Sách bài tập Hoá 11 cơ bản - Chương IX - Bài 45: Axit Cacboxylic

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Bài tập trắc nghiệm 9.13 trang 66 sách bài tập(SBT) hóa học 11.
    Chất sau có tên là ?
    01.png
    A. axit 2-metylpropanoic.
    B. axit 2-metylbutanoic.
    C. axit 3-metylbuta-1-oic.
    D. axit 3-metylbutanoic.
    Hướng dẫn trả lời:
    9.13. D

    Bài tập trắc nghiệm 9.14 trang 66 sách bài tập(SBT) hóa học 11.
    Axit propionic có công thức cấu tạo :
    A. CH3-CH2-CH2-COOH.
    B. CH3-CH2-COOH.
    C. CH3-COOH.
    D. CH3-[CH2]3-COOH.
    Hướng dẫn trả lời:
    9.13. B

    Bài tập trắc nghiệm 9.15 trang 66 sách bài tập(SBT) hóa học 11.
    Bốn chất sau đây đều có phân tử khối là 60. Chất nào có nhiệt độ sôi cao nhất ?
    A. H-COO-CH3.
    B. HO-CH2-CHO.
    C. CH3-COOH.
    D. CH3-CH2-CH2-OH.
    Hướng dẫn trả lời:
    9.13. C

    Bài tập trắc nghiệm 9.16 trang 66 sách bài tập(SBT) hóa học 11.
    Trong 4 chất dưới đây, chất nào dễ tan trong nước nhất ?
    A. CH3-CH2-COO-CH3.
    B. CH3-COO-CH2-CH3.
    C. CH3-CH2-CH2-COOH.
    D. CH3-CH2-CH2-CH2-COỌH.
    Hướng dẫn trả lời:
    9.13. C

    Bài tập trắc nghiệm 9.17 trang 66 sách bài tập(SBT) hóa học 11.
    Trong 4 chất dưới đây, chất nào phản ứng được với cả 3 chất : Na, NaOH và NaHC03 ?
    A. C6H5-OH.
    B. HO-C6H4-OH.
    C. H-COO-C6H5.
    D. C6H5-COOH.
    Hướng dẫn trả lời:
    9.17. D

    Bài tập 9.18 trang 66 sách bài tập(SBT) hóa học 11.
    Viết công thức cấu tạo và tên tất cả các axit cacboxylic có cùng công thức phân tử C5H10O2.
    Hướng dẫn trả lời:
    CH3 - CH2 - CH2 - CH2 - COOH
    ( axit pentanoic )​
    02.png
    ( axit 3-metylbutanoic )​
    03.png
    ( axit 2-metylbutanoic )​
    04.png
    ( axit 2,2-đimetylpropanoic )​

    Bài tập 9.19 trang 67 sách bài tập(SBT) hóa học 11.
    Người ta có thể điều chế axit axetic xuất phát từ một trong các hiđrocacbon dưới đây (cùng với các chất vô cơ cần thiết) :
    1. metan ;
    2. etilen ;
    3. axetilen ;
    4. butan.
    Hãy viết phương trình hoá học của phản ứng xảy ra trong các quá trình đó, có ghi rõ điểu kiện phản ứng.
    Hướng dẫn trả lời:
    05.png
    Bài tập 9.20 trang 67 sách bài tập(SBT) hóa học 11.
    Dung dịch axit fomic 0,092% có khối lượng riêng xấp xỉ 1 g/ml. Trong dịch đó, chỉ có 5,0% số phân tử axit fomic phân li thành ion.
    Hãy tính pH của dung dịch đó.
    Hướng dẫn trả lời:
    9.20. Khối lượng của 1 lít (1000 ml) dung dịch axit fomic 0,092% là 1000 g. trong đó khối lượng của axit fomic là :
    \(1000.\frac{{0,092}}{{100}} = 0,92(g)\)
    và số mol axit fomic là : \(\frac{{0,92}}{{46}}\) = 0,02 (mol).
    Số mol axit fomic phân li thành ion là : \(0,02.\frac{5}{{100}}\) = 0,001 (mol).
    \(HCOOH \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over
    {\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} HCO{O^ - } + {H^ + }\)
    0,001 mol 0,001 mol
    Nồng độ [H+] = 0,001 mol/l = \({1.10^{ - 3}}\) mol/l. Vậy pH = 3.

