Phương trình và hệ phương trình chọn lọc _ Kì 2

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Tác giả: ĐOÀN VĂN TRÚC
    --------- ---------

    Bài 4:
    Giải phương trình và hệ phương trình sau:
    a) Giải phương trình $2\left( {{x}^{2}}+2 \right)=5\sqrt{{{x}^{3}}+1}$.
    b*) Giải hệ phương trình $\left\{ \begin{align}
    & {{x}^{3}}=4{{y}^{3}}-1 \\
    & 2{{x}^{2}}+4x+{{y}^{3}}={{y}^{2}}+y-2 \\
    \end{align} \right.$.
    Lời giải:
    a) Phương pháp đặt ẩn phụ đưa về phương trình tích
    ĐKXĐ: $x\ge -1$.
    Ta có $2\left( {{x}^{2}}+2 \right)=5\sqrt{{{x}^{3}}+1}\Leftrightarrow 2\left( {{x}^{2}}+2 \right)=5\sqrt{\left( x+1 \right)\left( {{x}^{2}}-x+1 \right)}$
    Đặt $\sqrt{{{x}^{2}}-x+1}=u$ và $\sqrt{x+1}=v$, với $u>0\,\,;\,\,v\ge 0$. Suy ra ${{u}^{2}}+{{v}^{2}}=2$.
    Ta được phương trình $2\left( {{u}^{2}}+{{v}^{2}} \right)=5uv\Leftrightarrow \left( u-2v \right)\left( 2u-v \right)=0\Leftrightarrow \left[ \begin{align}
    & u=2v \\
    & v=2u \\
    \end{align} \right.$
    · Với $u=2v$ thì $\sqrt{{{x}^{2}}-x+1}=2\sqrt{x+1}$, giải ra ta được ${{x}_{1}}=\frac{5-\sqrt{37}}{2}$; ${{x}_{2}}=\frac{5+\sqrt{37}}{2}$.
    · Với $v=2u$ thì $\sqrt{x+1}=2\sqrt{{{x}^{2}}-x+1}$, phương trình vô nghiệm.
    Kết hợp với ĐKXĐ ta được tập nghiệm của phương trình là \[S=\left\{ \frac{5-\sqrt{37}}{2}\,;\,\,\frac{5+\sqrt{37}}{2} \right\}\].

    b) Phương pháp cộng đại số đưa về phương trình cùng bậc
    $\left\{ \begin{align}
    & {{x}^{3}}=4{{y}^{3}}-1 \\
    & 2{{x}^{2}}+4x+{{y}^{3}}={{y}^{2}}+y-2 \\
    \end{align} \right.$ $\Leftrightarrow \left\{ \begin{align}
    & {{x}^{3}}=4{{y}^{3}}-1\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\left( 1 \right) \\
    & 6{{x}^{2}}+12x+3{{y}^{3}}=3{{y}^{2}}+3y-6\,\,\,\,\,\,\,\,\left( 2 \right) \\
    \end{align} \right.$
    Cộng (1) và (2) VTV ta được phương trình
    ${{x}^{3}}+6{{x}^{2}}+12x={{y}^{3}}+3{{y}^{2}}+3y-7$
    $\Leftrightarrow {{\left( x+2 \right)}^{3}}={{\left( y+1 \right)}^{3}}$
    $\Leftrightarrow x+2=y+1$
    $\Leftrightarrow x=y-1$ (3)
    Thay (3) vào (1) ta được phương trình
    ${{\left( y-1 \right)}^{3}}=4{{y}^{3}}-1\Leftrightarrow 3{{y}^{3}}+3{{y}^{2}}-3y=0\Leftrightarrow 3y\left( {{y}^{2}}+y-1 \right)=0\Leftrightarrow \left[ \begin{align}
    & y=0 \\
    & y=\frac{-1-\sqrt{5}}{2} \\
    & y=\frac{-1+\sqrt{5}}{2} \\
    \end{align} \right.$
    Từ (3) ta tính được giá trị tương ứng của $x$ là $-1\,\,;\,\,\frac{-3-\sqrt{5}}{2}\,\,;\,\,\frac{-3+\sqrt{5}}{2}$.
    Vậy hệ đã cho có ba nghiệm là $\left( -1\,\,;\,\,0 \right)$, $\left( \frac{-3-\sqrt{5}}{2}\,\,;\,\,\frac{-1-\sqrt{5}}{2} \right)$, $\left( \frac{-3+\sqrt{5}}{2}\,\,;\,\,\frac{-1+\sqrt{5}}{2} \right)$.


