Sách bài tập Hoá 12 nâng cao - Chương VII - Bài 39. Một số hợp chất của crom

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Bài 7.9 trang 61 Sách bài tập (SBT) Hóa 12 Nâng cao.
    Sục khí \(C{l_2}\) vào dung dịch \(CrC{l_3}\) trong môi trường NaOH. Sản phẩm thu được là
    \(\eqalign{ & A.N{a_2}C{r_2}{O_7},NaCl,{H_2}O. \cr & B.NaCl{O_3},N{a_2}Cr{O_4},{H_2}O. \cr & C.Na[Cr{\left( {OH} \right)_4}],NaCl,NaClO,{H_2}O. \cr & D.N{a_2}Cr{O_4},NaCl,{H_2}O. \cr} \)
    Đáp án D

    Bài 7.10 trang 61 Sách bài tập (SBT) Hóa 12 Nâng cao.
    Một oxit của nguyên tố R có các tính chất sau:
    - Tính oxi hoá rất mạnh.
    - Tan trong nước tạo thành dung dịch hỗn hợp \({H_2}R{O_4}\) và \({H_2}{R_2}{O_7}\).
    - Tan trong dung dịch kiềm tạo ra anion \(RO_4^{2 - }\) có màu vàng. Oxit đó là
    A. \(S{O_3}\).
    B. \(Cr{O_3}\).
    C. \(C{r_2}{O_3}\).
    D.\(M{n_2}{O_7}.\)
    Đáp án B

    Bài 7.11 trang 61 Sách bài tập (SBT) Hóa 12 Nâng cao.
    Khối lượng bột nhôm cần dùng để thu được 78 g crom từ \(C{r_2}{O_3}\) bằng phản ứng nhiệt nhôm (giả sử hiệu suất phản ứng là 100%) là
    A. 13,5 g.
    B. 27 g.
    C. 40,5 g.
    D. 54 g.
    Đáp án C

    Bài 7.12 trang 61 Sách bài tập (SBT) Hóa 12 Nâng cao.
    Đổ dung dịch chứa 2 mol KI vào dung dịch \({K_2}C{r_2}{O_7}\) trong axit \({H_2}S{O_4}\) đặc, dư thu được đơn chất X. Số mol của X là
    A. 1 mol.
    B. 2 mol.
    C. 3 mol
    D. 4 mol.
    Đáp án A

    Bài 7.13 trang 61 Sách bài tập (SBT) Hóa 12 Nâng cao.
    Crom(III) oxit có thể được điều chế bằng cách dùng than để khử natri đicromat. Khi đó tạo ra một khí cháy được và natri cacbonat. Hãy viết phương trình hoá học của phản ứng.
    Đáp án
    \(N{a_2}C{r_2}{O_7}\)(rắn) \( + 2C \to C{r_2}{O_3} + CO + N{a_2}C{O_3}\)

    Bài 7.14 trang 61 Sách bài tập (SBT) Hóa 12 Nâng cao.
    Khi nung kali đicromat với lưu huỳnh thì tạo crom(III) oxit và một muối của kali có thể tạo thành với muối của bari một chất kết tủa không tan trong các axit. Hãy viết phương trình hoá học của phản ứng.
    Đáp án
    \({K_2}C{r_2}{O_7}\)(rắn)\( + S\buildrel {{t^o}} \over \longrightarrow C{r_2}{O_3} + {K_2}S{O_4}\)
    \({K_2}S{O_4} + BaC{l_2} \to BaS{O_4} \downarrow + 2KCl\)

    Bài 7.15 trang 61 Sách bài tập (SBT) Hóa 12 Nâng cao.
    Khi cho kiềm vào dung dịch \({K_2}C{r_2}{O_7}\) thì màu da cam của dung dịch chuyển sang màu vàng. Cho axit vào dung dịch màu vàng này thì nó lại chuyển về màu da cam. Viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra dạng phân tử và dạng ion rút gọn.
    Đáp án
    \({K_2}C{r_2}{O_7}\) bền trong môi trường axit, không bền trong môi trường bazơ:
    \({K_2}C{r_2}{O_7} + 2KOH \to 2{K_2}Cr{O_4} + {H_2}O\)
    (da cam) (vàng)
    \(C{r_2}O_7^{2 - } + 2O{H^ - } \to 2CrO_4^{2 - } + {H_2}O\)
    Trong môi trường axit, \({K_2}Cr{O_4}\) chuyển thành \({K_2}C{r_2}{O_7}:\)
    01.png

    Bài 7.16 trang 61 Sách bài tập (SBT) Hóa 12 Nâng cao.
    Một bột màu lục A thực tế không tan trong dung dịch loãng của axit và kiềm. Khi nấu chảy với kiềm và có mặt không khí nó chuyển thành chất B có màu vàng, dễ tan trong nước. Chất B tác dụng với axit chuyển thành chất C có màu da cam. Chất C bị lưu huỳnh khử thành chất A và oxi hoá axit clohiđric thành khí clo.
    Viết phương trình hoá học của các phản ứng để xác định các chất A, B và C.
    Đáp án
    A là \(C{r_2}{O_3}\) màu lục, là oxit lưỡng tính, không tan trong dung dịch loãng của axit và kiềm.
    Khi nấu chảy với kiềm và có mặt \({O_2}\) của không khí tạo ra chất B có màu vàng là \(N{a_2}Cr{O_4}\):
    \(2C{r_2}{O_3} + 8NaOH + 3{O_2} \to 4N{a_2}Cr{O_4} + 4{H_2}O\)
    (A) (B)
    \(2N{a_2}Cr{O_4} + {H_2}S{O_4} \to N{a_2}C{r_2}{O_7} + N{a_2}S{O_4} + {H_2}O\)
    (C)
    \(\eqalign{ & N{a_2}C{r_2}{O_7} + S\buildrel {{t^o}} \over \longrightarrow C{r_2}{O_3} + N{a_2}S{O_4} \cr & N{a_2}C{r_2}{O_7} + 14HCl \to 2CrC{l_3} + 2NaCl + 3C{l_2} \cr&+ 7{H_2}O \cr} \)