Phân tích vẻ đẹp hình ảnh nhân vật Lục Vân Tiên qua hành động cứu Kiều Nguyệt Nga

  1. Tác giả: LTTK CTV01
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Phân tích vẻ đẹp hình ảnh nhân vật Lục Vân Tiên qua hành động cứu Kiều Nguyệt Nga


    [​IMG]

    • Mở bài:
    Truyện thơ Nôm Lục Vân Tiên là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của Nguyễn Đình Chiểu. Qua việc xây dựng nhân vật Lục Vân Tiên cùng tuyến nhân vật chính diện, Nguyễn Đình Chiểu muốn lấy văn chương để tải đạo (văn dĩ tải đạo). Đó là coi trọng tình nghĩa giữa người với người, đề cao tinh thần nghĩa hiệp, sẵn sàng cứu khốn phò nguy, đồng thời thể hiện khát vọng của nhân dân hướng tới lẽ công bằng và những điều tốt đẹp trong cuốc đời thông qua kết thúc có hậu của tác phẩm là thiện thắng ác, chính nghĩa thắng gian tà. Dưới ngòi bút của nhà thơ, nhân vật Lục Vân Tiên nổi lên như một người anh hùng đại diện cho sự chiến thắng của chính nghĩa. Phẩm chất anh hùng của Lục vân Tiên được khẳng định rõ ràng qua hành động đánh cướp cứu Kiều Nguyệt Nga.
    • Thân bài:
    Khác với những tác giả khác, nhân vật ở đây thường đặt trong mối quan hệ xã hội gây cấn, tình huống xung đột dữ dội của đời sống. Sau đó, bằng hành động, cử chỉ, lời nói của mình, nhân vật tự bộc lộ tính cách. Thêm vào đó, những lời lẽ nhận xét, ca ngợi hay phê phán của tác giả đã làm cho nhân vật trở nên ống động, để lại ấn tượng khó quên trong lòng người đọc. Có thể nhận rõ bút pháp ấy của Nguyễn Đình Chiểu qua cách xây dựng hình ảnh hai nhân vật qua đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga.
    Lục Vân Tiên là một truyện thơ Nôm, lại thêm tính chất tự truyện rất sâu sắc. Bởi thế, khi miêu tả nhân vật, tác giả ít chú ý đến việc khắc họa chân dung và cũng ít miêu tả nội tâm nhân vật. Như Lục Vân Tiên trong tác phẩm chỉ được gới thiệu là “con hiền”, “tuổi vừa đôi tám”. Tài năng thì “văn đã khởi phụng đằng giao. Võ thêm ba lược sáu theo ai bì”.
    Lục Vân Tiên vốn là một chàng trai trẻ tuổi, lòng đầy khát vọng và phơi phới niềm tin tưởng. Sau một thời gian miệt mài học tập, chàng từ biệt thầy, rời núi trở về nhà thăm viếng cha mẹ để lên kinh ứng thí, thực hiện khát vọng công danh của người làm trai. Lòng chàng trai hăm hở trên con đường tìm kiếm công danh với một quyết tâm lớn: “Danh tôi đặng rạng, tiếng thầy bay xa”.
    Mục đích công danh của Lục Vân Tiên không chỉ là để xứng mặt anh tài mà còn đem sức giúp đời, giúp nước. Và trên bước đường trở về, chí khí ấy lập tức được thử thách. Trước mắt chàng, một vụ hỗn độn với những con người đầy sợ hãi đang nháo nhác tìm đường lẩn trốn. Hỏi ra mới biết, phía trước kia có một bọn cướp hung tợn đang ức hiếp, cướp bóc dân lành. Nghe chuyện, Vân Tiên liền bừng bừng nổi giận:

    “Tôi xin ra sức anh hào
    Cứu người cho khỏi lao đao buổi này”.

