Pháp Luật Đại Cương - Chương 10 - Bài 1: Đào tạo luật và nghề luật ở Việt Nam

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Tóm tắt lý thuyết

    1. Đào tạo Luật


    Từ năm 1986, khi công cuộc đổi mới ở Việt Nam được đề xướng và phát triển, thì nhu cầu đòi hỏi phải có các quy định của pháp luật đicu chỉnh các hoạt động của xã hội, nhất là trong lĩnh vực kinh tế ngày càng bức thiết hơn. Khi các nhà đẩu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam ngày càng nhiều thì sự đòi hỏi các quy định của pháp luật phải đầy đủ hơn, rõ ràng hơn, chính xác hơn và minh bạch hơn... Vì vậy, việc đào tạo những con người nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội vế luật pháp mang tính tất yếu khách quan, nhằm phục vụ cho quá trình phát triển của quốc gia.

    1.1 Về cấp độ đào tạo


    Ở Việt Nam, các cơ sở đào tạo đang tiến hành đào tạo khoa học Luật ở tất cả các cấp độ từ cử nhân luật, thạc sĩ luật đến tiến sĩ luật. Việc đào tạo hướng đến những mục tiêu chung là:
    • Đào tạo trình độ đại học giúp sinh viên nắm vững kiến thức chuyên môn và có kĩ năng thực hành thành thạo, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và giải quyết những vấn đề thuộc chuyên ngành được đào tạo.
    • Đào tạo trình độ thạc sĩ giúp học viên nắm vững lí thuyết, có trình độ cao về thực hành, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và có năng lực phát hiện, giải quyết những vấn đề thuộc chuyên ngành được đào tạo.
    • Đào tạo trình độ tiến sĩ giúp nghiên cứu sinh có trình độ cao về lí thuyết và thực hành, có năng lực nghiên cứu độc lập, sáng tạo, phát hiện và giải quyết những vấn đề mới về khoa học, công nghệ, hướng dẫn nghiên cứu khoa học và hoạt động chuyên môn.
    Đối với từng môn học cụ thể, mục tiêu đào tạo phải đáp ứng đầy đủ các kĩ nàng về kiến thức, kĩ năng nghề nghiệp và những kĩ năng cơ bản khác.
    Về kiến thức
    • Người học phải nhận thức được các hiện tượng pháp lí cơ bản, nắm được những nội dung chính yếu của lĩnh vực pháp luật, không chỉ luật hình thức mà còn bao gồm cả luật nội dung.
    • Nhận thức được mối quan hệ giữa các lĩnh vực khoa học xã hội như giữa khoa học pháp lí với các khoa học xã hội khác như: Triết học, Chính trị học, Kinh tế chính trị học... Bên cạnh đó, người học cũng phần biệt được sự khác nhau giữa các nhóm khoa học pháp lí cơ bản như: khoa học lí luận và lịch sử, khoa học pháp lí chuyên ngành, khoa học pháp lí ứng dụng.
    Về kĩ năng nghề nghiệp
    • Nâng cao khả năng tư duy các vẫn để pháp lí một cách khoa học và khách quan.
    • Sử dụng đúng những khái niệm, thuật ngữ phản ánh các hiện tượng pháp lí.
    • Nâng cao kĩ năng thuyết trình, viết và kĩ năng phân tích, đánh giá các hiện tượng pháp lí.
    • Nâng cao khả năng tranh luận, phản biện các vấn đề pháp lí.
    Thái độ
    • Chủ động trang bị những kiến thức lí luận và thực tiễn pháp lí.
    • Tích cực nâng cao trình độ nhận thức về các vấn đề và lĩnh vực pháp luật.
    • Có thái độ khách quan và khoa học trong nghiên cứu và trao đổi những vấn để pháp lí và chính trị.
    Các mục tiêu khác
    • Góp phần hoàn thiện kĩ năng thu thập và xử lí thông tin.
    • Góp phần hoàn thiện kĩ năng thuyết trình.
    • Góp phần phát triển kĩ năng cộng tác, làm việc nhóm.
    • Góp phần phát triển kĩ năng tư duy sáng tạo, hình thành phương pháp nghiên cứu khoa học.
    • Góp phần trau dồi, phát triển kĩ năng phàn tích, tổng hợp, đánh giá.
    • Góp phần ròn kĩ năng lập kế hoạch, tổ chức, quản lí, theo dõi kiểm tra việc thực hiện chương trình học tập.
    1.2 Các loại hình đào tạo

