Sách bài tập Hoá 12 nâng cao - Chương VII - Bài 40. Sắt

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Bài 7.17 trang 61 Sách bài tập (SBT) Hóa 12 Nâng cao.
    Cho 3,08 g Fe vào 150 ml dung dich \(AgN{O_3}\) 1 M, lắc kĩ cho phản ứng xảy rahoàn toàn thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là
    A. 11,88.
    B. 16,20.
    C. 18,20.
    D. 17,96.
    Đáp án
    \(\eqalign{ & B \cr & {n_{AgN{O_3}}} = 0,15mol;{n_{Fe}} = 0,055mol \cr & Fe + 2AgN{O_3} \to Fe{\left( {N{O_3}} \right)_2} + 2Ag \cr} \)
    0,055 0,11 0,055 0,11(mol)
    \(Fe{\left( {N{O_3}} \right)_2} + AgN{O_3} \to Fe{\left( {N{O_3}} \right)_3} + Ag\)
    0,04 0,15 - 0,11 = 0,04 0,04(mol)
    \( \Rightarrow F{e^{2 + }}\) dư
    m = 108. 0,15 =16,2 (g)

    Bài 7.18 trang 61 Sách bài tập (SBT) Hóa 12 Nâng cao.
    Cho 1 g bột sắt tiếp xúc với oxi một thời gian, thấy khối lượng bột đã vượt quá 1,41 g. Nếu chỉ tạo thành một oxit sắt duy nhất thì oxit đó là
    A. \(FeO.\)
    B. \(F{e_2}{O_3}.\)
    C. \(F{e_3}{O_4}.\)
    D. không xác định được.
    Đáp án
    B
    Với FeO ta có: \({{72} \over {56}} = 1,286\left( g \right)\)
    Với \(F{e_2}{O_3}\) ta có: \({{160} \over {56.2}} = 1,429\left( g \right)\);
    Với \(F{e_3}{O_4}\) ta có: \({{232} \over {56.3}} = 1,38\left( g \right)\)
    Vây chỉ có \(F{e_2}{O_3}\) thì khối lượng bột mới vượt quá 1,41 g.

    Bài 7.19 trang 61 Sách bài tập (SBT) Hóa 12 Nâng cao.
    Cần điều chế 6,72 lít \({H_2}\) (đktc) từ \(Fe\) và dung dịch HCl hoặc dung dịch \({H_2}S{O_4}\) loãng. Chọn axit nào để số mol cần lấy nhỏ hơn?
    A. HCl.
    B. \({H_2}S{O_4}\) loãng.
    C. Hai axit đều như nhau.
    D. Không xác định được vì không cho lượng Fe.
    Đáp án
    Chọn B
    Tacó: \({n_{{H_2}}} = {{6,72} \over {22,4}} = 0,3\left( {mol} \right)\) mà 2 mol HCl tạo ra 1 mol \({H_2}\) nên để tạo ra 0,3 mol \({H_2}\) cần 0,6 mol HCl, tương tự để tạo thành 0,3 mol \({H_2}\) cần 0,3 mol \({H_2}S{O_4}\).

    Bài 7.20 trang 61 Sách bài tập (SBT) Hóa 12 Nâng cao.
    Cho 20 g hỗn hợp Fe và Mg tác dụng hết với dung dịch HCl thấy có 1 g khí \({H_2}\) thoát ra. Dung dịch thu được nếu đem cô cạn thì thu được bao nhiêu gam muối khan?
    A. 50 g.
    B. 55,5 g.
    C. 60 g.
    D. 60,5 g.
    Đáp án
    Chọn B
    Cách giải thông thường
    Gọi số mol Mg và Fe lần lượt là x và y.
    Theo các phương trình phản ứng:
    \(\eqalign{ & Mg + 2HCl \to MgC{l_2} + {H_2} \uparrow \cr & Fe + 2HCl \to FeC{l_2} + {H_2} \uparrow \cr} \)
    Ta có hệ phương trình:
    \(\eqalign{ & \left\{ \matrix{ 24x + 56y = 20 \hfill \cr x + y = 0,5 \hfill \cr} \right. \Rightarrow x = y = 0,25 \cr & \Rightarrow \left\{ \matrix{ {m_{MgC{l_2}}} = 95.0,25 = 23,75\left( g \right) \hfill \cr {m_{FeC{l_2}}} = 127.0,25 = 31,75\left( g \right) \hfill \cr} \right. \cr} \)
    Khối lượng 2 muối là 55,5 g.
    Cách giải nhanh:
    Ta có: \({n_H} = {n_{Cl}}\)( tạo muối) \( = {1 \over 1} = 1\left( {mol} \right)\)
    \({m_{muối}} = {m_{kim\;loại}} + {m_{gốc\;axit}}\)
    \(= 20 + 35,5 = 55,5\left( g \right).\)

