Pháp Luật Đại Cương - Chương 7 - Bài 6: Pháp luật ngân hàng

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Tóm tắt lý thuyết

    1. Khái quát về hoạt động ngân hàng và pháp luật ngân hàng


    1.1 Khái niệm hoạt động ngân hàng và pháp luật ngân hàng

    Khái niệm hoạt động ngân hàng
    Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động ngân hàng và lưu thông tiền tệ là yếu tố cơ bản, đóng vai trò quyết định các lĩnh vực còn lại của nền kinh tế. Ngân hàng và hoạt động ngân hàng không còn là hiện tượng xa lạ của mỗi người dân, mỗi doanh nghiệp.
    Ví dụ: Một doanh nghiệp để thực hiện hoạt động kinh doanh phải: (i) Vay tiền của ngân hàng; (ii) Mở tài khoản tiền gửi thanh toán ở ngân hàng; (iii) Sử dụng các dịch vụ thu hộ, chi hộ; (iv) Sử dụng các dịch vụ thanh toán bằng séc, thư tín dụng; thẻ ngân hàng (thẻ ATM); (v) Sử dụng các dịch vụ bảo lãnh ngân hàng, chiết khấu; (vi) Giao dịch ngoại hối...
    Theo khoản 12, Điều 4 Luật các TCTD ngày 16/6/2010, hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số nghiệp vụ sau dây: a) Nhận tiền gửi; b) Cấp tín dụng; c) Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản.
    Như vậy, hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh có đối tượng kinh doanh là tiền tệ và các dịch vụ trong lĩnh vực tài chính tiến tệ. Đây là hoạt dộng kinh doanh có điều kiện và chịu sự điều chỉnh bởi hệ thống pháp luật ngán hàng.
    Khái niệm và các nội dung cơ bản của pháp luật ngân hàng
    Pháp luật ngân hàng là tổng hợp các quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc được thừa nhận, điều chỉnh các nhóm quan hệ xã hội sau đây:
    • Nhóm quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình nhà nước tổ chức quản lí hệ thống ngân hàng và lưu thông tiền tệ.
    • Nhóm các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động thành lập, tổ chức lại, chấm dứt hoạt động của các tổ chức tín dụng và hoạt động quản trị, điều hành nội bộ trong các ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác.
    • Nhóm các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động kinh doanh tiền tệ và CƯDV ngân hàng của hệ thống ngân hàng cho các chủ thể khác trong nền kinh tế.
    Như vậy, pháp luật ngân hàng là lĩnh vực pháp luật chuyên ngành, có sự chồng lấn với các lĩnh vực pháp luật khác như LDN, Luật Hành chính, Luật Dân sự và LTM.

    2. Nội dung cơ bản của pháp luật ngân hàng


    Pháp luật ngân hàng được cấu thành bởi các nội dung cơ bản sau:

    2.1 Địa vị pháp lí của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam


    Theo quy định tại Điều 4 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNNVN) ngày 22/6/2010 thì NHNNVN là:
    Cơ quan ngang bộ của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lí nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối.
    Ngân hàng trung ương của nước CHXHCN Việt Nam thực hiện chức năng của Ngân hàng trung ương về phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và CƯDV tiền tệ cho Chính phủ.

    2.2 Cơ cấu tổ chức nội bộ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam


    Ngân hàng Nhà nước được tổ chức thành hộ thống tập trung, thống nhất, gồm bộ máy điều hành và các đơn vị hoạt dộng nghiệp vụ tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị trực thuộc khác.
    Thống đốc NHNNVN là thành viên của Chính phủ, là người đứng đầu và lãnh đạo NHNNVN; chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ, trước Quốc hội về quản lí nhà nước trong lĩnh vực tiến tộ và ngân hàng.