    Các hình thức đào tạo khá đa dạng, nhằm tạo những diều kiện thuận lợi cho mọi người đều có những cơ hội tiếp cận và lĩnh hội được các kiến thức pháp luật. Đào tạo bậc cử nhân gồm các hình thức sau:
    Đào tạo chính quy: là hình thức đào tạo tập trung dành cho đối tượng chủ yếu là học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông có nguyện vọng hành nghề luật sau này. Thời gian đào tạo thường là 04 năm.
    Đào tạo theo hình thức vừa làm vừa học (hệ tại chức cũ): là loại hình đào tạo dành cho những người đang làm việc ở mọi lĩnh vực, những người không có điều kiện để học hệ chính quy. Để được theo học loại hình này phải tốt nghiệp trung học phổ thông, và qua kì thi tuyển do các cơ sở đào tạo tự tổ chức. Thời gian khoá học từ 4,5 năm đến 05 năm.
    Đào tạo từ xa: là hình thức người học tự học có hướng dẫn của cơ sở đào tạo, dành cho tất cả mọi đối tượng đã tốt nghiệp trung học phổ thông. Loại hình này không thi tuyển mà xét tuyển. Thời gian khoá học từ 05 năm đến 06 năm.
    Văn bằng thứ hai: là hình thức đào tạo dành cho những người đã có một bằng đại học thuộc các ngành khác. Tổ chức thi tuyển hoặc xét tuyển tuỳ từng cơ sở đào tạo. Thời gian khoá học từ 2,5 năm đến 03 năm đối với hệ chính quy; 03 năm dến 3,5 năm với hệ vừa làm vừa học.