    Bài 7.21 trang 61 Sách bài tập (SBT) Hóa 12 Nâng cao.
    Ngâm một lá kim loại có khối lượng 50 g trong dung dịch HCl. Sau một thời gian thu được 336 ml khí \({H_2}\) (đktc), đồng thời khối lượng lá kim loại giảm 1,68%. Hãy xác định kim loại đã dùng.
    Đáp án
    Gọi kim loại cần tim là M, có hoá trị n.
    Ta có: \({n_{{H_2}}} = {{336} \over {22400}} = 0,015\left( {mol} \right)\)
    Khối lượng kim loại tan = \({{50.1,68} \over {100}} = 0,84\left( g \right)\)
    Theo đề bài ra, ta có phương trình hoá học:
    \(2M + 2nHCl \to 2MC{l_n} + n{H_2} \uparrow \)
    Theo phương trình,
    cứ n mol \({H_2}\) thoát ra thì có 2M g kim loại tan
    Theo đề bài:
    0,015 mol \({H_2}\) thoát ra thì có 0,84 g kim loại tan
    \( \Rightarrow \) Ta có phương trình : \(0,015.2M = 0,84n \Rightarrow M = 28n\)
    \( \Rightarrow \) Chỉ có nghiệm n = 2 và M = 56 là phù hợp.
    Vậy kim loại là Fe.

    Bài 7.22 trang 61 Sách bài tập (SBT) Hóa 12 Nâng cao.
    Cho một dung dịch có hoà tan 3,25 g muối sắt clorua tác dụng với dung dịch \(AgN{O_3}\)dư, tạo ra 8,61 g AgCl. Hãy xác định công thức hoá học của muối sắt clorua đã dùng.
    Đáp án
    Đặt công thức hoá học của sắt clorua là \(FeC{l_n}\).
    Phương trình hoá học:
    \(FeC{l_n} + nAgN{O_3} \to Fe{\left( {N{O_3}} \right)_n} + nAgCl \downarrow \)
    Theo phương trình:
    \(\left( {56 + 35,5n} \right)gFeC{l_n} \to n\;molAgCl\)
    Theo đề bài:
    \(3,25g\;FeC{l_n} \to {{8,61} \over {143,6}} = 0,06\left( {mol} \right)AgCl\)
    Ta có phương trình : \(\left( {56 + 35,5n} \right).0,06 = 3,25n \Rightarrow n = 3\)
    Công thức hoá học của muối sắt clorua là \(FeC{l_3}.\)

    Bài 7.23 trang 61 Sách bài tập (SBT) Hóa 12 Nâng cao.
    Hoà tan 2,52 g một kim loại bằng dung dịch \({H_2}S{O_4}\) loãng, thu được 6,84 g muối sunfat. Hãy xác định kim loại đã dùng.
    Đáp án
    Ta có phương trình hoá học:
    \(2M + n{H_2}S{O_4} \to {M_2}{\left( {S{O_4}} \right)_n} + n{H_2} \uparrow \)
    Theo phương trình hoá học cứ hoà tan 2M g kim loại thu dược (2M + 96n) g muối sunfat.
    Theo đề bài, khi hoà tan 2,52 g kim loại thu được 6,84 g muối sunfat.
    Do đó, ta có phương trình: 2M.6,84 = 2,52.(2M + 96n) \( \Rightarrow \) M = 28n
    Chỉ có n = 2 và M = 56 là phù hợp. Vậy kim loại là Fe.

    Bài 7.24 trang 61 Sách bài tập (SBT) Hóa 12 Nâng cao.
    Hai lá sắt có khối lượng bằng nhau và bằng 11,2 g. Một lá cho tác dụng hết với khí clo, một lá ngâm trong dung dịch HCl dư. Viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra. Khối lượng các muối sắt clorua thu được theo hai cách trên có bằng nhau không và bằng bao nhiêu?
    Đáp án
    \(\eqalign{ & 2Fe + 3C{l_2} \to 2FeC{l_3} \cr & Fe + 2HCl \to FeC{l_2} + {H_2} \uparrow \cr} \) \(\eqalign{ & \left( 1 \right) \cr & \left( 2 \right) \cr} \)
    Theo phương trình hoá học (1) và (2) có:
    \({n_{FeC{l_3}}} = {n_{Fe}} = {{11,2} \over {56}} = 0,2\left( {mol} \right);\)
    \({n_{FeC{l_2}}} = {n_{Fe}} = {{11,2} \over {56}} = 0,2\left( {mol} \right)\)
    Số mol muối thu đuợc ở 2 phản ứng bằng nhau nhưng khối lượng mol phân tử của muối \(FeC{l_3}\) lớn hơn nên có khối lượng lớn hơn.
    \({m_{FeC{l_2}}} = 127.0,2 = 25,4\left( g \right);\)
    \({m_{FeC{l_3}}} = 162,5.0,2 = 32,5\left( g \right).\)