Phương trình và hệ phương trình chọn lọc _ Kì 8

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Tác giả: ĐOÀN VĂN TRÚC
    --------- ---------

    Bài 22:
    Giải phương trình và hệ phương trình sau:
    a) Giải phương trình $\sqrt{2{{x}^{2}}-2x+1}+\sqrt{2{{x}^{2}}-\left( \sqrt{3}-1 \right)x+1}+\sqrt{2{{x}^{2}}+\left( \sqrt{3}+1 \right)x+1}=3$.
    b) Giải hệ phương trình $\left\{ \begin{align}
    & {{x}^{2}}y+2={{y}^{2}} \\
    & x{{y}^{2}}+2={{x}^{2}} \\
    \end{align} \right.$.
    Giải:
    a) ĐKXĐ: $x\in \mathbb{R}$.
    Áp dụng bất đẳng thức Cô-si ta có:
    $\sqrt{2{{x}^{2}}-2x+1}\le \frac{2{{x}^{2}}-2x+1+1}{2}=\frac{2{{x}^{2}}-2x+2}{2}$, dấu “=” xảy ra khi x = 0 hoặc x = 1.
    $\sqrt{2{{x}^{2}}-\left( \sqrt{3}-1 \right)x+1}\le \frac{2{{x}^{2}}-\left( \sqrt{3}-1 \right)x+2}{2}$, dấu “=” xảy ra khi x = 0 hoặc $x=\frac{\sqrt{3}-1}{2}$.
    $\sqrt{2{{x}^{2}}+\left( \sqrt{3}+1 \right)x+1}\le \frac{2{{x}^{2}}+\left( \sqrt{3}+1 \right)x+2}{2}$, dấu “=” xảy ra khi x = 0 hoặc $x=-\frac{\sqrt{3}+1}{2}$.
    Do đó $\sqrt{2{{x}^{2}}-2x+1}+\sqrt{2{{x}^{2}}-\left( \sqrt{3}-1 \right)x+1}+\sqrt{2{{x}^{2}}+\left( \sqrt{3}+1 \right)x+1}\le 3{{x}^{2}}+3$.
    Dấu “=” xảy ra khi $x=0$.
    Vậy $\sqrt{2{{x}^{2}}-2x+1}+\sqrt{2{{x}^{2}}-\left( \sqrt{3}-1 \right)x+1}+\sqrt{2{{x}^{2}}+\left( \sqrt{3}+1 \right)x+1}=3$ có nghiệm duy nhất là x = 0.

    Cách khác:
    ĐKXĐ: $x\in \mathbb{R}$.
    Áp dụng bất đẳng thức Bunhiacopxki ta có:
    $\begin{align}
    & \sqrt{2{{x}^{2}}-2x+1}+\sqrt{2{{x}^{2}}-\left( \sqrt{3}-1 \right)x+1}+\sqrt{2{{x}^{2}}+\left( \sqrt{3}+1 \right)x+1} \\
    & \le \sqrt{3\left[ 2{{x}^{2}}-2x+1+2{{x}^{2}}-\left( \sqrt{3}-1 \right)x+1+2{{x}^{2}}+\left( \sqrt{3}+1 \right)x+1 \right]}=3\sqrt{3{{x}^{2}}+1} \\
    \end{align}$
    Dấu “=” xảy ra khi $\sqrt{2{{x}^{2}}-2x+1}=\sqrt{2{{x}^{2}}-\left( \sqrt{3}-1 \right)x+1}=\sqrt{2{{x}^{2}}+\left( \sqrt{3}+1 \right)x+1}\Leftrightarrow x=0$.
    Vậy $\sqrt{2{{x}^{2}}-2x+1}+\sqrt{2{{x}^{2}}-\left( \sqrt{3}-1 \right)x+1}+\sqrt{2{{x}^{2}}+\left( \sqrt{3}+1 \right)x+1}=3$ có nghiệm duy nhất là x = 0.

