Pháp Luật Đại Cương - Chương 3 - Bài 1: Pháp luật dân sự (Những quy định chung của pháp luật dân sự)

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Tóm tắt lý thuyết

    1. Những nguyên tắc cơ bản


    Pháp luật dân sự có một số nguyên tắc cơ bản. Đây là những nguyên tắc nền tảng áp dụng chung cho các ứng xử, quan hệ giữa các chủ thể và được nêu rõ trong phẩn đầu của BLDS.
    Nguyên tắc cơ bản thứ nhất là nguyên tắc “bình dẳng” (khoản 1, Điểu 3 BLDS). Theo đó, trong quan hệ dân sự, các bên đều bình đẳng, không được lấy lí do khác biệt về dân tộc, giới tính, thành phần xã hội, hoàn cảnh kinh tế, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp để đổi xử không bình đẳng với nhau. Áp dụng nguyên tắc này vào tình huống A bán tài sản cho B, A có quyền lựa chọn người mua trước khi thoả thuận bán cho B nhưng A không thể quyết định bán tài sản cho B mà không bán cho người khác trên cơ sở tín ngưỡng hay tôn giáo của người muốn mua tài sản của A.
    Nguyên tắc cơ bản thứ hai của pháp luật dân sự Việt Nam là nguyên tắc “tự do, tự nguyện cam kết, thoả thuận” được nêu tại khoản 2, Điều 3 BLDS. Đây là nguyên tắc ghi nhận sự tự chủ, sự tự định đoạt của các chủ thể trong đời sống dân sự.
    Nguyên tắc cơ bản thứ ba trong pháp luật dân sự là nguyên tắc “thiện chí, trung thực” (khoản 3, Điều 4 BLDS). Theo đó, trong quan hệ dân sự, các bên phải thiện chí, trung thực trong việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự, không bên nào được lừa dối bên nào. Nguyên tắc này áp dụng cho tất cả quan hệ dân sự và thường được vận dụng trong quan hệ hợp đồng. Nếu đối chiếu nguyên tắc này với tình huống ncu trên, A và B phải thiện chí, trung thực trong việc xác lập cũng như thực hiện hợp đồng. Và với yêu cầu của thiện chí, trung thực thì khi A có thông tin quan trọng liên quan đến tài sản mà thông tin dó có thể ảnh hưởng đến quyết định của B thì A phải cho B biết.
    Nguyên tắc cơ bản thứ tư trong pháp luật dân sự là nguyên tắc “tự chịu trách nhiệm dân sự” (khoản 5, Điều 3 BLDS). Theo đó, các bên phải nghiêm chỉnh thực hiện nghĩa vụ dân sự của mình và tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ, nếu không tự nguyện thực hiện thì có thể bị cưỡng chế thực hiện theo quy định của pháp luật. Nhìn chung, nghĩa vụ dân sự thường được người có nghĩa vụ thực hiộn đáy đủ. Tuy nhiên, không hiếm trường hợp người có nghĩa vụ không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình và trong trường hợp này người có nghĩa vụ có thể bị cưỡng chế thực hiện.
    Ngoài những nguyên tắc trên, pháp luật dân sự còn có những nguyên tắc cơ bản khác như nguyên tắc “không được xâm phạm đen lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác” (khoản 4, Điều 3 BLDS).
    Vị thế của nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự đã được củng cố trong BLDS năm 2015. Cụ thể, Điều 3 BLDS năm 2015 có tiêu đề Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự và Điều 4 BLDS năm 2015 đã khẳng định “Luật khác có liên quan điều chỉnh quan hệ dân sự trong các lĩnh vực cụ thể không được trái với các nguyên tấc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này” (khoản 2) và “Trường hợp luật khác có liên quan không quy định hoặc có quy định nhưng vi phạm khoản 2 Điểu này thì quy định của Bộ luật này được áp dụng” (khoản 3).