    Bài tập 9.21 trang 67 sách bài tập(SBT) hóa học 11.
    Hoàn thành các phương trình hoá học dưới đây (nếu phản ứng có xảy ra) :
    1. \(C{H_3}COOH + NaHC{O_3} \to \)
    2. \(C{H_3}COOH + NaHS{O_4} \to \)
    3. \(C{H_3}COOH + {C_6}{H_5}OH \to \)
    4. \(C{H_3}COOH + {C_6}{H_5}C{H_2}OH \to \)
    5. \(C{H_3}COONa + {H_2}Si{O_3} \to \)
    6. \(C{H_3}COONa + {H_2}S{O_4} \to \)
    7. \(C{H_3}COOH + CuO \to \)
    8. \(C{H_3}COOH + Cu \to \)
    Hướng dẫn trả lời:
    1. \(C{H_3}COOH + NaHC{O_3} \to \) \(C{H_3}COONa + {H_2}O + C{O_2}\)
    2. Không có phản ứng
    3. Không có phản ứng
    4.
    \(C{H_3}COOH + {C_6}{H_5}C{H_2}OH \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over
    {\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} \) \(C{H_3}COOC{H_2}{C_6}{H_5} + {H_2}O\)
    5. Không có phản ứng
    6. \(C{H_3}COONa + {H_2}S{O_4} \to \) \(2C{H_3}COOH + N{a_2}S{O_4}\)
    7. \(C{H_3}COOH + CuO \to \) \({(C{H_3}COO)_2}Cu + {H_2}O\)
    8. Không có phản ứng

    Bài tập 9.22 trang 67 sách bài tập(SBT) hóa học 11.
    Để trung hoà 50 ml dung dịch của một axit cacboxylic đơn chức phải dùng vừa hết 30 ml dung dịch KOH 2 M. Mặt khác, khi trung hoà125 ml dung dịch axit nói trên bằng một lượng KOH vừa đủ rồi cô cạn, thu được 16,8 g muối khan.
    Hãy xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo, tên và nồng độ mol của axit trong dung dịch đó.
    Hướng dẫn trả lời:
    RCOOH + KOH \( \to \) RCOOK + H20
    Số mol RCOOH trong 50 ml dung dịch axit là : \(\frac{{2.30}}{{1000}}\) = 0,06 (mol).
    Nống độ mol của dung dịch axit la : \(\frac{{0,06.1000}}{{50}}\) = 1,2 (mol/l)
    Số mol RCOOH trong 125 ml dung dich axit là : \(\frac{{1,2.125}}{{1000}}\) = 0,15(mol).
    Đó cũng là số mol muối thu được sau khi cô cạn dung dịch.
    Khối lượng 1 mol muối là \(\frac{{16,8}}{{0,15}}\) = 112 (g).
    RCOOK = 112 \( \Rightarrow \) R = 112 - 83 = 29 \( \Rightarrow \) R là -C2H5
    CTPT của axit: \({C_3}{H_6}{O_2}\).
    CTCT : CH3 - CH2 - COOH axit propanoic (axit propionic)

    Bài tập 9.23 trang 67 sách bài tập(SBT) hóa học 11.
    Chất A là một axit no, đơn chức, mạch hở. Để đốt cháy hoàn toàn 2,55 g A phải dùng vừa hết 3,64 lít 02 (đktc).
    Hãy xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo và tên của chất A.
    Hướng dẫn trả lời:
    \({C_n}{H_{2n}}{O_2} + \frac{{3n - 2}}{2}{O_2} \to nC{O_2} + n{H_2}O\)
    Theo phương trình : (14n + 32)g axit tác dụng với \(\frac{{3n - 2}}{2}\) mol 02.
    Theo đầu bài : 2,55 g axit tác dụng với \(\frac{{3,64}}{{22,4}}\) = 0,1625 mol 02.
    \(\frac{{14n + 32}}{{2,55}} = \frac{{3n - 2}}{{2.0,1625}} \Rightarrow n = 5\)
    CTPT của axit là C5H10O2. Các CTCT và tên của axit xem bài 9.18.

    Bài tập 9.24 trang 68 sách bài tập(SBT) hóa học 11.
    Chất A là một axit cacboxylic đơn chức, dẫn ,xuất của anken. Khi đốt cháy hoàn toàn 0,9 g A, người ta thấy trong sản phẩm tạo thành,khối lượng C02 lớn hơn khối lượng \({H_2}O\) 1,2 g.
    Hãy xác định cồng thức phân tử, công thức cấu tạo của A. Vận dụng cách đọc tên thay thế của các axit, hãy cho biết tên của chất A.
    Hướng dẫn trả lời:
    \({C_n}{H_{2n - 2}}{O_2} + \frac{{3n - 3}}{2}{O_2} \to nC{O_2} + (n - 1){H_2}O\)
    Theo phương trình : Nếu đốt (14n + 30) g A, khối lượng C02 nhiều hơn khối lượng H20 (26n + 1,08) g.
    Theo đầu bài : Nếu đốt 0,9 g A, khối lượng C02 nhiều hơn khối lượng H20 là 1,2 g.
    Vậy \(\frac{{14n + 30}}{{0,9}} = \frac{{26n + 18}}{{1,2}} \Rightarrow n = 3\)
    CTPT của axit là C3H4O
    CTCT : CH2 = CH - COOH Axit propenoic.

