Phân tích ý nghĩa và giá trị bài thơ Đồng chí của Chính Hữu

  1. Tác giả: LTTK CTV01
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Phân tích ý nghĩa và giá trị bài thơ Đồng chí của Chính Hữu
    • Mở bài:
    Chính Hữu tên thật là Trần Đình Đắc, sinh năm 1926, quê ở huyện Can Lộc, tỉnh Nghệ Tĩnh. Năm 1946 ông gia nhập trung đoàn thủ đô và hoạt động trong quân đội suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và cống Mỹ. Thơ ông chỉ viết về chiến tranh và người lính. Ông viết không nhiều nhưng cảm xúc dồn nén, ngôn ngữ hình ảnh chọn lọc và cảm xúc. Bài thơ Đồng chí là tác phẩm nổi bậc của Chính Hữu và của nền thơ Việt Nam giai đoạn đầu kháng chiến chống pháp.
    • Thân bài:
    Bài thơ sáng tác năm 1948, sau khi tác giả cùng đồng đội tham gia chiến đấu trong chiến dịch Việt Bắc – Thu Đông 1947. Tác phẩm được in trong tập “Đầu súng trăng treo” (1966).
    Bài thơ xuất phát từ tình cảm chân thật của tác giả đối với đồng đội. Khi tham gia chiến dịch, Chính Hữu bị sốt nặng, phải ở lại doanh trại. ĐƠn vị đã cử một đồng chí ở lại chăm sóc ông. Nhờ người đồng đội đã tận tình giúp đỡ, Chính Hữu đã vượt qua cơn sốt rét quái ác, tiếp tục chiến đấu cứu nước.
    Mở đầu bài thơ, Chính Hữu chỉ ra những cơ sở hình thành tình đồng chí:

    Quê hương anh nước mặn đồng chua
    Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá

    Mượn thành ngữ “nước mặn đồng chua”“đất cày lên sỏi đá” gợi tả cái nghèo của hai miền quê khác nhau. Đồng đội là những người cùng chung cảnh ngộ, xuất thân từ giai cấp nông dân. Họ rời bỏ những gì gần gũi thân thương của làng quê hiền hoà ra đi vì nghĩa lớn. Giọng thơ tâm linh thủ thỉ, lời thơ là lời kể chân thành của hai người lính về haonf cảnh xuất thân từ những quê hương, vùng đất khác nhau.
    Đồng chí là những con người cùng chung lời hẹn thề với tổ quốc thiên liêng:

    Anh với tôi đôi người xa lạ
    Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau

    Sự gắn kết là một trình thương mến từ “đôi người xa lạ” thành thân thiết đến khi họ ra đi khi tổ quốc gọi tên mình. Họ chẳng hẹn gặp nhau mà lại có mặt nơi chiến tuyến. Bởi họ là những người cùng chung lý tưởng, ching mục đích chiến đấu, sát cánh bên nhau trong một chiến hào: Súng bên súng đầu sát bên đầu
    “Súng bên súng đầu sát bên đầu”
    là cách nói hàm xúc, hình tượng về sự hoà hợp gắn bó giữa nhiệm vụ và lý tưởng, giữa tình cảm và lý trí. Họ cùng chia sẽ gian khổ, thiếu thốn để tình cảm càng trở nên bền chặc. Hoàn cảnh khó khăn, thiếu khiến cho họ cảm thông, chia sẻ và xích lại gần nhau hơn:
    Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ
    Những chi tiết hiện thực của chiến trường “đêm rét chung chăn” khiến cho tình đồng đội nảy nở và thân thiết từ “đôi người xa lạ” thành “đôi tri kỉ”. Họ hiểu và yêu mến đồng đội như hiểu và yêu mến chính bản thân mình. và như thế, họ gọi nhau là: “Đồng chí!”
    Câu thơ thứ 7 chỉ có 2 từ đứng độc lập tạo thành câu đặc biệt “Đồng chí”. Đây là danh từ riêng, đồng thời là tiếng gọi thiêng liêng của những người cùng ching chí hướng. Câu thơ khẳng định quá trình hình thành và phát triển một tình cảm Cách mạng cao đẹp. Đồng thời mở ra bao biểu hiện của tình đồng đội sâu sắc khi họ gắn bó bên nhau.
    Tiếp đến, tác giả chỉ rõ những biểu hiện và sức mạnh của tình đồng chí. Đồng đội là những người cùng chia sẻ với nhau những tâm sự, thấu hiểu và những nổi nhớ niềm thương trong nhau.:

    Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
    Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
    Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.