    2.3 Hoạt động của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam


    NHNNVN thực hiện các hoạt động sau đây:
    • Thực hiện chính sách tiền tộ quốc gia với mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền, kiểm soát lạm phát, quyết định sử dụng các công cụ và biện pháp để thực hiện mục tiêu đề ra. Xáy dựng các chỉ tiêu lạm phát hàng năm để Chính phủ trình Quốc hội quyết định và tổ chức thực hiện.
    • Tổ chức in, đúc và phát hành tiền: NHNNVN là cơ quan duy nhất phát hành tiền giấy, tiền kim loại, là phương tiện thanh toán hợp pháp trên lãnh thể Việt Nam.
    • Hoạt động thanh toán và ngân quỹ: NHNNVN được mở tài khoản và thực hiện giao dịch trên tài khoản ở ngân hàng nước ngoài, tổ chức tiền tệ, ngân hàng quốc tế, cung cấp cho các TCTD và Kho bạc nhà nước các dịch vụ thanh toán, ngân quỹ.
    • Hoạt động cấp tín dụng: NHNNVN xem xét, quyết định cho vay đặc biệt đổi với TCTD trong các trường hợp lâm vào tình trạng mất khả năng chi trả, đe dọa sự ổn định của hệ thống các TCTD. NHNNVN có thể tạm ứng cho NSNN để khắc phục thiếu hụt tạm thời. Ngoài ra, NHNNVN còn được phcp bảo lãnh cho các TCTD vay vốn nước ngoài theo chỉ định của Thủ tướng Chính phủ. Trong mọi trường hợp, NHNNVN không cho vay, tạm ứng hoặc bảo lãnh cho các cá nhân, hộ gia đình hoặc doanh nghiệp không phải là TCTD.
    • Hoạt động quản lí ngoại hổi của NHNNVN bao gồm: tổ chức và phát triển thị trường ngoại tệ; tổ chức, quản lí, tham gia thị trường ngoại tệ liên ngân hàng; quản lí dự trữ ngoại hối nhà nước, quản lí việc vay, trả nợ, cho vay và thu hổi nợ nước ngoài; cấp, thu hổi giấy phcp hoạt động ngoại hối cho tổ chức tín dụng, các tổ chức khác có hoạt động ngoại hối.
    • Hoạt động ngoại hối của NHNNVN bao gồm: việc mua, bán ngoại hối trên thị trường trong nước vì mục tiếu chính sách tiền tệ quốc gia; mua, bán ngoại hối trên thị trường quốc tế và thực hiện giao dịch ngoại hối khác theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
    3. Địa vị pháp lí của các tổ chức tín dụng

    3.1 Khái niệm và các loại hình tổ chức tín dụng

    Tổ chức tín dụng là thuật ngữ chỉ những doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo những quy định của pháp luật ngân hàng (luật chuyên ngành) và luật chung để thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động ngân hàng.
    Theo Luật Các tổ chức túi dụng 2010, TCTD có thể tồn tại dưới các loại hình sau:
    Ngân hàng: là loại hình TCTD có thể được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng. Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng bao gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã.
    Tổ chức tín dụng phi ngân hàng: là loại hình TCTD được thực hiện một hoặc một số hoạt động ngân hàng, trừ các hoạt động nhận tiền gửi của cá nhân và cung ứng các dịch vụ thanh toán qua tài khoản của khách hàng. TCTD phi ngân hàng bao gồm: công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính và các TCTD phi ngân hàng khác.
    Tổ chức tài chính vi mô: là loại hình TCTD chủ yếu thực hiện một số hoạt động ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cáu của các cá nhân, hộ gia đình có thu nhập thấp và doanh nghiệp siêu nhỏ.
    Quỹ tín dụng nhân dân: là TCTD do các pháp nhân, cá nhân và hộ gia đình tự nguyện thành lập dưới hình thức hợp tác xã để thực hiện một số hoạt động ngân hàng nhằm mục tiêu chủ yếu là tương trợ nhau phát triển sản xuất, kinh doanh và đời sống.

    3.2 Cơ cấu tổ chức nội bộ của tổ chức tín dụng

    • Cơ cấu tổ chức nội bộ của TCTD thông thường có: trụ sở chính (hội sở chính), hộ thống chi nhánh, sở giao dịch, các công ty trực thuộc (theo mô hình công ty TNHH một thành viên) kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, tài chính và các đơn vị sự nghiệp.
    • Cơ cấu tổ chức quản lí của TCTD được thành lập dưới hình thức công ty cổ phần bao gồm ĐHĐCĐ, HĐQT, Ban kiểm soát, TGĐ/GĐ.
    • Cơ cấu tổ chức quản lí của TCTD được thành lập dưới hình thức công ty TNHH một thành viên, cỏng ty TNHH hai thành viên trở lên bao gồm: HĐTV, Ban kiổm soát, TGĐ/GĐ.
    • Cơ cấu tổ chức quản lí của ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân bao gồm Đại hội thành viên, HĐQT, Ban kiểm soát, TGĐ/GĐ.
    3.3 Quy trình cấp giấy phép thành lập

    NHNNVN có thẩm quyền cấp, sửa đổi, bổ sung và thu hổi giấy phép thành lập cho các TCTD. Do hoạt động ngân hàng thuộc nhóm hoạt dộng kinh doanh có điều kiện, nên NHNNVN chỉ cấp giáy phép thành lập khi hội đủ các điều kiện luật định, có bộ hồ sơ đầy đủ và tuân thủ đúng quy trình quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng.
    Quy trình tổ chức lại, giải thể và phá sản TCTD theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng và LDN, Luật Hợp tác xã, Luật Phá sản...