    2. Các nghề luật cơ bản ở Việt Nam


    2.1 Luật sư

    Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt, có bằng cử nhân luật, đã được đào tạo nghề luật sư, đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư, có sức khoẻ bảo đảm hành nghề luật sư thì có thể trở thành luật sư, nguyên tắc hành nghề luật sư là (i) Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; (ii) Tuân theo quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư;
    Độc lập, trung thực, tôn trọng sự thật khách quan; (iv) Sử dụng các biện pháp hợp pháp để bảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng; (v) Chịu trách nhiệm trước pháp luật VC hoạt động nghề nghiệp luật sư.
    Đặc điểm của nghề luật sư
    Nghề luật sư thể hiện rõ ba đặc điếm cơ bản đó là:
    Trợ giúp, Hướng dẫn và Phản biện. Việc trợ giúp, hướng dẫn hay phản biện đều tuân thủ theo đạo đức nghề luật, hướng đốn các nguyên tắc, chuẩn mực mang giá trị đạo đức chính đáng nhằm điều chỉnh hành vi nghề nghiệp, dề cao trách nhiệm khi hành nghề và hướng đến chân - thiện - mĩ của những người làm nghề luật.
    Trợ giúp: Nhấn mạnh về đối tượng trợ giúp, lí do trợ giúp và tính chát của sự trợ giúp. Đày không chỉ là trách nhiệm, bổn phận của luật sư mà còn thể hiện lòng nhân ái và đạo đức của con người.
    Hướng dẫn: Đây cũng chính là bản chất của người hành nghề luật, bởi lẽ họ được trang bị những nền tảng học thức và văn hoá mang tính pháp lí chuyên sâu. Hoạt động khoa học pháp lí và hoạt động bảo vệ công lí chính là việc sử dụng các kiến thức pháp lí mang tính tích cực, bảo vệ cái đúng và góp phần xây dựng công bằng xã hội.
    Phản biện: là việc dùng lí lẽ, bằng chứng... phản bác lại ý kiến, quan điểm của người khác mà mình cho rằng không phù hợp với pháp luật và đạo lí. Mục dích phản biện nhằm hướng đến cái đúng, cái chân lí đang hiện hữu. Theo Lời nói đầu của Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam (Ban hành kèm theo Quyết định số 68/QĐ-HĐLSTQ ngày 20/7/2011 của Hội đồng Luật sư toàn quốc), “Nghề luật sư ở Việt Nam là một nghề cao quý, bởi hoạt động nghề nghiệp của luật sư nhằm mục đích góp phẩn bảo vệ công lí, bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thể; góp phần phát triển kinh tế, vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”.
    Quyền và nghĩa vụ của luật sư
    Luật sư có các quyền:
    • Hành nghề luật sư, lựa chọn hình thức hành nghề luật sư và hình thức tổ chức hành nghề luật sư theo quy dinh của luật về luật sư.
    • Hành nghề luật sư trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
    • Hành nghề luật sư ở nước ngoài.
    • Các quyền khác theo quy định của luật về luật sư.
    Luật sư có các nghĩa vụ:
    • Tuân theo các nguyên tắc hành nghề luật sư.
    • Sử dụng các biện pháp hợp pháp để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng.
    • Tham gia tố tụng trong các vụ án do cơ quan THTT yêu cầu.
    • Thực hiện trợ giúp pháp lí miễn phí.
    • Các nghĩa vụ khác theo quy định của luật về luật sư.
    Phạm vi hành nghề luật sư
    Tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo hoặc là người bảo vệ quyền lợi của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự.
    Tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện hoặc là người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nguyền đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong các vụ án về tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính; việc về yêu cầu dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động và các vụ, việc khác theo quy định của pháp luật.
    Thực hiện tư vẫn pháp luật.
    Đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng để thực hiện các công việc có liên quan đến pháp luật.
    Thực hiện dịch vụ pháp lí khác theo quy định của luật về luật sư.
    Bên cạnh các quy định vê hành nghề luật sư, Điều 9, Luật Luật sư năm 2012 cũng dưa ra các hành vi mà luật sư bị nghiêm cấm, các hành vi đó bao gồm:
    • Cung cấp dịch vụ pháp lí cho khách hàng có quyền lợi đối lập nhau trong cùng vụ án hình sự, vụ án dân sự, vụ án hành chính, việc dân sự, các việc khác theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là vụ, việc);
    • Cố ý cung cấp tài liệu, vật chứng giả, sai sự thật; xúi giục người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, đương sự khai sai sự thật hoặc xúi giục khách hàng khiếu nại, tố cáo, khiếu kiện trái pháp luật;
    • Tiết lộ thông tin về vụ, việc, về khách hàng mà mình biết được trong khi hành nghề, trừ trường hợp được khách hàng đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác;
    • Sách nhiễu, lừa dối khách hàng;
    • Nhận, đòi hỏi bất kì một khoản tiền, lợi ích nào khác từ khách hàng ngoài khoản thù lao và chi phí đã thoả thuận với khách hàng trong hợp đồng dịch vụ pháp lí;
    • Móc nối, quan hệ với người THTT, người tham gia tố tụng, cán bộ, công chức khác để làm trái quy định của pháp luật trong việc giải quyết vụ, việc;
    • Lợi dụng việc hành nghề luật sư, danh nghĩa luật sư để gây ảnh hưởng xấu đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
    • Nhận, đòi hỏi bất kì một khoản tiền, lợi ích khác khi thực hiện trợ giúp pháp lí cho các khách hàng thuộc đối tượng được hưởng trợ giúp pháp lí theo quy định của pháp luật; từ chối vụ, việc đã đảm nhận theo yêu cầu của tổ chức trợ giúp pháp lí, của các cơ quan tiến hành tố tụng, trừ trường hợp bất khả kháng hoặc theo quy định của pháp luật;
    • Có lời lẽ, hành vi xúc phạm cá nhân, cơ quan, tổ chức trong quá trình tham gia tố tụng;
    • Tự mình hoặc giúp khách hàng thực hiện những hành vi trái pháp luật nhàm trì hoãn, kéo dài thời gian hoặc gây khó khăn, cản trở hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng và các cơ quan nhà nước khác".
    Hình thức hành nghề của luật sư
    Hành nghề trong tổ chức hành nghề luật SƯ: Hành nghề trong tổ chức hành nghề luật sư được thực hiện bằng việc thành lập hoặc tham gia thành lập tổ chức hành nghề luật sư; làm việc theo hợp đồng cho tổ chức hành nghề luật sư. Luật sư cũng có thể hành nghề với tư cách cá nhân. Luật sư được lựa chọn một trong hai hình thức hành nghề.