    “Ruộng nương”
    hay “gian nhà không” là những hình ảnh gợi cảm. Hình ảnh gửi bạn” thể hiện sự dứt khoát, quyết liệt vì nghĩa lớn. “Mặc kệ” là tình thái từ thể hiện thái độ cương quyết của những con người khi ý thức được một tình yêu lớn lao, trách trách nhiệm cao cả với quê hương, tổ quốc.
    Hình ảnh “Giếng nước gốc đa” được nhân hoá biết nhơ thương người ra lính. Giếng nước gốc đa còn là hình ảnh ẩn dụ cho những người thân yêu ở lại hậu phương đợi chờ. Dường như chia sẻ nỗi nhớ, niềm tin ở hậu phương là tiếp thêm sức mạnh tinh thần cho các anh vững lòng chiến đấu nơi biên giới xa.
    Đồng đội là người bạn chiến đấu chia sẻ với nhau bao khó khăn gian khổ thiếu thốn:

    Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
    Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi

    Đại từ “anh – tôi” sóng đôi chỉ sự gắn kết không rời nhau trong khó khăn hoạn nạn:

    Áo anh rách vai
    Quần tôi có vài mảnh vá
    Chân không giày…

    Những câu thơ tiếp theo có nhịp thơ ngắn. Mỗi câu thơ là một lời kể, lời tả nhưng không hề tha thở. Kể về cái khổ cho thấy được thương nhau từ trong cái khổ. Cách kể chỉ để tô đậm thêm sự gắn bó của các anh. Tình đồng đội đã mang đến cho người lính sức mạnh của niềm lạc quan, sự đoàn kết động viên nhau vượt qua gian khổ:

    Miệng cười buốt giá
    Thương nhau tay nắm lấy bàn tay

    Đối lập với “áo rách, quần vá, chân không giày”“nụ cười buốt giá”. Đối lập với cái khó khăn là ý thức vượt qua khó khăn. Tuy chẳng phải là nụ cười tươi tắn nhưng vẫn là nụ cười lạc quan, coi thường gian khổ. Cách thổ lộ tình cảm của họ là rất lặng thầm mà sau thấm thía kho bàn tay nắm lấy bàn tay. Ngôn ngữ không lời mà sau xúc động thấm thía. Nó là sự cảm thông, đoàn kết, động viên nhau và sự hứa hẹn lập những chiến công. Vẻ đẹp của người lính còn toát lên trong phẩm chất, tâm hồn:

    Đêm nay rừng hoang sương muối
    Đứng cạnh bên nhau nhớ giặc tới
    Đầu súng trăng treo.

    Câu thơ tái hiện không gian, thời gian đêm phục kích chờ giặc tới. Đối lập với hoàn cảnh là tư thế chủ động ung dung: “Đứng cạnh nhau chờ giặc tới”. Câu thơ đặc biệt, không có chủ ngữ, chỉ có hành động “đứng” đặt ở đàu câu nhằm tô đậm, khắc sâu tư thế chủ động, tinh thần dũng cảm, phẩm chất kiên cường như “thép đã tôi” của người lính.
    Hình ảnh thơ “Đầu súng trăng treo” là một hình ảnh đẹp, gây bất ngờ và đầy thú vị, mang đậm tính lãng mạng, bay bổng. Bức tranh sinh động bởi những đường nét vừa cứng cỏi vừa dịu dàng. Vầng trăng, khẩu súng và người lính. Ba nhân vật hoà vào nhau làm một. Trăng gợi bao nhiêu niềm suy tưởng về hiện thực kháng chiến và biểu hiện hoà bình. “Khẩu súng – Vầng trăng” là hình ảnh ẩn dụ cho tâm hồn thi sĩ hoà quyện trong phẩm chất kiêng cường của người chiến sĩ. Ánh trăng xuất hiện cuối bài thơ trở thành “nhãn tự” làm bừng sáng niềm lạc quan trong bài thơ.
    • Kết bài:
    Với hình ảnh chân thực mà gợi tả, ngôn ngữ cô động mà giàu chất khái quát cao, bài thơ Đồng chí như một khúc ca ca ngợi tình đồng chí keo sơn gắn bó của anh bộ đội Cụ Hồ trong kháng chiến chống Pháp.