    Lời nói khảng khái, thể hiện nghĩa khí của người anh hùng: thấy chuyện bất bình ra tay tương trợ. Đó không phải là dũng khí nhất thời của kẻ nông nổi mà là khí chất của người anh hùng quả cảm đích thực. Vân Tiên tu luyện võ nghệ đã nhiều năm, tài nghệ hơn người nào sợ chi bọn cướp dẫu chúng có đông người và hung tợn.
    Nói là làm. Dù không vũ khí trong tay, chàng: “bẻ cây làm gậy nhằm làng xông vô”, uy dũng phi thường, thanh thế lừng lẫy: “Người đều sợ nó có tài khôn dương”. Đây là lần đầu tiên, Lục Vân Tiên thực thi đạo lí. Chàng đại diện cho chính nghĩa, lẽ phải ở đời mà ra tay hành động.
    Xuát phát từ tư tưởng này, chàng tuyên bố lập trường của mình và kêu gọi bọn cướp dừng ay, hói lỗi:

    “Kêu rằng bớ đảng hung đồ.
    Chớ quen làm thói hồ đồ hại dân.

    Đó là phẩm chất của người anh hùng chính trực, hành động có mục đích, có chính nghĩa đứng với đạo lí. Lời của chàng khẳng định hành động của bọn cướp là phi nghĩa, trái với luân lí ở đời, đồng thời khẳng định lập trường chính nghĩa cho hành động ra tay cứu người của mình. Đó vừa là lời kêu gọi đầu hàng vừa cảnh tỉnh bọn cướp hạ giáo quy hàng để khỏi thiệt thân. Đó cũng là cách ứng xử của người anh hùng xưa nay luôn hành động vì nghĩa, có lập trường, có chính nghĩa, đại diện cho công lí, sự công bình ở đời.
    Trước lời cảnh tỉnh của Lục vân Tiên, bọn cướp vẫn không những không thay đổi ý định mà còn buông lời thách thức, đe dọa. Lấy đông hiếp yếu, khinh thường Vân Tiên đơn độc, yêu thế nên lập tức truyền quyên bốn phía phủ vây bịt bùng. Không một chút do dự, Vân Tiên “tả đột hữu xông” vô cùng dũng mãnh. Như Nguyễn Đình Chiểu nhận xét: “Khác nào triệu Tử phá vòng Đương Dang” năm nào.
    Mặc dù tác giả miêu tả đơn sơ nhưng ta có thể hình dung đó là một trận chiến vô cùng ác liệt. Vân Tiên một mình tung phá giữa vòng vây của mấy mươi tên cướp không thể nào nhanh chóng hạ gục được chúng. Cách rút gọn của Nguyễn Đình Chiểu lại đưa ta đến một viễn cảnh khác: thoáng một cái, Lục Vân Tiên đã khiến cho: “Lâu la bốn phía vỡ tan. Đều quăng gươm giáo tìm làng chạy ngay”. Không những thế, tướng cướp Phong Lai, một kẻ giang hồ sừng sỏ, lợi hại vô cùng mà cũng: “Bị Tiên một gậy thác rày thân vong”.
    Cái hay của tác giả khi lược bỏ tiểu tiết để khẳng định một điều vốn ở Lục Vân Tiên. Đó là tài năng võ nghệ đạt đến mức phi thường. Chỉ một vài đường thế là chàng có thể phá tan quân cướp, khiến chúng thất trận trong gang tất. Điều này, trong nhan gian hiếm người là được.
    Nguyễn Đình Chiểu đã không hề ngợi ca quá mức nhân vật Lục Vân Tiên. Ông cũng không hề tô đậm nhân vật một cách chủ quan, khiên cưỡng và đơn điệu. Bằng lối miêu tả ngắn gọn, sự tường thuật khách quan, trung thực trong một cấu trúc hợp lí, tác giả để người đọc tự nhận ra các giá trị ở nhân vật. Đó là một thủ thuật xây dựng nhân vật hết sức sắc xảo ở Nguyễn Đình Chiểu mà ít ai phát hiện được ra. Bởi thế mà, nhân vật lục Vân Tiên tự nhiên đi vào lòng người mà không gặp bất cứ một trở ngại nào. Chàng là đại diện sinh động, chân thực và gần gũi phẩm chất và khát vọng của người dân bình thường trong một thời đại đầy biến cố.
    Bên cạnh đó, Lục Vân Tiên còn thể hiện phẩm chất cao quý của một người quân tử liêm khiết, chính trực qua cuộc trò chuyện giữa chàng và hai cô gái chàng vừa cứu giúp. Người chàng vừa ra tay cứu nguy đó chính là Kiều Nguyệt Nga, con của vị quan phủ. Nguyệt Nga là người con gái đức hạnh và kiều diễm vô cùng. Cảm phục ân đức của lục Vân Tiên, nàng ngỏ lời đền ơn nghĩa ấy.
    Trước mong muốn đền đáp công ơn và xin được diện kiến của Kiều Nguyệt Nga, Vân Tiên đã căn ngăn:

    “Khoan khoan ngồi đó chớ ra.
    Nàng là phận gái, ta là phận trai”.