    2. Chủ thể


    Pháp luật dân sự các nước trên thế giới nhìn chung đều ghi nhận sự tồn tại của cá nhân với tư cách là một chủ thể. Thực ra, cá nhân là chủ thể truyền thống, đương nhiên của pháp luật dân sự và Việt Nam có một hệ thống các quy định tương đổi hoàn chỉnh về cá nhân trong BLDS (Điểu 16 và tiếp theo). Ở đây, BLDS ghi nhận cá nhân có khả năng có quyền và nghĩa vụ dân sự từ khi sinh ra đen khi chốt và, trong một sổ trường hợp, cá nhân có khả năng có quyền, nghĩa vụ dân sự từ khi thành thai.
    Ví dụ: Nếu B trong tình huống trên là cá nhân và B chết khi vợ B đang có thai thì khi sinh ra, người con của B được hưởng di sản do B để lại cho dù ở thời điểm B chết người con chưa sinh ra.
    BLDS cũng có quy định cho biết ở những độ tuổi nào cá nhân được tham gia vào các giao dịch dân sự và ở trường hợp nào cá nhân không tự tham gia vào các giao dịch dân sự hay cần có người giám hộ (xem phần giao dịch dân sự). Bên cạnh đó, có trường hợp một cá nhân không để lại thông tin cho người thân và chính quyền nên dể bảo vệ cá nhân và chủ thể liên quan, pháp luật dân sự còn có quy định về tìm kiếm cá nhân vắng mặt, tuyên bố cá nhân mất tích, tuyên bố cá nhân chết. Chẳng hạn, sau khi mua tài sản của A, B đi đánh cá ngoài biển và người thân không thấy B trở về sau một cơn bão thì sau một năm, người thân của B có thể yêu cầu Toà án tuyên bố B là đã chết và phân chia tài sản do B để lại.
    Bên cạnh cá nhân, pháp nhân cũng là chủ thể của pháp luật dân sự như Trường Đại học Luật TP. Hổ Chí Minh, Ngân hàng ACB... Đây là những tổ chức có cơ cấu chặt chẽ, được thành lập theo quy định của pháp luật, có tài sản riêng, tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình và nhân danh mình tham gia vào các quan hệ dân sự. So với cá nhân, sự xuất hiện của pháp nhân muộn hơn trong khoa học pháp lí. Ở Việt Nam, từ thế kỉ XV Bộ luật Hồng Đức đã có quy định liên quan đến cá nhân, nhưng mãi đến cuối thế kỉ XIX, pháp nhân mới được ghi nhận như một chủ thể trong đời sống dân sự. Ngày nay, BLDS có một hệ thống các quy định liên quan đến pháp nhân như quy định về thành lập pháp nhân, về trách nhiệm của pháp nhân củng như châm dứt pháp nhân (Điều 74 và tiếp theo). Thực tế, pháp nhân là chủ thể hư cấu, không tổn tại bằng xương, bằng thịt như cá nhân nên có những đặc trưng so với cá nhân. Cụ thổ, nếu cá nhân có thể tự tham gia xác lập hay thực hiện các giao dịch dân sự thì pháp nhân không tự mình làm việc này mà luôn phải thông qua trung gian của người đại diện (theo pháp luật hay theo uỷ quyền). Trong tình huống nghiên cứu ở trên, nếu A là pháp nhân thì A không thể tự xác lập, thực hiện hợp đồng mua bán với B mà phải qua trung gian của người dại diện của A như giám đốc hay tổng giám đổc trong trường hợp A là công ty trách nhiệm hữu hạn.
    Ở Việt Nam, bên cạnh hai chủ thể trên, pháp luật dân sự trước đầy còn ghi nhận sự tồn tại của hai chủ the khác là hộ gia đình và tổ hợp tác. Việc ghi nhận sự tồn tại của hai chủ thể sau này là một đặc trưng của pháp luật dân sự Việt Nam so với các nước có nền pháp luật dân sự phát triển. Đến BLDS năm 2015, chúng ta đã bỏ tổ hợp tác và hộ gia đình với tư cách là chủ thể.