    2.2 Luật gia


    Luật gia là tên gọi của người khi đã tham gia làm hội viên Hội Luật gia. Luật gia không có chứng chỉ hành nghề, ngoài công việc chính tại các cơ quan, tổ chức, họ có thể tham gia hoạt động nghề nghiệp tại Trung tâm Trợ giúp pháp lí với vai trò cộng tác viên hoặc là tư vấn viên, cộng tác viên tại các Trung tâm Tư vấn pháp luật. Việc hoạt động nghể nghiệp này của Luật gia tuân theo pháp luật về trợ giúp pháp lí và pháp luật về hoạt động tư vấn pháp luật.
    Khác với luật sư, luật gia hoạt động theo sự phân công của Trung tâm Trợ giúp pháp lí hoặc Trung tâm Tư vấn pháp luật. Luật gia có thể tham gia tố tụng với tư cách là Bào chữa viên nhân dân, Trợ giúp viên pháp lí, cộng tác viên Trợ giúp pháp lí hoặc Tư vấn viên pháp luật.
    Điều kiện trở thành luật gia
    Công dân Việt Nam có phẩm chất đạo đức, đã hoặc đang làm công tác pháp luật trong các cơ quan Nhà nước, các đoàn thể nhân dân, các tổ chức kinh tế, xã hội, trong lực lượng vũ trang nhân dân, tán thành Điều lộ Hội, tự nguyện và tích cực tham gia hoạt động cho Hội đều có thể xin vào Hội Luật gia. Người muốn vào Hội phải làm đơn và được Chi hội Luật gia cơ sở đề nghị, Ban Thường vụ cấp tỉnh của Hội xét, quyết định. Đơn xin vào Hội đối với luật gia công tác trong các cơ quan nhà nước, các đoàn thể nhân dân trực thuộc trung ương và những tỉnh, thành phố chưa có tổ chức Hội Luật gia do Ban Thường vụ Trung ương Hội xét, quyết định. Hội viên được công nhận từ ngày kí quyết định kết nạp. Hội viên muốn ra Hội gửi đơn cho Chi hội nơi hội viên sinh hoạt, Chi hội xét và đề nghị kèm theo đơn gửi đến cấp Hội có thẩm quyền kết nạp hội viên xét, quyết định.
    Quyền hạn và nghĩa vụ của luật gia
    Luật gia có những quyền sau:
    • Ứng cử, đề cử, bầu cử vào các cơ quan lãnh đạo các cấp của Hội.
    • Thảo luận và biểu quyết các ván đề của Hội trong các hội nghị của Hội.
    • Tham gia các hoạt động của Hội.
    • Giám sát các hoạt động của Hội, đề xuất ý kiến về cải tiến, mở rộng hoạt động của Hội.
    • Được cung cấp những thông tin cần thiết.
    • Yêu cầu BCH các cấp Hội, dề nghị các cơ quan nhà nước bảo vệ lợi ích hợp pháp của tập thể, cá nhân hội viên bị xâm phạm.
    Luật gia có những nghĩa vụ sau:
    • Chấp hành pháp luật của Nhà nước, Điều lộ, nghị quyết, quyết định của Hội.
    • Tham gia phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật.
    • Thực hiện các công tác được Hội giao.
    • Tham gia sinh hoạt tại một Chi hội và đóng góp hội phí.
    • Giữ gìn uy tín của Hội, chỉ được lấy danh nghĩa hội viên và dùng thẻ hội viên khi hoạt động cho Hội.
    2.3 Thẩm phán

