu cuộc sống, vào sức mạnh ý chí của con người. Và cho đến khi kết thúc câu chuyện, người cựu binh già Andrey Sokolov vẫn giấu không cho cậu con trai biết về những nỗi đau khổ riêng tư của mình.

    Chiến tranh đã đẩy số phận con người vào bất hạnh. Nhân vật bé Vania: Cha chết trận, mẹ chết bom, không người thân thích, không nhà cửa: Mất tất cả trong chiến tranh → Bất hạnh, đáng thương, tiêu biểu cho số phận trẻ em trong chiến tranh. Nhân vật Xô-cô-lốp, trước chiến tranh, anh có cuộc sống hạnh phúc bên vợ và ba con. Trong chiến tranh, anh tham gia Hồng quân Liên Xô, bị bắt, bị tra tấn, người đầy thương tích. Khi chiến tranh kết thúc, anh trở về, nhà sập, vợ và hai con gái chết bom, con trai hi sinh trong ngày chiến thắng.

    Xô-cô-lốp mất tất cả trong chiến tranh, bất hạnh dồn dập. An là một người lính Nga chân chính, anh hùng dũng cảm, chịu đựng và hi sinh tất cả cho đất nước và nhân dân.

    Cuộc sống của Xô-cô-lốp sau chiến tranh vô cùng gian nan. Anh phải ở nhờ nhà người bạn, làm nghề lái xe: Cô đơn, phiêu bạt, cuộc sống bấp bênh. Tâm trạng đau đớn, bế tắc, tuyệt vọng → Tình cảnh bi đát, khổ đau u uất.

    Nhân vật bé Vania cũng được khác họa đậm nét. Đó là một đứa bé rách bươm xơ mướp…cặp mắt sáng ngời;ai cho gì ăn nấy: sống lang thang, rách rưới, bẩn thỉu → cô độc, tội nghiệp, đáng thương

    Cuộc gặp gỡ của Xô-cô-lốp và bé Va-ni-a là định mệnh. Họp gặp nhau trong một quán giải khát. Xô-cô-lốp thích đôi mắt, nhớ mong gặp; nhạy cảm trước tiếng thở dài của Vania; khóc khi biết rõ hoàn cảnh Vania. Quyết định: nhận Vania làm con. Đó là hành động bột phát tự nhiên không tính toán tư lợi → Giàu lòng nhân ái, tốt bụng, sẵn sàng cưu mang người bất hạnh.

    Được Xô-cô-lốp nhận làm con nuôi, bé Vaniađ ã tột cùng hạnh phúc. Nó nhảy chồm lên cổ, hôn vào má, vào môi, vào trán ; áp sát vào người, toàn thân cứ run lên như ngọn cỏ trước gió → Xúc động, sung sướng; Nó áp sát vào người, ôm chặt lấy cổ, áp chặt má, bố đi vắng thì khóc suốt từ sáng đến tối.→ Vui vẻ, hồn nhiên, quyến luyến bố.

    ⇒ Chi tiết lên án chiến tranh tàn khốc, cảm thông thông thiết với những mất mát quá sức chịu đựng của con người do chiến tranh gây ra. Biểu dương những phẩm chất cao quí của người lính Nga bình thường mà vĩ đại : Kiên cường mà nhân hậu → Tác phẩm xứng đáng là một tiểu anh hùng ca về con người .

    Sau khi nhận Va-ni-a làm con, tâm hồn Xô-cô-lốp bỗng nhẹ nhõm và bừng sáng lên ; mắt cứ mờ đi, cả người run lên, hai bàn tay thì lẩy bẩy… → Xúc động đến nghẹn ngào. Thương yêu, chăm sóc Vania như một người cha thực sự, là chỗ dựa vững chắc cho Va-ni-a. Lần đầu tiên…một giấc yên lành ; trái tim tôi…, nay trở nên êm dịu hơn → Tìm thấy niềm vui, hạnh phúc sưởi ấm tâm hồn.

    Chi tiết Xô-cô-lốp nói dối Vania về cái áo khoác: Lời nói dối cao thượng. Cố che giấu nỗi đau đớn về tình thần và thể xác không cho Vania biết, không than vãn, gục ngã → Vị tha, đức hi sinh cao cả, cứng rắn, kiên cường.

    Anh còn đổi chỗ ở vì không thể quên vợ con: Nỗi đau mất quá lớn do chiến tranh không gì bù đắp nổi, trốn chạy quá khứ.

    ⇒ Xô-cô-lốp là một công dân Nga trung thực, lương thiện, mộc mạc, cởi mở, có tâm hồn nhân hậu, cao quý, nghị lực vượt qua nỗi buồn cô đơn để sống và đem niềm vui đến cho người khác.

    Bình luận ngoại đề của tác giả: “Hai con người côi cút…kêu gọi”. Lo lắng cho tương lai của 2 cha con Xô-cô-lốp và Va-ni-a nhưng tin tưởng họ sẽ vượt qua được khó khăn. Niềm kính trọng và cảm phục vô bờ trong lòng nhà văn

    Tác phẩm khẳng định: con người bằng ý chí và nghị lực lòng nhân ái và niềm tin vào tương lai cần và có thể vượt qua những mất mát do chiến tranh và bi kịch của số phận.