    3. Tài sản


    Không có hệ thống pháp luật dân sự nào không có quy định về tài sản. Pháp luật dân sự Việt Nam củng có quy định vể chủ đề này (Điểu 105 và tiếp theo của BLDS). Cũng như nhiều nước, pháp luật dân sự Việt Nam không có định nghĩa về tài sản mà chỉ liệt kê những gì được coi là tài sản tại Điều 105. Theo đó, tài sản bao gồm: vật (như nhà, ô tô, xe đạp), tiền (như tiền đồng Việt Nam), giấy tờ có giá (như sổ tiết kiệm, công trái) và các quyển tài sản (như quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ). Với hướng này, những gì không được liệt kê tại Điều 105 sẽ không được coi là tài sản nên các quy định về tài sản và quyền sở hữu tài sản không được áp dụng.
    Ví dụ: Tháng 7/2005, bà Thành cầm cố giấy chứng nhận quyển sử dụng đất của bà Thành cho bà Tòng để vay 1.000.000 đồng nhưng bà Tòng chưa đưa tiến và không trả giấy chứng nhận nên bà Thành khởi kiện yêu cầu trả giấy chứng nhận. Trong Quyết định số 534/2011/DS-GĐT ngày 22/7/2011, Toà dân sự Toà án nhân dân tối cao đã xét rằng "pháp luật cũng không xác dịnh giấy chứng nhận quyển sử dụng đất là loại giấy tờ có giá nên theo quy định tại Điều 163 BLDS thì các loại giấy tờ trên không phải là tài sản để giao dịch trao đổi. Do đó, Toà án cấp sơ thẩm đã càn cứ vào điểm e, khoản 1, Điều 168 Bộ luật Tố tụng dân sự để đình chỉ giải quyết vụ án là đúng”.
    Tài sản trong đời sống dân sự rất đa dạng và được phân thành các loại khác nhau. Tuỳ từng trường hợp mà tài sản được phân thành những loại khác nhau và trong sự phân loại này phân loại động sản với bất động sản có vai trò rất quan trọng. Về phân loại động sản với bất động sản, pháp luật dần sự Việt Nam theo phương pháp loại trừ: tất cả những tài sản không là bất động sản sẽ là động sản (khoản 2, Điều 107 BLDS). Do đó, việc phân loại động sản với bất động sản tập trung chủ yếu vào xác định một tài sản là bất động sản hay không. Về bất động sản, pháp luật dân sự Việt Nam củng không có định nghĩa mà đưa ra một danh sách những tài sản được coi là bất động sản tại khoản 1, Điều 107 BLDS. Theo đó, “Bất động sản bao gồm: a) Đất đai; b) Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai; c) Tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng; d) Tài sản khác theo quy định của pháp luật”. Ở đây, chúng ta xuất phát từ đát đai là không di dời và sau đó xác định công trình xày dựng gắn liền với đất đai như nhà ở là bất động sản. Kế tiếp là những tài sản khác gắn liền với đất đai như cây cối cũng là bất động sản. Ngoài ra, nốu có văn bản khác quy định một tài sản là bất động sản thì tài sản này cũng là bất động sản như trường hợp quyển sử dụng đất (đã được Luật Kinh doanh bất dộng sản coi là bất động sản).

