Sách bài tập Hoá 12 nâng cao - Chương VII - Bài 38. Crom

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Bài 7.1 trang 61 Sách bài tập (SBT) Hóa 12 Nâng cao.
    Cho các câu sau đây:
    a) Crom là kim loại có tính khử mạnh hơn sắt
    b) Crom là kim loại nên chỉ tạo được oxit bazơ.
    c) Crom có nhữmg tính chất hoá học giống nhôm.
    d) Crom có những hợp chất giống những hợp chất của lưu huỳnh.
    e) Trong tự nhiên, crom có ở dạng đơn chất.
    f) Phương pháp sản xuất crom là điện phân nóng chảy.
    g) Kim loại crom có thể rạch được thuỷ tinh.
    h) Kim loại crom có cấu tạo mạng tinh thể lập phương tâm khối.
    Phương án gồm các câu đúng là:
    A. a, b, c.
    B. a, c, d.
    C. a, c, d, g, h.
    D. a, c, d, g.
    Đáp án C.

    Bài 7.2 trang 61 Sách bài tập (SBT) Hóa 12 Nâng cao.
    Cặp kim loại nào sau đây bền trong không khí và nước do có màng oxitbảo vệ?
    A. Fe và Al.
    B. Fe và Cr.
    C. Al và Cr.
    D. Mn và Cr.
    Đáp án C.

    Bài 7.3 trang 61 Sách bài tập (SBT) Hóa 12 Nâng cao.
    Cho phản ứng: \(NaCr{O_2} + B{r_2} + NaOH \to N{a_2}Cr{O_4} + NaBr\)
    \(+ {H_2}O\)
    Khi cân bằng phản ứng trên, hệ số của \(NaCr{O_2}\) là
    A. 1.
    B. 2
    C. 3.
    D. 4.
    Đáp án B.

    Bài 7.4 trang 61 Sách bài tập (SBT) Hóa 12 Nâng cao.
    Cho các phản ứng:
    \(\eqalign{ & M + 2HCl \to MC{l_2} + {H_2} \cr & MC{l_2} + 2NaOH \to M{\left( {OH} \right)_2} + 2NaCl \cr & 4M{\left( {OH} \right)_2} + {O_2} + 2{H_2}O \to 4M{\left( {OH} \right)_3} \cr & M{\left( {OH} \right)_3} + NaOH \to Na[M{\left( {OH} \right)_4}] \cr} \)
    M là kim loại nào sau đây?
    A. Fe.
    B. Al.
    C. Cr
    D. Pb.
    Đáp án C.

    Bài 7.5 trang 61 Sách bài tập (SBT) Hóa 12 Nâng cao.
    Vì sao cấu hình electron của nguyên tử crom là \([Ar]3{d^5}4{s^1}\) mà không phải là \([Ar]3{d^4}4{s^2}\)?
    Đáp án
    Cấu hình electron bền khi các phân lớp đạt được cấu hình bão hoà hoặc bán bão hoà.
    Do năng lượng của các phân lớp 3d và 4s xấp xỉ nhau, nên 1 e ở phân lớp 4s chuyển sang phân lớp 3d để cho phân lớp 3d đạt cấu hình bán bão hoà bền hơn.

    Bài 7.6 trang 61 Sách bài tập (SBT) Hóa 12 Nâng cao.
    Xác định số oxi hoá của crom trong các hợp chất sau đây:
    \(CrO,C{r_2}{O_3},Cr{O_3},CrC{l_3},NaCr{O_2},{K_2}Cr{O_4},{\left( {N{H_4}} \right)_2}C{r_2}{O_7}.\)
    Đáp án
    Số oxi hoá của crom trong các hợp chất lần lượt là: +2; +3; +6; +3; +3; +6; +6.

    Bài 7.7 trang 61 Sách bài tập (SBT) Hóa 12 Nâng cao.
    Ứng dụng của crom dựa vào tính chất vật lí và hoá học nào của crom?
    Đáp án
    Dựa vào tính chất vật lí: Crom là kim loai cứng nhất, nó có thể rạch được thủy tinh. Khi tạo hợp kim với sắt, crom làm cho hợp kim cứng và chịu nhiệt tốt hơn nên crom được dùng để sản xuất các loại thép có độ cứng cao, chịu nhiệt tốt, không gỉ và bền với các hoá chất.
    Dựa vào tính chất hoá học: Ở nhiệt độ thường, trong không khí crom tác dụng với \({O_2}\) tạo ra màng oxit \(C{r_2}{O_3}\) có cấu tạo mịn, đặc chắc và bền vững bảo vệ. Vì vậy crom được dùng để mạ lên sắt, thép. Một số dụng cụ nhà bếp (thìa, dao, .... ) được làm bằng thép mạ crom.

    Bài 7.8 trang 61 Sách bài tập (SBT) Hóa 12 Nâng cao.
    Cho 100 g hợp kim của Fe, Cr và Al tác dụng với một lượng dư dung dịch NaOH thu được 5,04 lít khí. Lấy bã rắn không tan cho tác dụng với một lượng dư dung dịch HCl (không có không khí) thu được 38,8 lít khí. Các thể tích khí đo ở đktc. Xác định thành phần phần trăm theo khối lượng của các kim loại trong hợp kim.
    Đáp án
    \(\eqalign{ & 2Al + 2NaOH + 6{H_2}O \to 2Na[Al{\left( {OH} \right)_4}] \cr&+ 3{H_2} \uparrow (1) \cr & Fe + 2HCl \to FeC{l_2} + {H_2} \uparrow (2) \cr & Cr + 2HCl \to CrC{l_2} + {H_2} \uparrow (3) \cr} \)
    Theo phương trình (1) ta có:
    \(\eqalign{ & {n_{Al}} = {2 \over 3}{n_{{H_2}}} = {2 \over 3}.{{5,04} \over {22,4}} = 0,15\left( {mol} \right) \cr & {n_{Al}} = 0,15.27 = 4,05\left( g \right)\cr& \Rightarrow {m_{Cr + Fe}} = 100 - 4,05 = 95,95\left( g \right) \cr & \cr} \)
    Gọi số mol của Fe và Cr lần lượt là x và y.
    Theo các phương trình (2) và (3) ta có: \(x + y = {{38,8} \over {22,4}}\)
    Do đó có hệ: \(\left\{ \matrix{ 56x + 52y = 95,95 \hfill \cr x + y = {{38,8} \over {22,4}} \hfill \cr} \right. \Rightarrow \left\{ \matrix{ x = 1,4696 \hfill \cr y = 0,2625 \hfill \cr} \right.\)
    \(\eqalign{ & \% {m_{Al}} = {{4,05} \over {100}}.100\% = 4,05\% ;\cr&\% {m_{Fe}} = {{1,4695.56} \over {100}}.100\% = 82,30\% \cr & \% {m_{Cr}} = 100\% - 4,05\% - 82,30\% = 13,65\% \cr} \)