    b) Giải hệ phương trình $\left\{ \begin{align}
    & {{x}^{2}}y+2={{y}^{2}}\,\,\,\,\,\left( 1 \right) \\
    & x{{y}^{2}}+2={{x}^{2}}\,\,\,\,\,\left( 2 \right) \\
    \end{align} \right.$.
    Lấy (1) trừ (2) vế theo vế ta được: ${{x}^{2}}y-x{{y}^{2}}={{y}^{2}}-{{x}^{2}}\Leftrightarrow \left( x-y \right)\left( xy+x+y \right)=0$.
    Trường hợp 1: x = y.
    Khi đó (1) trở thành ${{x}^{3}}+2={{x}^{2}}\Leftrightarrow {{x}^{3}}-{{x}^{2}}+2=0\Leftrightarrow \left( x+1 \right)\left( {{x}^{2}}-2x+2 \right)=0\Leftrightarrow x=-1$.
    Vậy hệ có nghiệm là (x;y) = $\left( x;y \right)=\left( -1;-1 \right)$.
    Trường hợp 2: xy + x + y = 0 $\Leftrightarrow y=\frac{-x}{x+1}$ (vì $x\ne -1$).
    Khi đó (1) trở thành $\frac{-{{x}^{3}}}{x+1}+2=\frac{{{x}^{2}}}{{{\left( x+1 \right)}^{2}}}\Leftrightarrow {{x}^{4}}+{{x}^{3}}-{{x}^{2}}-4x-2=0$ (*)
    Bằng phương pháp hệ số bất định ta biến đổi được (*) về phương trình tích:
    $\left( {{x}^{2}}+2x+2 \right)\left( {{x}^{2}}-x-1 \right)=0\Leftrightarrow \left[ \begin{align}
    & {{x}^{2}}+2x+2=0\,\,\left( vo\hat{a}\,\,nghie\ddot{a}m \right) \\
    & {{x}^{2}}-x-1=0 \\
    \end{align} \right.$ $\Leftrightarrow \left[ \begin{align}
    & x=1-\sqrt{5} \\
    & x=1+\sqrt{5} \\
    \end{align} \right.$.
    · Với $x=1-\sqrt{5}$ thì $y=7-3\sqrt{5}$.
    · Với $x=1+\sqrt{5}$ thì $y=-3+\sqrt{5}$.
    Tóm lại: hệ đã cho có 3 nghiệm là $\left( -1;-1 \right)$; $\left( 1-\sqrt{5};7-3\sqrt{5} \right)$; $\left( 1+\sqrt{5};-3+\sqrt{5} \right)$.


    Bài 23:
    Giải phương trình và hệ phương trình sau:
    a) Giải phương trình $\frac{1}{\sqrt{x+3}}+\frac{1}{\sqrt{3x+1}}=\frac{2}{1+\sqrt{x}}$.
    b) Giải hệ phương trình $\left\{ \begin{align}
    & xy\left( x+1 \right)\left( y+1 \right)=240 \\
    & \left( x-1 \right)\left( y-1 \right)=6 \\
    \end{align} \right.$.
    Giải:
    a) ĐKXĐ: $x\ge 0$.
    Ta có $\frac{1}{\sqrt{x+3}}+\frac{1}{\sqrt{3x+1}}=\frac{\sqrt{3x+1}+\sqrt{x+3}}{\sqrt{\left( x+3 \right)\left( 3x+1 \right)}}\le \frac{\sqrt{2\left( 3x+1+x+3 \right)}}{\sqrt{\left( x+3 \right)\left( 3x+1 \right)}}=\frac{2\sqrt{2x+2}}{\sqrt{\left( x+3 \right)\left( 3x+1 \right)}}$.
    Dấu “=” xảy ra khi và chỉ khi $\sqrt{3x+1}=\sqrt{x+3}\Leftrightarrow x=1$.
    Ta chứng minh $\frac{2\sqrt{2x+2}}{\sqrt{\left( x+3 \right)\left( 3x+1 \right)}}\le \frac{2}{1+\sqrt{x}}$ (*)
    Thật vậy (*) tương đương với: $\sqrt{2x+2}\left( 1+\sqrt{x} \right)\le \sqrt{\left( x+3 \right)\left( 3x+1 \right)}$
    $\begin{align}
    & \Leftrightarrow \left( 2x+2 \right){{\left( 1+\sqrt{x} \right)}^{2}}\le \left( x+3 \right)\left( 3x+1 \right) \\
    & \Leftrightarrow \left( 2x+2 \right)\left( 1+2\sqrt{x}+x \right)\le 3{{x}^{2}}+10x+3 \\
    & \Leftrightarrow 2x+4x\sqrt{x}+2{{x}^{2}}+2+4\sqrt{x}+2x\le 3{{x}^{2}}+10x+3 \\
    & \Leftrightarrow {{x}^{2}}-4x\sqrt{x}+6x-4\sqrt{x}+1\ge 0 \\
    & \Leftrightarrow {{\left( \sqrt{x}-1 \right)}^{4}}\ge 0\,\,\,\,\,\,\left( \tilde{n}u\grave{u}ng\,v\hat{o}\grave{u}i\,mo\ddot{i}i\,x\ge 0 \right) \\
    \end{align}$
    Dấu “=” xảy ra khi và chỉ khi ${{\left( \sqrt{x}-1 \right)}^{4}}=0\Leftrightarrow x=1$.
    Do đó $\frac{1}{\sqrt{x+3}}+\frac{1}{\sqrt{3x+1}}\le \frac{2}{1+\sqrt{x}}$. Dấu “=” xảy ra khi và chỉ khi $x=1$.
    Vậy phương trình $\frac{1}{\sqrt{x+3}}+\frac{1}{\sqrt{3x+1}}=\frac{2}{1+\sqrt{x}}$ có nghiệm duy nhất $x=1$.