    Bài tập 9.25 trang 68 sách bài tập(SBT) hóa học 11.
    Dung dịch X có chứa đồng thời hai axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng.
    Lấy 80 ml dung dịch X đem chia làm hai phần như nhau. Trung hoà phần (1) bằng dung dịch NaOH rồi cô cạn thu được 4,26 g hỗn hợp muối khan. Trung hoà phần (2) bằng dung dịch Ba(OH)2 rồi cô cạn, thu được 6,8 g hỗn hợp muối khan.
    Hãy xác định công thức phân tử và nồng độ mol của từng axit trong dung dịch X.
    Hướng dẫn trả lời:
    Đặt công thức chung của 2 axit là \({C_{\overline n }}{H_{2\overline n + 1}}COOH\)
    Phần 1 :
    \({C_{\overline n }}{H_{2\overline n + 1}}COOH + NaOH \to {C_{\overline n }}{H_{2\overline n + 1}}COONa + {H_2}O\)
    x mol x mol
    (14\(\overline n \) + 68)x = 4,26 (1)
    Phần 2 :
    \({C_{\overline n }}{H_{2\overline n + 1}}COOH + Ba{(OH)_2} \to \)\({({C_{\overline n }}{H_{2\overline n + 1}}COO)_2}Ba + 2{H_2}O\)
    x mol \(\frac{x}{2}\) mol
    (28\(\overline n \) + 227)\(\frac{x}{2}\) = 6,08 (2)
    Từ (1) và (2) tìm được n = 2,75; x = 0,04.
    Axit thứ nhất là C2H5COOH (C3H802) có số mol là a mol.
    Axit thứ hai là C3H7COOH (C4H802) có số mol là b mol.
    \(\left. \begin{array}{l}
    a + b = 0,04\\
    \frac{{2a + 3b}}{{a + b}} = 2,75
    \end{array} \right\}a = 0,01;b = 0,03\)
    CM của C2H5COOH là: \(\frac{{0,01}}{{40}}.1000\) = 0,25 (mol/l).
    CM của C3H7COOH là: \(\frac{{0,03}}{{40}}.1000\) = 0,75 (mol/l).

    Bài tập 9.26 trang 68 sách bài tập(SBT) hóa học 11.
    Hỗn hợp M gồm axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở A và anol no đơn chức mạch hở B. Hai chất A và B có cùng số nguyên tử cacbon.
    Lấy 25,8 g M đem chia làm 2 phần đều nhau. Cho phần (1) tác dụng hết với natri thu được 2,80 lít H2. Để đốt cháy hoàn toàn phần (2) cần dùng vừa hết 14,56 lít \({O_2}\) . Các thể tích tính ở đktc.
    Xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo, tên và phần trăm về khối lượng của từng chất trong hỗn hợp M.
    Hướng dẫn trả lời:
    Chất A có CTPT là CnH2n02, CTCT là Cn-1H2n-1COOH Chất B có CTPT là CnH2n+20, CTCT là CnH2n+1OH.
    Phần (1) :
    \(2{C_{n - 1}}{H_{2n - 1}}COOH + 2Na \to \)\(2{C_{n - 1}}{H_{2n - 1}}COONa + {H_2}\)
    x mol \(\frac{x}{2}\) mol
    \({C_n}{H_{2n + 1}}OH + 2Na \to 2{C_n}{H_{2n + 1}}ONa + {H_2}\)
    y mol \(\frac{y}{2}\) mol
    \(\frac{{x + y}}{2} = \frac{{2,8}}{{22,4}} \Rightarrow x + y = 0,25(1)\)
    Phần (2) :
    \({C_n}{H_{2n}}{O_2} + \frac{{3n - 2}}{2}{O_2} \to nC{O_2} + n{H_2}O\)
    x mol \(\frac{{3n - 2}}{2}\)x mol
    \({C_n}{H_{2n + 2}}{O_2} + \frac{{3n}}{2}{O_2} \to nC{O_2} + (n + 1){H_2}O\)
    y mol \(\frac{{3n}}{2}\)y mol
    \(\frac{{(3n - 2) + 3ny}}{2} = \frac{{14,56}}{{22,4}} \Rightarrow (3n - 2)x + 3ny = 1,3(2)\)
    Khối lượng mỗi phần : (14n + 32)x + (14n + 18)y = \(\frac{{25,8}}{2}\) = 12,9 (3)
    Từ hệ các phương trình (1), (2), (3), tìm được n = 2; x = 0,1; y = 0,15.
    Chất A : \({C_2}{H_4}{O_2}\) hay \(C{H_3}COOH\) (axit axetic) chiếm : \(\frac{{0,1.60}}{{12,9}}\).100% = 46,5% khối lượng hỗn hợp.
    Chất B : C2H6O hay CH3-CH2-OH (ancol etylic) chiếm : 100% - 46,5% = 53,5% khối lượng hỗn hợp.