Sách bài tập Hoá 12 nâng cao - Chương IX - Bài 58. Hóa học và vấn đề môi trường

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Bài 9.17 trang 84 Sách bài tập (SBT) Hóa 12 Nâng cao.
    Khí nào sau đây gây ra hiện tượng mưa axit?
    A. \(C{O_2}.\)
    B. \(C{H_4}.\)
    C. \(S{O_2}\).
    D. \(N{H_3}.\)
    Đáp án C

    Bài 9.18 trang 84 Sách bài tập (SBT) Hóa 12 Nâng cao.
    Trong khí thải công nghiệp thường chứa các khí \(S{O_2},N{O_2},HF\). Có thể dùng chất nào (rẻ tiền) sau đây để loại bỏ các khí đó ?
    A. \(Ca{\left( {OH} \right)_2}\).
    B. NaOH.
    C. \(N{H_3}\).
    D. HCl.
    Đáp án A

    Bài 9.19 trang 84 Sách bài tập (SBT) Hóa 12 Nâng cao.
    Không khí trong phòng thí nghiệm bị nhiễm bẩn bởi khí \(C{l_2}\). Để khử độc, có thể xịt vào không khí dung dịch nào sau đây?
    A. Dung dịch HCl.
    B. Dung dịch \(N{H_3}\).
    C. Dung dịch \({H_2}S{O_4}\) loãng.
    D. Dung dịch NaCl.
    Đáp án B

    Bài 9.20 trang 84 Sách bài tập (SBT) Hóa 12 Nâng cao.
    Dẫn không khí bị ô nhiễm đi qua giấy lọc tẩm dung dịch \(Pb{\left( {N{O_3}} \right)_2}\) thấy giấy lọc xuất hiện vết màu đen. Không khí đó đã bị nhiễm bẩn khí nào sau đây?
    A. \(S{O_2}.\)
    B. \(N{O_2}.\)
    C. \(C{l_2}.\)
    D. \({H_2}S.\)
    Đáp án D

    Bài 9.21 trang 84 Sách bài tập (SBT) Hóa 12 Nâng cao.
    Ozon khi nào thì có lợi và có hại đối với sức khoẻ con người?
    Đáp án
    Nếu ở trên cao, tầng ozôn là lá chắn bảo vệ đời sống con người khỏi tác hại của tia cực tím thì ở dưới thấp, việc tích tụ ozon lại gây hại tới môi trường.
    Ozon làm tấy màng mắt, làm tổn thương đường hô hấp. Mặt khác, là chất oxi hoá mạnh nên nó tác động đến nhiều đối tượng trong môi trường. Chẳng hạn làm giòn cao su, chất dẻo, làm tổn hại đời sống của các loài sinh vật.

    Bài 9.22 trang 84 Sách bài tập (SBT) Hóa 12 Nâng cao.
    Tầng ozon nằm ở độ, cao nào? Tác dụng của tầng ozon và tác hại khi nó bị thủng?
    Đáp án
    Tầng ozon nằm phía trên tầng đối lưu và đáy tầng bình lưu, có độ cao 20-30 km tuỳ theo vĩ độ.
    Tầng ozon có tác dụng như lá chắn, ngăn không cho tia cực tím (tia tử ngoại) từ mặt trời chiếu xuống mặt đất, bảo vệ sự sống trên bề mặt trái đất.
    Khi tầng ozon bị thủng, tia cực tím qua những lỗ thủng này tới mặt đất gây ra bệnh ung thư da, huỷ hoại mắt,...
    Chất gây thủng tầng ozon là chất CFC (cloflocacbon) như \(CC{l_2}{F_2},CC{l_3}F,...\)có tên chung là freon được dùng làm chất tải nhiệt trong các hệ thống làm lạnh (tủ lạnh, máy điều hoà, ...).

    Bài 9.23 trang 84 Sách bài tập (SBT) Hóa 12 Nâng cao.
    Thế nào là hiệu ứng nhà kính? Chất gì đã gây ra hiệu ứng nhà kính?
    Đáp án
    Chất gây hiệu nhà kính chủ yếu là khí \(C{O_2}\) trong khí quyển. Khi nồng độ \(C{O_2}\), trong khí quyển tăng lên, chúng hấp thụ các tia bức xạ nhiệt làm cho không khí nóng lên giống như nhà kính dùng để trồng rau, hoa, ... ở xứ lạnh. Khi nhiệt độ không khí tăng lên làm cho băng tuyết ở các cực tan ra, làm ngập nhiều vùng đất thấp và gây ra những hiện tượng bất thường về thời tiết.

    Bài 9.24 trang 84 Sách bài tập (SBT) Hóa 12 Nâng cao.
    Brom lỏng hay hơi đều rất độc. Hãy dùng một hoá chất thông thường, dễ kiếm để huỷ diệt lượng brom lỏng chẳng may bị đổ ra.
    Đáp án
    Đổ vôi tôi vào để khử brom: \(2B{r_2} + 2Ca{(OH)_2} \to CaB{r_2} + Ca{(BrO)_2} + 2{H_2}O\)

    Bài 9.25 trang 84 Sách bài tập (SBT) Hóa 12 Nâng cao.
    Vì sao những dụng cụ thuỷ tinh sau khi làm thí nghiệm với photpho cần được ngâm vào dung dịch \(CuS{O_4}\) trước khi rửa?
    Đáp án:
    Khi làm thí nghiệm P đỏ\(\buildrel {{t^o}} \over \longrightarrow \)hơi P \(\buildrel {ngưng\;tụ} \over \longrightarrow \) P trắng (rất độc)
    P trắng có phản ứng với muối của một số kim loại như Cu, Pb, Ag, Au nên dùng dung dịch \(CuS{O_4}\) có thể loại trừ được P trắng:
    \(2P + 5CuS{O_4} + 8{H_2}O \to 2{H_3}P{O_4} + 5{H_2}S{O_4}\)
    \(+ 5Cu.\)