    b) Giải hệ phương trình $\left\{ \begin{align}
    & xy\left( x+1 \right)\left( y+1 \right)=240\,\,\,\,\,\,\,\left( 1 \right) \\
    & \left( x-1 \right)\left( y-1 \right)=6\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\left( 2 \right) \\
    \end{align} \right.$.
    Từ (1) suy ra $xy\ne 0$, do đó:
    $\left( 1 \right)\Leftrightarrow \left( x+1 \right)\left( y+1 \right)=\frac{240}{xy}\Leftrightarrow xy+x+y+1=\frac{240}{xy}\,\,\,\,\,\,\left( 3 \right)$
    Ta lại có $\left( 2 \right)\Leftrightarrow xy-x-y+1=6\,\,\,\,\,\,\,\,\left( 4 \right)$
    Cộng (3) và (4) vế theo vế ta được:
    $2xy+2=\frac{240}{xy}+6\Leftrightarrow {{x}^{2}}{{y}^{2}}-2xy-120=0\Leftrightarrow \left[ \begin{align}
    & xy=12 \\
    & xy=-10 \\
    \end{align} \right.$.
    Trường hợp 1: $xy=12$
    Ta thu được hệ phương trình $\left\{ \begin{align}
    & xy=12 \\
    & x+y=7 \\
    \end{align} \right.$, giải ra ta được $\left( x;y \right)=\left( 3;4 \right),\,\,\left( 4;3 \right)$.
    Trường hợp 2: $xy=-10$
    Ta thu được hệ phương trình $\left\{ \begin{align}
    & xy=-10 \\
    & x+y=-15 \\
    \end{align} \right.$, giải ra ta được $\left( x;y \right)=\left( \frac{-15-\sqrt{265}}{2};\frac{-15+\sqrt{265}}{2} \right),\,\,\left( \frac{-15+\sqrt{265}}{2};\frac{-15-\sqrt{265}}{2} \right)$.
    Vậy hệ phương trình đã cho có 4 nghiệm là: $\left( 3;4 \right),\,\,\left( 4;3 \right),\,\,\left( \frac{-15-\sqrt{265}}{2};\frac{-15+\sqrt{265}}{2} \right),\,\,\left( \frac{-15+\sqrt{265}}{2};\frac{-15-\sqrt{265}}{2} \right)$.