    Bài 5:
    Giải phương trình và hệ phương trình sau:
    a) Giải phương trình $\left( x+5 \right)\sqrt{x+3}={{\left( x+1 \right)}^{3}}+2\left( x+1 \right)$.
    b*) Giải hệ phương trình $\left\{ \begin{align}
    & x+y+2\left( \frac{1}{x}+\frac{1}{y} \right)=7 \\
    & 3\left( x+\frac{2}{y} \right)=xy+\frac{4}{xy}+1 \\
    \end{align} \right.$.
    Lời giải:
    a) Phương pháp biến đổi tương đương đưa về phương trình cùng bậc
    ĐKXĐ: $x\ge -3$
    Ta có $\left( x+5 \right)\sqrt{x+3}={{\left( x+1 \right)}^{3}}+2\left( x+1 \right)\Leftrightarrow {{\left( \sqrt{x+3} \right)}^{3}}+2\sqrt{x+3}={{\left( x+1 \right)}^{3}}+2\left( x+1 \right)$.
    Đặt $\sqrt{x+3}=u\ge 0$ và $x+1=v$, khi đó ta được phương trình
    ${{u}^{3}}+2u={{v}^{3}}+2v\Leftrightarrow \left( u-v \right)\left( {{u}^{2}}-uv+{{v}^{2}}+2 \right)=0$
    Ta lại có ${{u}^{2}}-uv+{{v}^{2}}+2={{\left( u-\frac{v}{2} \right)}^{2}}+\frac{3{{v}^{2}}}{4}+2>0$ với mọi $u,v$.
    Do đó $u-v=0\Leftrightarrow u=v\Leftrightarrow \sqrt{x+3}=x+1\Leftrightarrow \left\{ \begin{align}
    & x+1\ge 0 \\
    & x+3={{\left( x+1 \right)}^{2}} \\
    \end{align} \right.$ $\Leftrightarrow \left\{ \begin{align}
    & x\ge -1 \\
    & {{x}^{2}}+x-2=0 \\
    \end{align} \right.$ $\Leftrightarrow x=1$.
    Vậy phương trình đã cho có nghiệm duy nhất là $x=1$.

    b) Phương pháp đặt ẩn phụ đưa về hệ bậc hai quen thuộc
    ĐKXĐ: $x\ne 0\,\,;\,\,y\ne 0$
    Ta có $\left\{ \begin{align}
    & x+y+2\left( \frac{1}{x}+\frac{1}{y} \right)=7 \\
    & 3\left( x+\frac{2}{y} \right)=xy+\frac{4}{xy}+1 \\
    \end{align} \right.$ $\Leftrightarrow \left\{ \begin{align}
    & \left( x+\frac{2}{y} \right)+\left( y+\frac{2}{x} \right)=7 \\
    & 3\left( x+\frac{2}{y} \right)=xy+\frac{4}{xy}+1 \\
    \end{align} \right.$
    Đặt $x+\frac{2}{y}=u$, $y+\frac{2}{x}=v$. Suy ra $xy+\frac{4}{xy}=uv-4$
    Ta có hệ phương trình $\left\{ \begin{align}
    & u+v=7 \\
    & 3u=uv-3 \\
    \end{align} \right.$ $\Leftrightarrow \left\{ \begin{align}
    & v=7-u \\
    & 3u=u\left( 7-u \right)-3 \\
    \end{align} \right.$ $\Leftrightarrow \left\{ \begin{align}
    & v=7-u\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\left( 1 \right) \\
    & {{u}^{2}}-4u+3=0\,\,\,\,\left( 2 \right) \\
    \end{align} \right.$
    Giải phương trình (2) ta được ${{u}_{1}}=1$; ${{u}_{2}}=3$.
    · Với $u=1$, từ (1) suy ra $v=6$, ta có hệ $\left\{ \begin{align}
    · & x+\frac{2}{y}=1 \\
    · & y+\frac{2}{x}=6 \\
    · \end{align} \right.$, hệ này vô nghiệm.
    · Với $u=3$, từ (1) suy ra $v=4$, ta có hệ $\left\{ \begin{align}
    · & x+\frac{2}{y}=3 \\
    · & y+\frac{2}{x}=4 \\
    · \end{align} \right.$.
    Giải hệ này ta được $\left\{ \begin{align}
    & x=\frac{3-\sqrt{3}}{2} \\
    & y=\frac{6-2\sqrt{3}}{3} \\
    \end{align} \right.$ ; $\left\{ \begin{align}
    & x=\frac{3+\sqrt{3}}{2} \\
    & y=\frac{6+2\sqrt{3}}{3} \\
    \end{align} \right.$ (tmđk $x\ne 0\,\,;\,\,y\ne 0$)
    Vậy hệ phương trình đã cho có hai nghiệm là $\left\{ \begin{align}
    & x=\frac{3-\sqrt{3}}{2} \\
    & y=\frac{6-2\sqrt{3}}{3} \\
    \end{align} \right.$ ; $\left\{ \begin{align}
    & x=\frac{3+\sqrt{3}}{2} \\
    & y=\frac{6+2\sqrt{3}}{3} \\
    \end{align} \right.$.