    Khái niệm và điều kiện trở thành Thẩm phán
    Khái niệm: Thẩm phán là người được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật để làm nhiệm vụ xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Toà án.
    Điều kiện trở thành Thẩm phán: Theo Luật Tổ chức Toà án nhân dân năm 2014, tiêu chuẩn của thẩm phán phải là công dân Việt Nam, trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần dũng cảm và kiên quyết bảo vộ công lí, liêm khiết và trung thực. Ngoài ra, để có thể trở thành thẩm phán thì người đó phải có trình độ cử nhân luật trở lên, đã được đào tạo nghiệp vụ xét xử, có thời gian làm công tác thực tiễn pháp luật và phải có sức khoẻ bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.
    Các ngạch thẩm phán
    Thẩm phán Toà án nhân dân gồm:
    • Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao.
    • Thẩm phán cao cấp.
    • Thẩm phán trung cấp.
    • Thẩm phán sơ cấp.
    Số lượng Thẩm phán cao cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán sơ cấp và tỉ lệ các ngạch Thẩm phán tại mỗi cấp Toà án do ƯBTV Quốc hội quyết định theo dề nghị của Chánh án Toà án nhân dân tối cao.
    Trách nhiệm của thẩm phán
    Theo quy định tại Điều 76 của Luật Tổ chức Toà án nhân dân năm 2014, trách nhiệm đầu tiên của thẩm pháp là trung thành với Tổ quốc, gương mẫu chấp hành Hiến pháp và pháp luật. Trong hoạt động nghề nghiệp của mình, thẩm phán phải tôn trọng nhân dân, tận tuy phục vụ nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghề ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân.
    Hoạt động của thẩm phán phải độc lập, vô tư, khách quan, bảo vệ công lí trong quá trình xét xử; chấp hành quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp Thẩm phán; giữ gìn uy tín của Toà án; giữ bí mật Nhà nước và bí mật công tác theo quy định của pháp luật.
    Thẩm phán phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và các quyết định của mình; nếu có hành vi vi phạm pháp luật thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lí kỉ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Thẩm phán trong khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình mà gây thiệt hại thì Toà án nơi Thẩm phán thực hiện nhiệm vụ xét xử có trách nhiệm bồi thường và Thẩm phán đã gây thiệt hại có trách nhiệm bổi hoàn cho Toà án theo quy định của pháp luật.
    Bên cạnh dó, thẩm phán cũng cần liên tục học tập, nghiên cứu đế nâng cao kiến thức, trình độ chính trị và chuyên môn nghiệp vụ Toà án.
    Pháp luật hiện hành cũng quy định rõ một số việc thẩm phán không được làm, bao gồm:
    • Những việc pháp luật quy định cán bộ, công chức không được làm.
    • Tư vấn cho bị can, bị cáo, đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác làm cho việc giải quyết vụ án hoặc những việc khác không đúng quy định của pháp luật.
    • Can thiệp trái pháp luật vào việc giải quyết vụ án hoặc lợi dụng ảnh hưởng của mình tác động đến người có trách nhiệm giải quyết vụ án.
    • Đem hổ sơ vụ án hoặc tài liệu trong hồ sơ vụ án ra khỏi cơ quan, nếu không vì nhiệm vụ được giao hoặc không được sự đồng ý của người có thẩm quyền.
    • Tiếp bị cáo, đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác trong vụ án mà mình có thẩm quyền giải quyết không đúng nơi quy định.
    2.4 Kiểm sát viên