    Bài 24:

    a) Giải phương trình $3x-1+\frac{x-1}{4x}=\sqrt{3x+1}$.
    b) Giải hệ phương trình $\left\{ \begin{align}
    & {{x}^{2}}=12y+6 \\
    & 2{{y}^{2}}=x-1 \\
    \end{align} \right.$.
    Giải:
    a) ĐKXĐ: $x\ge -\frac{1}{3}$ và $x\ne 0$.
    Ta có $3x-1+\frac{x-1}{4x}=\sqrt{3x+1}\Leftrightarrow 12{{x}^{2}}-\left( 3x+1 \right)=4x\sqrt{3x+1}$ (*)
    Đặt $y=\sqrt{3x+1}\Rightarrow {{y}^{2}}=3x+1$ ; $y\ge 0$ ; $y\ne 1$.
    Khi đó (*) $\Leftrightarrow 12{{x}^{2}}-{{y}^{2}}=4xy\Leftrightarrow \left( 12{{x}^{2}}-6xy \right)-\left( {{y}^{2}}-2xy \right)=0\Leftrightarrow \left( 2x-y \right)\left( 6x+y \right)=0$.
    Trường hợp 1: $2x-y=0\Leftrightarrow y=2x$ (x > 0).
    Khi đó ${{y}^{2}}=3x+1\Leftrightarrow 4{{x}^{2}}=3x+1\Leftrightarrow 4{{x}^{2}}-3x-1=0\Leftrightarrow \left[ \begin{align}
    & x=1\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\left( nha\ddot{a}n \right) \\
    & x=-\frac{1}{4}\,\,\,\,\,\,\,\left( loa\ddot{i}i \right) \\
    \end{align} \right.$ .
    Trường hợp 2: $6x+y=0\Leftrightarrow y=-6x$ (x < 0).
    Khi đó ${{y}^{2}}=3x+1\Leftrightarrow 36{{x}^{2}}=3x+1\Leftrightarrow 36{{x}^{2}}-3x-1=0\Leftrightarrow \left[ \begin{align}
    & x=\frac{1-\sqrt{17}}{24}\,\,\,\,\,\,\left( nha\ddot{a}n \right) \\
    & x=\frac{1+\sqrt{17}}{24}\,\,\,\,\,\,\,\left( loa\ddot{i}i \right) \\
    \end{align} \right.$.
    Vậy phương trình đã cho có tập nghiệm là $S=\left\{ 1\,\,;\,\,\frac{1-\sqrt{17}}{24} \right\}$.

    b) Ta có $\left\{ \begin{align}
    & {{x}^{2}}=12y+6 \\
    & 2{{y}^{2}}=x-1 \\
    \end{align} \right.$ $\Leftrightarrow \left\{ \begin{align}
    & {{x}^{2}}=12y+6\,\,\,\,\,\,\,\left( 1 \right) \\
    & 4{{y}^{2}}=2x-2\,\,\,\,\,\,\left( 2 \right) \\
    \end{align} \right.$.
    Lấy (1) trừ (2) VTV ta được:
    ${{x}^{2}}-4{{y}^{2}}=12y-2x+8\Leftrightarrow {{x}^{2}}+2x+1=4{{y}^{2}}+12y+9\Leftrightarrow {{\left( x+1 \right)}^{2}}={{\left( 2y+3 \right)}^{2}}$.
    Trường hợp 1: $x+1=2y+3\Leftrightarrow x=2y+2$.
    Khi đó $\left( 2 \right)\Leftrightarrow 4{{y}^{2}}=4y+2\Leftrightarrow 2{{y}^{2}}-2y-1=0\Leftrightarrow y\in \left\{ \frac{1-\sqrt{3}}{2}\,\,;\,\,\frac{1+\sqrt{3}}{2} \right\}$.
    · Với $y=\frac{1-\sqrt{3}}{2}$ thì $x=3-\sqrt{3}$.
    · Với $y=\frac{1+\sqrt{3}}{2}$ thì $x=3+\sqrt{3}$.
    Trường hợp 2: $x+1=-2y-3\Leftrightarrow x=-2y-4$.
    Khi đó $\left( 2 \right)\Leftrightarrow 4{{y}^{2}}=-4y-6\Leftrightarrow 2{{y}^{2}}+2y+3=0$. Phương trình vô nghiệm.
    Vậy hệ phương trình đã cho có hai nghiệm: $\left( 3-\sqrt{3}\,\,;\,\,\frac{1-\sqrt{3}}{2} \right)$; $\left( 3+\sqrt{3}\,\,;\,\,\frac{1+\sqrt{3}}{2} \right)$.