    4. Giao dịch dân sự


    Chủ thể của pháp luật dân sự chủ yếu tham gia vào đời sống dân sự thông qua các giao dịch dân sự. Do đó, trong phần chung, pháp luật dân sự có quy định về chủ đề này (Điểu 116 và tiếp theo của BLDS). Thông thường, giao dịch dân sự là sự thống nhất ý chí của ít nhất hai chủ thổ như hợp dồng mua bán giữa A và B. Giao dịch dân sự cũng có thể chỉ do một chủ thể xác lập và lúc này là hành vi pháp lí đơn phương. Chẳng hạn, sau khi mua tài sản của A, B từ bỏ quyền sở hữu của mình đối với tài sản đã mua và hành vi từ bỏ quyền sở hữu này xuất phát từ riêng ý chí của chủ sở hữu làm chấm dứt quyền sở hữu đối với tài sản của B là một hành vi pháp lí đơn phương.
    Giao dịch dân sự là hành vi xuất phát từ ỷ chí của chủ thể nên pháp luật dân sự đặt ra các diều kiện liên quan đốn ý chí của họ dể giao dịch có hiệu lực pháp luật. Cụ thể, người tham gia giao dịch phải hoàn toàn tự nguyện (Điều 117 BLDS) nên nếu một người tham gia giao dịch không tự nguyện thì giao dịch đó không có giá trị pháp lí.
    Ví dụ: Nếu A dùng bạo lực ép B mua tài sản thì thoả thuận giữa A và B không có giá trị pháp lí vì B không tự nguyện. Người tham gia vào giao dịch còn phải có năng lực hành vi dân sự nên nếu một người xác lập giao dịch nhưng không có năng lực hành vi dân sự thì giao dịch đó không có giá trị pháp lí. Chẳng hạn, B là người không có khả năng nhận thức, không làm chủ được hành vi của mình do mắc bệnh tâm thần thì không thể tự xác lập giao dịch với A và nếu A vẫn tiến hành giao dịch thì giao dịch do B xác lập với A không có hiệu lực pháp luật.
    Giao dịch dân sự tồn tại trong một xã hội nên phải tuân thủ những điếu kiện nhất định để không làm ảnh hưởng xấu tới xã hội. Chính vì lẽ đó mà pháp luật dân sự yêu cáu mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội (Điều 117 BLDS). Ở đây, điều cấm của luật là những quy định của luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định còn đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung giữa người với người trong đời sống xã hội, được cộng dồng thừa nhận và tôn trọng (Điểu 123 BLDS). Neu giao dịch dân sự vi phạm điều cấm hoặc trái đạo đức xã hội thì không có giá trị pháp lí.
    Giao dịch dân sự là hành vi thể hiện ý chí của các chủ thể nên, để người khác nhận biết, ý chí của các chủ thể cần được the hiện ra bên ngoài. Cách thức thể hiện ý chí của chủ thể trong giao dịch dân sự chính là vấn để hình thức của giao dịch. Về nguyên tắc, chủ thể tham gia vào giao dịch được tự do lựa chọn hình thức cho giao dịch của mình. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, pháp luật dân sự yêu cầu chủ thể phải the hiện ý chí của mình theo một hình thức nhất định khi tham gia vào giao dịch (khoản 2, Điều 117 BLDS). Chẳng hạn, nếu A và B đều là cá nhân và tài sản A bán cho B là nhà ở thì, theo Luật Nhà ở, hợp dỏng mua bán giữa A và B phải có chứng nhận của công chứng hoặc chứng thực của ƯBND.
    Khi giao dịch dân sự không thoả mãn một trong các điểu kiện nêu trên như có nhầm lẫn, lừa dối, đe doạ, vi phạm điều cấm... thì vô hiệu (Điều 122 BLDS) và, trong trường hợp này, giao dịch dân sự không làm phát sinh, thay đổi, chám dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập.
    Ví dụ: Ngày 19/5/2004, bà Thu (chống là ông Đô) và anh Vinh thoả thuận hoán nhượng nhà đất trị giá 100 lượng vàng. Tuy nhiên, tại thời điểm giao dịch, ƯBND đã ra quyết định về việc thu hồi đất và giao đất xây dựng khu đô thị mới. Tại Quyết định số 521/2010/DS-GĐT ngày 19/8/2010, Toà dân sự Toà án nhân dân tối cao đã xét rằng “việc anh Vinh và người liên quan (họ hàng của anh Vinh) không thông báo cho ông Đô, bà Thu biết tình trạng về nhà, đất mà các bcn thoả thuận hoán đổi đã có quyết định thu hổi, giải toả, đền bù (căn nhà đã có quyết định tháo dỡ do xây dựng trái phcp từ năm 1998 nên không được bồi thường giá trị cán nhà; còn thửa đất bị thu hồi thì không dủ điều kiện để mua tái định cư) là có sự gian dối (...). Do vậy, giao dịch “Thoả thuận hoán nhượng” giữa anh Vinh và bà Thu vô hiệu”.