    Bài 6:
    Giải phương trình và hệ phương trình sau:
    a) Giải phương trình ${{x}^{2}}-6x+4+2\sqrt{2x-1}=0$.
    b*) Giải hệ phương trình $\left\{ \begin{align}
    & x+\frac{1}{y}-\frac{10}{x}=-1 \\
    & 20{{y}^{2}}-xy-y=1 \\
    \end{align} \right.$.
    Lời giải:
    a) ĐKXĐ: $x\ge \frac{1}{2}$
    ${{x}^{2}}-6x+4+2\sqrt{2x-1}=0$
    $\Leftrightarrow {{x}^{2}}-4x+4=2x-1-2\sqrt{2x-1}+1$
    $\Leftrightarrow {{\left( x-2 \right)}^{2}}={{\left( \sqrt{2x-1}-1 \right)}^{2}}$
    $\Leftrightarrow \left[ \begin{align}
    & \sqrt{2x-1}-1=x-2 \\
    & \sqrt{2x-1}-1=-x+2 \\
    \end{align} \right.$ $\Leftrightarrow \left[ \begin{align}
    & \sqrt{2x-1}=x-1\,\,\,\,\,\,\left( 1 \right) \\
    & \sqrt{2x-1}=3-x\,\,\,\,\,\left( 2 \right) \\
    \end{align} \right.$
    Giải phương trình (1) $\Leftrightarrow \left\{ \begin{align}
    & x-1\ge 0 \\
    & 2x-1={{\left( x-1 \right)}^{2}} \\
    \end{align} \right.$ $\Leftrightarrow \left\{ \begin{align}
    & x\ge 1 \\
    & {{x}^{2}}-4x+2=0 \\
    \end{align} \right.$ $\Leftrightarrow x=2+\sqrt{2}$.
    Giải phương trình (2) $\Leftrightarrow \left\{ \begin{align}
    & 3-x\ge 0 \\
    & 2x-1={{\left( 3-x \right)}^{2}} \\
    \end{align} \right.$ $\Leftrightarrow \left\{ \begin{align}
    & x\le 3 \\
    & {{x}^{2}}-8x+10=0 \\
    \end{align} \right.$ $\Leftrightarrow x=4-\sqrt{6}$.
    Kết hợp với ĐKXĐ thì phương trình đã cho có tập nghiệm là $S=\left\{ 2+\sqrt{2}\,;\,4-\sqrt{6} \right\}$.

    b) ĐKXĐ: $x\ne 0\,\,;\,y\ne 0$
    Ta có $\left\{ \begin{align}
    & x+\frac{1}{y}-\frac{10}{x}=-1 \\
    & 20{{y}^{2}}-xy-y=1 \\
    \end{align} \right.$ $\Leftrightarrow \left\{ \begin{align}
    & x+\frac{1}{y}+1=\frac{10}{x}\,\,\,\,\,\,\,\,\left( 1 \right) \\
    & x+\frac{1}{y}+1=20y\,\,\,\,\left( 2 \right) \\
    \end{align} \right.$
    Từ (1) và (2) suy ra $\frac{10}{x}=20y\Leftrightarrow \frac{1}{y}=2x$ (3)
    Thay (3) vào (1) ta được $3x+1=\frac{10}{x}\Leftrightarrow 3{{x}^{2}}+x-10=0\Leftrightarrow \left[ \begin{align}
    & x=-2 \\
    & x=\frac{5}{3} \\
    \end{align} \right.$ (tmđkxđ)
    · Với $x=-2$, từ (3) suy ra $y=-\frac{1}{4}$.
    · Với $x=\frac{5}{3}$, từ (3) suy ra $y=\frac{3}{10}$.
    Vậy hệ đã cho có hai nghiệm là $\left( -2\,\,;\,\,-\frac{1}{4} \right)$, $\left( \frac{5}{3}\,\,;\,\,\frac{3}{10} \right)$.