Mở bài: Hô-me-rơ là nhà thơ mù, được coi là tác giả của I-li-át và Ô-đi-xê. Ông là con một gia đình nghèo, được sinh ra bên dòng sông Mê-lét vào khoảng thế kỉ IX – VIII trước công nguyên. Tên của ông là Mê-lê-xi-gien. Sử thi Ô-đi-xê là một trong hai bộ sử thi nổi tiếng đất nước Hy Lạp. Tác phẩm kể lại hành trình trở về quê hương của Uy-lít-xơ sau khi hạ thành Tơ-roa. Thân bài: Ô-đi-xê gồm 12 110 câu thơ, chia thành 24 khúc ca. Chủ đề chính của Ô-đi-xê là chinh phục thiên nhiên để khai sáng, mở rộng giao lưu; tái hiện xung đột giữa các nền văn minh, các trình độ văn hóa, là cuộc đấu tranh để bảo vệ hạnh phúc gia đình. Đoạn trích Uy-lít-xơ trở về là khúc ca thứ XXIII của sử thi Ô-đi-xê. Văn bản thuật lại chuyện sau hai mươi năm đánh thắng thành Tơ-roa và lênh đênh phiêu bạt, Uy-lít-xơ trở về quê hương, chiến thắng bọn cầu hôn Pê-nê-lốp, đoàn tụ gia đình. Nhân vật Pê-nê-lốp: Khi nhũ mẫu Ơ-cri-lê báo tin, thề thốt, đua ra chứng cứ Uy-lít-xơ đã trở về. Đó là cái sẹo do rang nanh trắng của một con lợn lồi húc người ngày xưa. Pê-nê-lốp vui mừng nhưng không tin, trong lòng rất đỗi phân vân. Pê-nê-lốp xuống nhà để “xem xác chết của bọn cầu hôn và người giết chúng” Khi gặp Uy-lít-xơ: Rất đỗi sững sốt, dáng điệu cử chỉ lúng túng, tìm cách ứng xử. Trước lời trách của Tê-lê-mác, Pê-nê-lốp “thận trọng” trả lời và cho biết sẽ nhận ngươi đó là chồng nếu ông trả lời được bí mật về “những dấu hiệu riêng chỉ hai người biết với nhau”. Đó là nàng ngầm nói về bí mật chiếc giường, khôn khéo thông minh xác minh sự thật. Thử thách Uy-lít-xơ bằng “bí mật chiếc giường” thông qua đối thoại với nhũ mẫu Ơ-Cri-lê “Già hãy khiêng chiếc giường chắc chắn ra khỏi gian phòng vách tường kiên cố do chính tay Uy-lít-xơ xây nên, rồi lấy da cừu, chăn và vải đẹp trải lên giường”. Pê-nê-lốp hạnh phúc, mừng vui tột cùng khi nhận ra Uy-lít-xơ “nước mắt chan hòa, ôm lấy cổ chồng, hôn lên trán chồng” Tác giả luôn dùng từ “thận trọng” đi kèm sau tên nhân vật Pê-nê-lốp. Pê-nê-lốp: là người vợ thủy chung, kiên định, biết yêu tha thiết nhưng cũng rất kiên cường trong việc bảo vệ phẩm giá và hạnh phúc gia đình; là người phụ nữ thông minh, bình tĩnh, thận trọng, khôn khéo, tế nhị. Nhân vật Uy-lít-xơ: Để có mặt trong nhà của Pê-nê-lốp: Phải chiến đấu dũng cảm với bọn cầu hôn. Khi gặp Pê-nê-lốp thấy sự xa cách của vợ: Nhẫn nại, chấp nhận chờ đợi mọi sự thử thách. “Còn Uy-lít-xơ thì ngồi tựa vào một cái cột cao, mắt nhìn xuống đất, đợi xem bây giờ trông thấy mình rồi, người vợ cao quý của mình sẽ nói gì với mình” Trước tác động của con trai: Nhẫn nại và mỉm cười. Uy-lít-xơ cho rằng Pê-nê-lốp chưa chịu nhận mình là chồng vì anh ta còn mang dáng vẻ của một người hành khất rách rưới, bẩn thỉu. Nhận ra thử thách của Pê-nê-lốp và bình tĩnh, thông minh, giải đáp được thử thách (giải đáp “bí mật của chiếc giường”) Tác giả luôn dung cụm từ “cao quý và nhẫn nại” đi kèm sau tên nhân vật Uy-lít-xơ. Uy-lít-xơ: là người dũng cảm, bình tĩnh, tự tin, thông minh, mưu trí, chung thủy, hiểu sâu sắc về vợ mình. Qua cảnh vợ chồng đoàn tụ sau hai mươi năm xa cách, văn bản đã khắc họa vẻ đẹp tâm hồn và trí tuệ của Uy-lít-xơ và Pê-nê-lốp. Đó cũng chính là vẻ đẹp tâm hồn và trí tuệ của người Hi lạp cổ đại. Văn bản đã rất thành công với lối so sánh mở rộng (so sánh có đuôi dài). Cách miêu rả cụ thể, chi tiết, tỉ mỉ là đặc trưng của sử thi Hy Lạp. Tâm trạng nhân vật được thể hiện qua dáng điệu, cử chỉ, cách ứng xử, thái độ… Hình ảnh chọn lọc, ngôn ngữ trang trọng, tao nhã. Kết bài: Đoạn trích Uy-lít-xơ trở về là bài ca ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn, tình yêu xứ sở, tình cảm vợ chồng, tình cha con, chủ-khách, chủ – tớ; đề cao vẻ đẹp trí tuệ, sự khôn ngoan, mưu trí, dũng cảm, tỉnh táo, sáng suốt của nhân vật lý tưởng và khát vọng bảo vệ hạnh phúc gia đình. Đó cũng là khúc ca ca ngợi sức mạnh kì diệu của trí tuệ Hi Lạp cổ đại trong tiến trình chinh phục thiên nhiên để khai sáng, mở rộng giao lưu; tái hiện những xung đột giữa các nền văn minh, các trình độ văn hóa; cuộc đấu tranh bảo vệ hạnh phúc gia đình.