    5. Đại diện


    Trong nhiều trường hợp, một chủ thể muốn tham gia vào giao dịch dân sự nhưng không tự mình tham gia xác lập, thực hiện giao dịch mà thông qua người đại diện. Ở dây, cá nhân hay pháp nhân (gọi là người dại diện) nhân danh và vì lợi ích của người khác (gọi là người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện (khoản 1, Điều 134 BLDS). Chẳng hạn, khi A là công ty muốn bán tài sản cho B thì A không thể tự mình xác lập giao dịch với B nên phải qua trung gian là người đại diện. Trong trường hợp này, chủ thể tham gia vào hợp đồng là A nhưng người kí kết hợp đồng với B là C. C nhân danh và vì lợi ích của A để kí kết hợp đồng mua bán với B. Khi việc kí kết này hợp pháp, hợp đồng mua bán ràng buộc A với tư cách là bên bán (A chính là bên bán).
    Về nguyên tắc, cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác có thể xác lập, thực hiện giao dịch dân sự thông qua người đại diện. Chẳng hạn, sau khi mua tài sản của A, pháp luật cho phép B uỷ quyền cho người khác đại diện mình bán hay tặng cho tài sản của B. Tuy nhiên, đối với một số hoàn cảnh, cá nhân không thể xác lập, thực hiện giao dịch dân sự thông qua cơ chế đại diện. Cụ thổ, theo khoản 2, Điều 134 BLDS, cá nhân không dược để người khác đại diện cho mình nếu pháp luật quy định họ phải tự mình xác lập, thực hiện giao dịch đó.
    Ví dụ: Sau khi mua tài sản của A, có thể xảy ra trường hợp B uỷ quyền cho vợ của mình dại diện B lập di chúc đe định đoạt tài sản của B. Việc B để vợ đại diện lập di chúc định đoạt tài sản của B như vừa nêu không được pháp luật dân sự chấp nhận vì di chúc phải do chính người có tài sản xác lập. Do đó, nếu vợ của B đại diện B lập di chúc định đoạt tài sản của B thì di chúc này không có giá trị pháp lí.
    Một người có quyển đại diện chủ thể khác theo cơ chế đại diện theo pháp luật hay đại diện theo uỷ quyến giữa người đại diện và người được đại diện. Đối với đại diện theo pháp luật, đây có thể là theo quy định của pháp luật như trường hợp cha, mẹ đối với con chưa thành niên; người giám hộ đối với người được giám hộ (Điều 136 và 137 BLDS). Đại diện theo pháp luật có thể là đại diện theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, chẳng hạn, sau khi mua tài sản của A, B nghiện chất kích thích (ma tuý) dẫn đến phá tài sản của gia đình nên đã bị Toà án tuyên bố là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Trong quyết định tuyên bố B là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, Toà án chỉ định C là người đại diện cho B theo quy định tại Điều 24 BLDS. Trong trường hợp này, C là người đại diện theo pháp luật cho B theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyển.
    Lưu ý là người đại diện chỉ được xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện. Nhằm bảo vệ người được dại diện, pháp luật dân sự quy định người đại diện không được xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự với chính mình hoặc với người thứ ba mà mình cũng là người đại diện của người đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác (Điều 141 BLDS).
    Ví dụ: Sau khi mua tài sản của A, B uỷ quyển cho C định đoạt tài sản của mình. Với quy dịnh trên, C không thể làm hợp đổng tặng cho cho chính C tài sản của B. Trong thực tế, C thường không làm hợp đổng tặng cho C tài sản của B mà cho người thân của mình như cho con của C. Trong trường hợp này, nếu con của C chưa thành niên thì C không thể làm hợp đồng tặng cho tài sản của B cho con của mình vì C đang là người đại diện theo pháp luật cho con của C. Ngược lại, tặng cho có giá trị pháp lí nếu con của C đã thành niên vì lúc này C không còn là đại diện theo pháp luật đối với con của C.
    Khi người đại diện xác lập, thực hiện giao dịch dân sự một cách hợp pháp thì giao dịch dân sự ràng buộc người được đại diện. Ở đây, “giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện với người thứ hai phù hợp với phạm vi đại diện làm phát sinh quyển, nghĩa vụ đối với người được đại diện” (khoản 1, Điểu 139 BLDS). Trong ví dụ trên, nếu C định đoạt hợp pháp tài sản của B trên cơ sở uỷ quyền của B thì giao dịch mà C xác lập ràng buộc B. B không còn là chủ sở hữu tài sản nữa.