    4. Nội dung pháp lí về các hoạt động cấp tín dụng và dịch vụ thanh toán qua tài khoản của các tổ chức tín dụng


    Phụ thuộc vào từng loại hình TCTD khác nhau, nội dung, phạm vi và lĩnh vực hoạt dộng của các TCTD cũng khác nhau. Có thể tóm tắt thành các nhóm chính sau:

    4.1 Hoạt động huy động vốn


    Đây là hoạt động cơ bản và thường xuyên của bát kì TCTD nào. Bởi phương thức hoạt động của TCTD là “đi vay để cho vay”, tức là để có nguồn vốn cấp tín dụng cho khách hàng, ngoài nguồn vốn chủ sở hữu, TCTD còn phải huy động, tập trung nguồn vốn nhàn rỗi của công chúng.
    Hoạt động huy động vốn của TCTD thực hiện thông qua nhiều nghiệp vụ nhưng chủ yếu là nhận tiền gửi. Nhận tiền gửi là hoạt động nhận tiền của tổ chức, cá nhân dưới hình thức tiền gửi không kì hạn, tiền gửi có ki hạn, tiền gửi tiết kiệm, phát hành chứng chỉ tiền gửi, kì phiếu, tín phiếu và các hình thức nhận tiền gửi khác theo nguyên tắc có hoàn trả đấy đủ tiền gốc, lãi cho người gửi tiền theo thoả thuận.
    Các TCTD phi ngân hàng không được huy động vốn từ các cá nhân.
    Khi huy động vốn của cá nhân bằng đồng Việt Nam, TCTD tham gia bảo hiểm tiền gửi tại Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam để bảo vệ người gửi tiền.

    4.2 Hoạt động cấp tín dụng


    Cấp tín dụng là việc TCTD thoả thuận cho phép khách hàng (tổ chức, cá nhân) sử dụng một khoản tiền theo nguyền tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác.
    Theo quy định pháp luật hiện hành, khách hàng được cấp tín dụng phải hội đủ các điếu kiện về năng lực tài chính, mục đích sử dụng vốn, trong nhiều trường hợp phải được bảo đảm bằng tài sản. Khi cấp tín dụng cho khách hàng, TCTD phải tuân thủ quy trình thẩm định hồ sơ tín dụng, xem xét đánh giá các biện pháp bảo đảm tín dụng và giải ngân, thu hồi vốn đúng pháp luật và thoả thuận trong hợp đồng.
    Hình thức pháp lí của quan hệ tín dụng giữa tổ chức tín dụng và khách hàng là hợp đồng tín dụng. Tên gọi hợp đồng phụ thuộc vào từng quan hộ tín dụng cụ thể.
    Ví dụ: Hợp đồng vay, hợp đồng cho thuê tài chính, hợp đồng cấp bảo lãnh, hợp đồng chiết khấu...
    Hợp đồng tín dụng thông thường có các điều khoản về số tiến vay, loại tiền vay, thời hạn và điều kiện giải ngân, thời hạn sử dụng vốn, mục đích sử dụng vốn, lãi suất trong hạn và lãi suất quá hạn, phương thức thanh toán nợ gốc và nợ lãi, các trường hợp cơ cấu lại khoản nợ và chuyển nợ quá hạn, quyến và nghĩa vụ của các bên và các điều khoản khác.

    5. Hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản


    Dịch vụ thanh toán do các ngân hàng cung cấp bao gồm các hoạt động: (i) Mở tài khoản, quản lí tài khoản thanh toán của khách hàng; (ii) Cung ứng phương tiện thanh toán; (iii) Thực hiện dịch vụ thanh toán séc, lệnh chi, uỷ nhiệm chi, nhờ thu, uỷ nhiệm thu, thẻ ngân hàng, thư tín dụng và (iv) Các dịch vụ thanh toán khác cho khách hàng thông qua tài khoản của khách hàng, kể cả thanh toán quốc tế khi được NHNNVN cho phép.
    TCTD phi ngân hàng không được phép hoạt động CƯDV thanh toán.
    Quyền và nghĩa vụ của TCTD (bên cung cấp dịch vụ) và khách hàng (bên sử dụng dịch vụ) được quy định cụ thể trong thoả thuận giữa các bên và trong các văn bản pháp luật.

    6. Các quy định đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng


    Mục tiêu các quy định bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng: (i) Bảo đảm duy trì khả năng thanh toán cho TCTD; (ii) Bảo đảm an toàn cho cả hộ thống tài chính tiền tệ quốc gia và cả nền kinh tế nói chung; (iii) Bảo vệ người gửi tiền tại TCTD.
    Nội dung các quy định về bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng, bao gồm: (i) Các quy định pháp luật về những trường hợp cấm cấp tín dụng, những trường hợp hạn chế cấp tín dụng; (ii) Giới hạn cấp tín dụng; (iii) Các tỉ lệ bảo đảm an toàn; (iv) Nghĩa vụ trích lập dự phòng; (v) Các giới hạn trong góp vốn, mua cổ phần và kinh doanh bất động sản.