    Khái niệm và Điều kiện trở thành Kiểm sát viên
    Khái niệm: Kiểm sát viên là người được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật để làm nhiệm vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp.
    Điều kiện trở thành Kiểm sát viên: Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam, có phẩm chất dạo đức tốt, liêm khiết và trung thực, có trình độ cử nhân luật, đã được đào tạo về nghiệp vụ kiểm sát, có tinh thần kiẻn quyết bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, có thời gian làm công tác thực tiễn theo quy định của Pháp lệnh này, có sức khoẻ bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao, thì có thể được tuyổn chọn và bổ nhiệm làm Kiểm sát viên. Nhiệm kì của Kiểm sát viên là 05 năm, kể từ ngày được bổ nhiệm.
    Các ngạch kiểm sát viên
    Ngạch Kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân gồm có:
    • Kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.
    • Kiếm sát viên cao cấp.
    • Kiểm sát viên trung cấp.
    • Kiểm sát viên sơ cấp.
    Ở Viện Kiểm sát nhân dân tối cao có thể được bố trí bốn ngạch Kiểm sát viên; ở Viện Kiểm sát quân sự trung ương có Viện trưởng là Kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và có thể được bố trí các ngạch Kiểm sát viên cao cấp, trung cấp, sơ cấp; các Viện Kiểm sát khác có thể được bố trí các ngạch Kiểm sát viên cao cấp, trung cấp, sơ cấp.
    Kiểm sát viên thực hiện nhiệm vụ thực hành quyền công tố, kiểm sát các hoạt động tư pháp thuộc thẩm quyền Viện Kiểm sát cấp mình theo phân công của Viện trưởng và chịu trách nhiệm trước Viện trưởng. Nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Kiểm sát viên khi thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp do pháp luật quy định.
    Khi thực hiện nhiệm vụ, Kiểm sát viên phải tuân theo pháp luật và chịu sự chỉ dạo trực tiếp của Viện trưởng Viện Kiểm sát cấp mình, sự lãnh đạo thống nhất của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.
    Kiểm sát viên có quyền từ chối nhiệm vụ được giao khi có căn cứ cho rằng việc đó là trái pháp luật; nếu Viện trưởng vẫn quyết định thì Kiểm sát viên phải chấp hành, nhưng Viện trưởng phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình; trong trường hợp này Kiểm sát viên có quyền báo cáo lên Viện trưởng cấp trên trực tiếp và không phải chịu trách nhiệm ve hậu quả của việc thi hành quyết định đó. Kiểm sát viên phải từ chối THTT hoặc bị thay đổi trong các trường hợp do pháp luật tố tụng quy định.

    2.5 Điều tra viên


    Khái niệm và tiêu chuẩn Điều tra viên
    Khái niệm: Điều tra viên là người được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật để làm nhiệm vụ điều tra vụ án hình sự.
    Tiêu chuẩn Điều tra viên: Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết và trung thực, có trình độ đại học an ninh, đại học cảnh sát hoặc đại học luật, có chứng chỉ nghiệp vụ điều tra, có thời gian làm công tác thực tiễn theo quy định của Pháp lệnh về tổ chức điều tra hình sự, có sức khoẻ bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao thì có thể được bổ nhiệm làm Điều tra viên. Trong trường hợp do nhu cầu cán bộ, người có trình độ đại học các ngành khác có đủ các tiêu chuẩn như trên và có chứng chỉ nghiệp vụ điều tra thì cũng có thể được bổ nhiệm làm Điều tra viên.
    Các bộc Điều tra viên
    Điều tra viên có ba bậc sau đây:
    Điều tra viên sơ cấp: Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Pháp lệnh Về tổ chức điều tra hình sự, có thời gian làm công tác pháp luật từ 04 năm trở lên, là sĩ quan công an, sĩ quan quân đội tại ngũ, cán bộ Viện Kiểm sát nhân dân, có khả năng điều tra các vụ án thuộc loại tội phạm ít nghiêm trọng, nghiêm trọng thì có thể được bổ nhiệm làm Điều tra viên sơ cấp.
    Điều tra viên trung cấp: Người có dủ tiêu chuẩn quy định tại Pháp lệnh Về tổ chức điều tra hình sự, và đã là Điều tra viên sơ cấp ít nhất là 05 năm, có khả năng diều tra các vụ án thuộc loại tội phạm rất nghiêm trọng, dặc biệt nghiêm trọng và có khả năng hướng dẫn các hoạt động điều tra của Điều tra viên sơ cấp thì có thể được bổ nhiệm làm Điếu tra viên trung cấp.
    Trong trường hợp do nhu cầu cán bộ, người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Pháp lệnh Về tổ chức điều tra hình sự, có thời gian làm công tác pháp luật từ 09 năm trở lên, có khả năng điều tra các vụ án thuộc loại tội phạm rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiểm trọng và có khả năng hướng dẫn các hoạt động điều tra của Điều tra viên sơ cấp thì có thể được bổ nhiệm làm Điều tra viên trung cấp;
    Điều tra viên cao cấp: Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Pháp lệnh Vc tổ chức điều tra hình sự và đã là Điều tra viên trung cấp ít nhất là 05 năm, có khả năng nghiên cứu, tổng hợp dể xuất biện pháp phòng, chống tội phạm, có khả năng điều tra các vụ án thuộc loại tội phạm rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, có khả năng hướng dẫn các hoạt động điếu tra của Điều tra viên sơ cấp, Điều tra viên trung cấp thì có thể được bổ nhiệm làm Điều tra viên cao cấp.
    Trong trường hợp do nhu cầu cán bộ, người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Pháp lệnh Về tổ chức điều tra hình sự và đã có thời gian làm công tác pháp luật từ 14 năm trở lên, có khả năng nghiên cứu, tổng hợp đề xuất biện pháp phòng, chống tội phạm, có khả năng điều tra các vụ án thuộc loại tội phạm rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiểm trọng, phức tạp, có khả năng hướng dẫn các hoạt dộng điều tra của Điều tra viên sơ cấp, Điều tra viên trung cấp thì có thể được bổ nhiệm làm Điều tra viên cao cấp. Nhiệm kì của Điều tra viên là 05 năm kể từ ngày được bổ nhiệm.