    6. Thời hạn, thời hiệu


    Trong đời sống dân sự, nhiều khi một chủ thể phải thể hiện ứng xử của mình trong một thời hạn nhất định. Khoảng thời gian này có thể do các bên thoả thuận như: trong hợp dồng mua bán, A và B thoả thuận A sẽ giao tài sản cho B trong khoảng thời gian 10 ngày kể từ ngày B trả tiến cho A. Khoảng thời gian mà một chủ thể phải the hiện ứng xử của mình cũng có thể do pháp luật quy định.
    Ví dụ: Nếu B cho rằng A dã lừa dối B để bán tài sản cho B thì B được yêu cáu Toà án tuyên bố hợp đổng mua bán vô hiệu nhưng B phải yêu cầu Toà án trong một khoảng thời gian nhất định là “02 năm” (Điều 132 BLDS). Để tạo điếu kiện cho các chủ thể và để tránh tranh chấp xuất phát từ việc tính toán khoảng thời gian một chủ thể phải thể hiện ứng xử cùa mình, pháp luật dân sự đưa ra các quy định về cách tính thời hạn, thời điểm bắt đầu cũng như thời điểm chấm dứt thời hạn trong BLDS (Điều 144 và tiếp theo).
    Bên cạnh quy định về thời hạn nêu trên, pháp luật dân sự còn có các quy định vế thời hiệu (Điểu 149 BLDS và tiếp theo). Đây là thời hạn do luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì chủ thể được hưởng quyến dân sự, được miển trừ nghĩa vụ dân sự hoặc mất quyền khởi kiện vụ án dân sự, quyền yêu cầu giải quyết việc dân sự. Như vậy, thời hiệu vẫn là một khoảng thời gian nhưng khoảng thời gian này không do các bên thoả thuận mà là “do luật quy định” và khi kết thúc thời hạn sẽ làm phát sinh một sổ hệ quả pháp lí. BLDS hiện hành ghi nhận một số loại thời hiệu khác nhau.
    Thứ nhất, BLDS ghi nhận thời hiệu hưởng quyển dân sự. Đây là thời hạn mà khi kết thúc thì chủ thể dược hưởng quyền dân sự.
    Ví dụ: Tài sản mà B mua của A là chiếc đồng hổ có giá trị 3.000.000 đồng. Sau khi mua, B đã dánh rơi và C nhặt được, C đã thực hiện việc thông báo theo quy định của pháp luật nhưng không ai đến nhận nên 01 năm sau C trở thành sở hữu chiếc đổng hồ (Điều 230 BLDS).
    Thứ hai, BLDS ghi nhận thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ dân sự. Đây là thời hạn mà khi kết thúc thì người có nghĩa vụ dân sự được miễn việc thực hiện nghĩa vụ. Chẳng hạn, theo Luật Nhà ở, tổ chức, cá nhân thi công xây dựng nhà ở có trách nhiệm bảo hành nhà ở; tổ chức, cá nhân cung ứng thiết bị nhà ở có trách nhiệm bảo hành thiết bị do mình cung ứng. Thời gian bảo hành nhà ở được tính từ ngày chủ đầu tư kí biên bản nghiệm thu nhà ở để đưa vào sử dụng và được quy định như sau: Không ít hơn 60 tháng đối với nhà chung cư từ 9 tẩng trở lên và các loại nhà ở khác được đẩu tư xây dựng bằng ngân sách nhà nước. Nếu tài sản A bán cho B là nhà ở thuộc quy định trên thì A có nghĩa vụ bảo hành trong một thời gian và, khi kết thúc thời hạn bảo hành, A không phải thực hiện nghĩa vụ bảo hành nữa (A được miễn trừ nghĩa vụ dân sự theo thời hiệu).
    Thứ ha, BLDS còn ghi nhận thời hiệu khởi kiện và thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự. Đó là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện, được quyền yêu cầu để Toà án giải quyết vụ án dần sự bảo vộ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện, mất quyến yêu cẩu.
    Ví dụ: Nếu B cho rằng A lừa dối mình trong hợp đổng mua bán thì B phải yêu cầu Toà án tuyên bố hợp đồng vô hiệu trong khoảng thời gian là 02 năm và, neu B không yêu cáu Toà án trong khoảng thời gian trên, B mất quyến yêu cầu Toà án tuyên bố hợp đổng vô hiệu.
    Trong một số trường hợp, pháp luật dân sự cho phép bắt đầu lại thời hiộu khi thoả mãn một số điều kiện như trường hợp người có nghĩa vụ thừa nhận nghĩa vụ. Pháp luật dân sự còn cho phép không tính một khoảng thời gian vào thời hiệu như khoảng thời gian có cản trở khách quan, sự kiện bất khả kháng. Khi có cản trở khách quan như trường hợp người khởi kiộn bị giam thì khoảng thời gian có cản trở không được tính vào thời hiệu nên thời hiệu sẽ kết thúc muộn hơn.
    Ví dụ: Năm 1994, ông Nghinh vay tiền ngân hàng và dùng tài sản của mình để thế chấp. Đến năm 1998, ngân hàng tổ chức bán đấu giá tài sản thế chấp trên. Sau đó, ông Nghinh khởi kiện cho rằng ngân hàng đã tự ý phát mãi căn nhà của ông mà không thông báo cho ông biết theo quy định cùa pháp luật và yêu cầu ngân hàng trả cho ông giá trị nhà đất là 200.000.000 đổng. Trong Quyết định số 451/2011/DS-GĐT ngày 20/6/2011, Toà dân sự Toà án nhân dân tối cao xét rằng “thời hiệu khởi kiện để yêu cẩu Toà án giải quyết vụ án dân sự là 02 năm, kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cả nhân, cơ quan, tổ chức, lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước bị xâm phạm. Trong trường hợp này, ông Nghinh bị bắt ngày 15/02/2001 và bị xử phạt 10 năm tù giam; đến ngày 31/8/2005, ông Nghinh mới được đặc xá ra tù, cho nên khoảng thời gian từ ngày 15/02/2001 đến ngày 31/8/2005 là trở ngại khách quan làm cho ông Nghinh không thực hiện được quyển khởi kiện của mình; khoảng thời gian ông Nghinh ở tù không tính vào thời hiệu khởi kiện”.