    Cái khoan khoan của Lục Vân Tiên khiến cho ta thêm yêu, thêm quý. Có lẽ chàng lúng túng khi lần đầu tiên giáp mặt một cô gái. Ẩn sau thái độ đường hoàng kia là một lí tưởng lớn lao, một phẩm chát cao đẹp. Trước một nhan sắc mấy ai không động lòng. Lục Vân Tiên dẫu đã tiếp thụ được đạo học nhưng trước hết chàng là một người trai với trái tim đầy rung động. Và để chống lại những cảm xúc ấy, chàng lấy cái lễ nghi ra làm nguyên tắc chống đỡ.
    Cái khoan khoan ấy cũng thể hiện sựu tôn trọng Nguyệt Nga và sự tuân phục nghiêm ngặt lễ giáo truyền thống: “Nam nữ thụ thụ bất thân”. Cách ứng xử vừa khoan lượng vừa đúng với đạo đức người quân tử. Ở sự miêu tả này, Nguyễn Đình Chiểu tỏ ra vững vàng hơn cả.
    Đến hành động Lục vân Tiên khướt từ sự trả ơn của Kiều Nguyệt Nga lại làm cho ta càng thêm cảm phục. Với vị thế con gái của đại quan, Kiều Nguyệt Nga có đầy đủ cơ sở để trả ơn hậu hĩnh công cứu nguy của Lục Vân Tiên. Sự trả ơn ấy có thể giúp gia đình chàng khấm khá lên nhiều lần. Sự trả ơn ấy cũng hoàn toàn phù hợp với đạo nghĩa, không có gì là sai trái. Thế nhưng, Lục Vân Tiên đã khảng khái khướt từ:
    “Làm ơn há để trong người trả ơn”
    Cái đức của người quân tử là trọng nghĩa khinh tài, không vì cao sang quyền quý mà nhận lấy sự đền trả vật chất, bán rẻ danh dự. Cái nguyên lí của người anh hùng dưới trời đất đó là: “Kiến nghĩa bất vi vô dũng giả. Lâm nguy bất cứu mạc anh hùng”. Ở Lục Vân tiên hội tụ cả hai thiên đức ấy thì làm sao chàng có thể nghe theo lời mời của Kiều Nguyệt nga cho được. Từ chối mọi thứ, kể cả chiếc trâm cài mà Kiều Nguyệt Nga mong muốn gửi tặng để ghi nhớ. Vân Tiên hiểu ẩn ý ở trong nó, thế nên, chàng chỉ muốn họa cùng nàng một bài thơ rồi thanh thản bước đi, không hề vương vấn gì.
    Thế mới thấy. Lục Vân Tiên chính là con người của nhân dân, mang phẩm chất và hành động của nhân dân. Dù không được tác giả lí tưởng hóa cao độ, nhưng Lục Vân Tiên cũng vương lên tầm vĩ đại. Chàng chính là đại diện cho ước vọng công bình ở trên đời này.
    • Kết bài:
    Qua đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyện Nga, nhân vật Lục Vân Tiên hiện lên với lí tưởng cao cả, phẩm chất tốt đẹp, xứng đáng là hình mẫu của người làm trai trong xã hội phong kiến. Lấy cuộc đời làm điểm tựa, lấy việc nhân nghĩa làm mục tiêu hành động, nhân vật Lục Vân Tiên sáng rự như ánh sao trên bầu trời đen tối của thế kỉ 19. Nói như cos thủ tướng Phạm Văn Đồng: “Phải hiểu đúng Lục Vân Tiên thì mới thấy hết giá trị của bản trường ca này. Đúng, đây là một bản trường ca ca ngợi chính nghĩa, những đạo đức đáng quý trọng ở đời, ca ngợi những người trung nghĩa!”