Rừng xà nu – Nguyễn Trung Thành Bài làm: I. Tác giả nguyễn trung thành – Tên thật là Nguyễn văn Báu (Sinh năm 1932). Bút danh: Nguyễn Trung Thành, Nguyên Ngọc – Quê : Thăng Bình – Quảng Nam – Là nhà văn trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, gắn bó sâu sắc với chiến trường Tây Nguyên, hiểu biết nhiều về thiên nhiên và con người Tây Nguyên đặc biệt là dân tộc ít người. Đó là cơ sở khiến Nguyên Ngọc trở thành người đầu tiên và người góp nhiều công sức nhất trong việc đưa văn chương hiện đại tìm đến Tây Nguyên và đưa Tây Nguyên tìm đến văn chương hiện đại – Thấm đượm trong mỗi trang viết là tình yêu tha thiết của nhà văn đối với đất nước, quê hương. Nguồn đề tài và cảm hứng ấy dã làm cho văn chương Nguyên Ngọc đạt tới tầm vóc của những khúc sử thi hào hùng và mang rất nhiều vẻ đẹp trữ tình lãng mạn. – Năm 2000, ông được tặng giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật Các tác phẩm chính: – Đất nước đứng lên – giải nhất giải thưởng Hội văn nghệ Việt Nam năm 1954 – 1955 – Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc (1969) – Đất Quảng (1971 – 1974)… II. Phân tích văn bản: Xuất xứ: “Rừng xà nu” ra mắt lần đầu tiên trên tạp chí Văn nghệ giải phóng Trung Trung Bộ số 2/1965, sau đó in trong tập Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc Nhan đề của truyện “Rừng xà nu” là một nhan đề đã chứa đựng được cảm xúc của nhà văn và linh hồn tư tưởng của tác phẩm – Hơn nữa “Rừng xà nu” còn ẩn chứa cái ý vị khó quên của đất rừng Tây Nguyên gợi lên vẻ đẹp hùng tráng, man dại – một sức sống bất diệt của cây và tinh thần bất khuất của người – Bởi vậy “Rừng xà nu” mang nhiều tầng nghĩa bao gồm cả nghĩa tả thực lẫn ý nghĩa tượng trưng. Hai lớp nghĩa này xuyên thấm vào nhau toát lên hình tượng sinh động của xà nu, đưa lại không khí Tây Nguyên rất đậm đà cho tác phẩm. Hình tượng rừng xà nu: Rừng xà nu: – “Làng ở trong tầm đại bác của đồn giặc”; “Hầu hết đạn đại bác đều rơi vào ngọn đồi xà nu cạnh con nước lớn”→nằm trong sự huỷ diệt bạo tàn của giặc – “cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào không bị thương” → tội ác dã man, tàn bạo của kẻ thù – “Có những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình đổ ào ào như một trận bão”→ cái đau dữ dội (như con người đang giữa tuổi thanh xuân bỗng bị…) – “Ở chỗ vết thương, nhựa ứa ra tràn trề, thơm ngào ngạt, long lanh nắng hè gay gắt, rồi dần dần bầm lại, đen và đặc quyện thành từng cục máu lớn” → câu văn đẹp lạ lùng và có sứ ấn tượng khó quên bởi ngòi bút của nhà văn như chạm khắc thành hình khối, tạo nên mùi hương, ánh sáng và sức nóng của xà nu – “có những cây con vừa lớn ngang tầm ngực người lại bị đạn đại bác chặt đứt làm đôi. Ở những cây đó…..vết thương không lành được, cứ loét ra mãi, năm mười hôm sau thì cây chết→cái đau xót xa của cây non (tựa như trẻ thơ) – “ Có những cây vượt lên được cao hơn dầu người, cành lá sum sê như những con chim đã đủ lông mao, lông vũ…chúng vượt lên rất nhanh thay thế những cây đã ngã” → sức sống mãnh liệt của những cây xà nu trưởng thành – Rừng xà nu: “ưỡn tấm ngực lớn của mình ra, che chở cho làng…”→ Nghệ thuật nhân hoá cho thấy sự vững chãi của rừng xà nu trong lửa đạn (ẩn dụ về những con người đang chiến đấu để bảo vệ quê hương, đất nước trong kháng chiến chống Mĩ) → Đó vừa là những hình ảnh tả thực gợi cảm giác đau đớn đồng thời cũng là biểu tượng đau thương của con người, của dân tộc ta đã phải chịu đựng Cây xà nu: – “Sinh sôi nảy nở khoẻ.” – “Cạnh một cây xà nu mới ngã gục , đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời” – “Ham ánh sáng mặt trời.” – “Phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng…” → cây xà nu có sức sống mãnh liệt, bền bỉ và bất tận tạo nên một vẻ đẹp tráng lệ, hào hùng, man dại đậm tố chất núi rừng→ biểu tượng về sức sống bất khuất và bất diệt của con người Tây Nguyên – Hình ảnh những ngọn đồi, cánh rừng xà nu trải ra hút tầm mắt, chạy tít tắp đến tận chân trời luôn trở đi, trở lại trong tác phẩm có ý nghĩa khái quát cho cả dân tộc VN trong chiến đấu chống thực dân, đế quốc…. * Nhận xét: Rừng xà nu không chỉ là biểu tượng của con người ở làng Xô Man hẻo lánh. Nhà văn muốn từ một làng Xô Man cụ thể để vươn tới những khái quát rộng lớn hơn thế gấp nhiều lần. Rừng xà nu do đó có thể là biểu tượng của cả Tây Nguyên, của cả miền Nam, và hơn nữa của dân tộc Việt Nam trong thời kì chiến đấu chống đế quốc , thực dân, đau thương nhưng quyết làm tất cả để giành sự sống cho Tổ quốc mình. Mang vẻ đẹp tráng lệ hào hùng của sử thi đậm chất Tây Nguyên Với nghệ thuật nhân hoá, từ ngữ trau chuốt, hình ảnh giàu cảm xúc, đoạn văn đã để lại ấn tượng sâu sắc , về sức sống mãnh liệt,sự trường tồn bất tận của cây xà nu, rừng xà nu → đó cũng chính là biểu tượng cho ý chí, sức sống bền bỉ ,mãnh liệt, bất khuất, kiên cường của cả Tây Nguyên, của cả miền Nam, và hơn nữa của dân tộc Việt nam trong thời kì chiến đấu chống đế quốc, thực dân, đau thương nhưng quyết làm tất cả để giành sự sống cho Tổ quốc mình Trên nền bức tranh hoành tráng là hình ảnh những con người Tây Nguyên bất khuất kiên cường, từng lớp người như từng thế hệ cây xà nu nối tiếp nhau làm nên tập thể dân làng Xô Man anh hùng mỗi người một vẻ đẹp riêng. “Rừng xà nu là truyện của một đời, và được kể trong một đêm”. Người mà cuộc đời được kể trong một đêm ấy – cái cuộc đời sẽ góp phần chủ yếu trong việc làm nên chủ đề thiên truyện. Người đó không thể là ai khác ngoài nhân vật trung tâm của tác phẩm, người dũng sĩ có tên Tnú