Phân tích vẻ đẹp nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ Nhàn

  1. Tác giả: LTTK CTV01
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Phân tích vẻ đẹp nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ Nhàn


    08.jpg

    Bài làm:

    • Mở bài:
    Nguyễn Bỉnh Khiêm để lại hơn 700 bài thơ chữ Hán và chữ Nôm. Các bài thơ được tập hợp trong Bạch vân am thi tập và 170 bài thơ chữ Nôm trong Bạch vân quốc ngữ thi. Thơ ông mang đậm chất triết lí giáo huấn, ngợi ca chí của kẻ sĩ, thú thanh nhàn, đồng thời phê phán thói đời đen bạc trong xã hội. Bài thơ Nhàn là một trong những tác phẩm tiêu biểu cho lối sống nhà của Nguyễn Bỉnh Khiêm ngay trong thời đại có nhiều biến động dữ dội nhất của lịch sử.

    Một mai, một cuốc, một cần câu,
    Thơ thẩn dầu ai vui thú nào.
    Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ,
    Người khôn, người đến chốn lao xao.
    Thu ăn măng trúc, đông ăn giá,
    Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.
    Rượu, đến cội cây, ta sẽ uống,
    Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.
    • Thân bài:
    Nhan đề của bài thơ Nhàn do người đời sau đặt cũng là một sự tri ân với tác giả. Chữ Nhàn trong bài nhằm chỉ một quan niệm, một cách xử thế.

    1. Vẻ đẹp nhân cách của nhà thơ
    “Nơi vắng vẻ” là nơi tĩnh tại của thiên nhiên và nơi thảnh thơi của tâm hồn. Đó cũng là nơi không người cầu cạnh ta và ta cũng không cầu cạnh người.
    “Chốn lao xao” là chốn cửa quyền, sang trọng, ngựa xe tấp nập, kẻ hầu người hạ, bon chen, sát phạt
    Người “dại” thường tìm nơi vẳng vẻ. Người “khôn” thích đến chốn lao xao. Đây là cách nói ngược vô cùng hóm hỉnh nhưng sâu cay. Người “dại” thực chất là người “khôn”. Người dại biết quay lưng lại với danh lợi, tìm sự thư thái cho tâm hồn, sống ung dung hoà nhập với thiên nhiên. Đó là vẻ đẹp của trí tuệ phi thường, vượt lên trên mọi cám dỗ và ràng buộc.
    Có rượu tìm đến cội cây, nơi quang đãng, vắng lặng đẻ uống, để say thỏa thích, mặc sự đời trôi chảy, nhìn mọi người tranh đoạt phú quý mà cười khinh miệt. Nguyễn bỉnh Khiêm nhìn cuộc đời như là một giấc mộng. Ông xem phú quý tựa chiêm bao để nhận ra lẽ sống.
    Cái say và giấc chiêm bao của tác giả thể hiện quan niệm sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Công danh, phú quý, cái mà mọi người đang tranh giành nhau, đối với ông chỉ như một giấc mơ chẳng có ý nghĩa gì. Cái tồn tại mãi mãi vĩnh viễn là thiên nhiên và nhân cách con người
    Câu thơ thể hiện quan điểm sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Sống nhàn là sống hoà hợp với tự nhiên, sống đạm bạc, nhàn tản, vui với thú điền viên thôn dã, xa lánh quyền quý, danh lợi để giữ cốt cách thanh cao.Điều này cho thấy ông là một người có trí tuệ uyên thâm.
    • Kết bài:
    Vật chất làm nên giá trị sống nhưng không thể quyết định giá trị của con người. Chiến thắng sức cám dỗ của giàu sang, phú quý là chiến thắng hiển hách của các bạc hiền nhân. nguyễn bỉnh Khiêm đã chọn một lối sống thanh cao, thoát tục, khoog để vật chất làm cho vấy bẩn tâm hồn. Thế nhưng, thái độ nhàn của Nguyễn bỉnh Khiêm không phải là cái nhàn yếm thế. Ông vẫn ở trong cuộc đời, không xa rời trách nhiệm của người làm trai đối với đất nước.