    2.6 Chấp hành viên


    Khái niệm và tiêu chuẩn Chấp hành viên
    Khái niệm; Chấp hành viên là người được Nhà nước giao nhiệm vụ thi hành các bản án, quyết định của cơ quan tư pháp. Chấp hành viên có ba ngạch là Chấp hành viên sơ cấp, Chấp hành viên trung cấp và Chấp hành viên cao cấp. Chấp hành viên do Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm.
    Tiêu chuẩn bổ nhiệm Chấp hành viên: Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, trung thực, liêm khiết, có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ cử nhân luật trở lên, có sức khoe để hoàn thành nhiệm vụ được giao thì có thể được bổ nhiệm làm chấp hành viên.
    Tuy nhiên, tiêu chuẩn các ngạch Chấp hành viên có sự khác nhau cơ bản:
    Tiêu chuẩn Chấp hành viên sơ cấp:
    • Có thời gian làm công tác pháp luật từ 03 năm trở lên.
    • Đã được đào tạo nghiệp vụ thi hành án dân sự.
    • Trúng tuyển kì thi tuyển Chấp hành viên sơ cấp.
    Tiêu chuẩn kì thi tuyển Chấp hành viên trung cấp:
    Ngoài các tiêu chuẩn của Chấp hành viên sơ cấp, yêu cầu tiêu chuẩn của Chấp hành viên trung cấp còn có:
    • Có thời gian làm Chấp hành viên sơ cấp từ 05 năm trở lên.
    • Trúng tuyển kì thi tuyển Chấp hành viên trung cấp.
    Tiêu chuẩn Chấp hành viên cao cấp:
    • Có thời gian làm Chấp hành viên trung cấp từ 05 năm trở lên.
    • Trúng tuyển kì thi tuyển Chấp hành viên cao cấp.
    Nhiệm vụ, quyền hạn của Chấp hành viên
    Theo Điều 20 Luật Thi hành án dân sự năm 2008, chấp hành viên có nhiệm vụ, quyền hạn như sau:
    • Kịp thời tổ chức thi hành vụ việc được phân công; ra các quyết định vẽ thi hành án theo thẩm quyền.
    • Thi hành đúng nội dung bản án, quyết định; áp dụng đúng các quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục thi hành án, bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; thực hiện nghiêm chỉnh chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp chấp hành viên.
    • Triệu tập đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đổ giải quyết việc thi hành án.
    • Xác minh tài sản, điều kiện thi hành án của người phải thi hành án; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp tài liệu để xác minh địa chỉ, tài sản của người phải thi hành án hoặc phối hợp với cơ quan có liên quan xử lí vật chứng, tài sản và những việc khác liên quan đến thi hành án.
    • Quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án, biện pháp cưỡng chế thi hành án; lập kế hoạch cưỡng chế thi hành án; thu giữ tài sản thi hành án.
    • Yêu cầu cơ quan công an tạm giữ người chống đối việc thi hành án theo quy định của pháp luật.
    • Lập biên bản về hành vi vi phạm pháp luật về thi hành án; xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền; kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lí kỉ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người vi phạm.
    • Quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế để thu hổi tiền, tài sản đã chi trả cho đương sự không đúng quy định của pháp luật, thu phí thi hành án và các khoản phải nộp khác.
    • Được sử dụng công cụ hỗ trợ trong khi thi hành công vụ theo quy định của Chính phủ.
    • Thực hiện nhiệm vụ khác theo sự phân công của thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự.
    • Khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Chấp hành viên phải tuân theo pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thi hành án và được pháp luật bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm và uy tín.
    2.7 Công chứng viên

