Phân tích ý nghĩa của tấm ảnh được chọn trong bộ lịch năm ấy trong “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu

  1. Tác giả: LTTK CTV01
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    • Mở bài:
    Rời vùng biển với khá nhiều ảnh, người nghệ sĩ đã có một tấm được chọn vào bộ lịch “tĩnh vật hoàn toàn” về cuộc sống chân thật năm ấy. Tuy nhiên, mỗi lần đứng trước tấm ảnh, người nghệ sĩ đều thấy hiện lên cái màu hồng hồng của ánh sương mai và nếu nhìn lâu hơn, bao giờ anh cũng thấy hình ảnh người đàn bà nghèo khổ, lam lũ ấy bước ra từ bức tranh.
    • Thân bài:
    Không những trong bộ lịch năm ấy mà mãi mãi về sau, tấm ảnh chụp của tôi vẫn còn được treo ở nhiều nơi, nhất là trong các gia đình sành nghệ thuật. Quái lạ, tuy là ảnh đen trắng nhưng mỗi lần ngắm kĩ, tôi vẫn thấy hiện lên cái màu hồng hồng của ánh sương mai lúc bấy giờ tôi nhìn thấy từ bãi xe tăng hỏng, và nếu nhìn lâu hơn, bao giờ cũng thấy người đàn bà ấy đang bước ra khỏi tấm ảnh. Đó là một người đàn bà vùng biển cao lớn với những đường nét thô kệch, tấm lưng áo bạc phếch có miếng vá, nửa thân dưới ướt sũng, khuôn mặt rỗ đã nhợt trắng vì kéo lưới suốt đêm. Mụ bước những bước chậm rãi, bàn chân giậm trên mặt đất chắc chắn, hoà lẫn trong đám đông…

    Chất thơ, vẽ đẹp lãng mạn của cuộc đời, cũng là biểu tượng của nghệ thuật hiện hình trên nền giấy lung linh ánh sáng. Nếu nhìn lâu hơn, bao giờ anh cũng thấy “người đàn bà với dáng vẽ thô kệch xấu xí, gương mặt tái nhợt và mệt mỏi dường như buồn ngủ- đang bước ra khỏi tấm ảnh”… rồi hòa vào dòng người. Hình ảnh ấy là hiện thân của những lam lũ, khốn khó, là sự thật cuộc đời.
    • Kết bài:
    Tấm ảnh là biểu tượng của nghệ thuật chân chính. Nghệ thuật chân chính không thể tách rời cuộc sống. Nghệ thuật chính là cuộc đời và phải vì cuộc đời. Như nhà văn Vũ trọng phụng đã từng phát biểu khi đáp lại quan điểm của nhóm lãng mạn: nghệ thuật phải là sự thật ở đời.