    Khái niệm và điều kiện, tiêu chuẩn bổ nhiệm Công chứng viên
    Khái niệm: Công chứng viên là công chức do Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm; Công chứng viên phải hoạt động chuyên trách, không được kiêm nhiệm công việc khác.
    Điều kiện, tiêu chuẩn bổ nhiệm Công chứng viên:
    Theo yêu cầu của pháp luật hiện hành, người muốn trở thành Công chứng viên phải là công dân Việt Nam và thường trú tại Việt Nam; có bằng cử nhân luật; có thời gian công tác pháp luật từ 05 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng cử nhân luật; tốt nghiệp khoá đào tạo nghề công chứng hoặc hoàn thành khoá bồi dưỡng nghề công chứng theo quy định của Luật Công chứng hiện hành. Ngoài ra, cá nhân đó phải bảo đảm sức khoẻ để hành nghề công chứng.
    Quyền hạn của Công chứng viên (người thực hiện công chứng, chứng thực)
    Công việc chủ yếu của Công chứng viên là công chứng. Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.
    Theo quy định tại Điều 17 của Luật Công chứng năm 2014, công chứng viên có quyền:
    • Được pháp luật bảo đảm quyền hành nghề công chứng.
    • Tham gia thành lập Văn phòng công chứng hoặc làm việc theo chế độ hợp đồng cho tổ chức hành nghề công chứng.
    • Được công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch theo quy định của Luật này.
    • Đề nghị cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan cung cáp thông tin, tài liệu để thực hiện việc công chứng.
    • Được từ chối công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội.
    • Các quyền khác theo quy định của của pháp luật.
    Cũng theo quy định tại Điều 17 của Luật Công chứng năm 2014, công chứng viên có nghĩa vụ:
    • Tuân thủ các nguyên tắc hành nghề công chứng.
    • Hành nghề tại một tổ chức hành nghề công chứng.
    • Tôn trọng và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người yêu cầu công chứng.
    • Giải thích cho người yêu cầu công chứng hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của họ, ý nghĩa và hậu quả pháp lí của việc công chứng; trường hợp từ chối yêu cầu công chứng thì phải giải thích rõ lí do cho người yêu cầu công chứng;
    • Giữ bí mật về nội dung công chứng, trừ trường hợp được người yêu cầu công chứng đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác.
    • Tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng hàng năm.
    • Chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước người yêu cầu công chứng về văn bản công chứng của mình; chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động của Văn phòng công chứng mà mình là công chứng viên hợp danh.
    • Tham gia tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công chứng viên.
    • Chịu sự quản lí của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, của tổ chức hành nghề công chứng mà mình làm công chứng viên và tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công chứng viên mà mình là thành viên.
    • Các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.