Sách bài tập Hoá 12 nâng cao - Chương VIII - Bài 48. Nhận biết một số cation trong dung dịch

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Câu 8.1 trang 74 Sách bài tập (SBT) Hóa Nâng cao.
    Cho 5 dung dịch, mỗi dung dịch chỉ có 1 loại cation: \(A{l^{3 + }},N{a^ + },M{g^{2 + }},Z{n^{2 + }},N{i^{2 + }}\). Nếu chỉ dùng cách thử màu ngọn lửa thì có thể nhận biết được bao nhiêu dung dịch?
    A. 1
    B. 2
    C. 3
    D. 4
    Đáp án A

    Câu 8.2 trang 74 Sách bài tập (SBT) Hóa Nâng cao.
    Cho dung dịch chứa các cation sau \(N{a^ + },C{a^{2 + }},M{g^{2 + }},B{a^{2 + }},{H^ + }\). Muốn loại được nhiều cation ra khỏi dung dịch, có thể dùng chất nào sau đây?
    A. Dung dịch \({K_2}C{O_3}\)
    B. Dung dịch \(N{a_2}C{O_3}\)
    C. Dung dịch NaOH.
    D. Dung dịch \(N{a_2}S{O_4}\)
    Đáp án B

    Câu 8.3 trang 74 Sách bài tập (SBT) Hóa Nâng cao.
    Cho 10 ml dung dịch muối trung hoà của canxi tác dụng với dung dịch \(N{a_2}C{O_3}\) dư, kết tủa thu được mang nung tới khối lượng không đổi được 0,28 g chất rắn. Nồng độ mol của \(C{a^{2 + }}\) trong dung dịch ban đầu là
    A. 0,2M.
    B. 0,3M
    C. 0,4M
    D. 0,5M.
    Đáp án D

    Câu 8.4 trang 74 Sách bài tập (SBT) Hóa Nâng cao.
    Có 5 mẫu kim loại là Na, Ca, Zn, Al, Fe. Chỉ dùng thêm nước làm thuốc thử có thể nhận biết được tối đa
    A. 1 chất.
    B. 2 chất.
    C. 3 chất.
    D. 4 chất.
    Đáp án C

    Câu 8.5 trang 74 Sách bài tập (SBT) Hóa Nâng cao.
    Có 5 dung dịch muối là: \(NaCl,CuC{l_2},FeC{l_2},FeC{l_3},AlC{l_3}\). Trình bày cách nhận biết cation của từng dung dịch muối trên
    Đáp án
    - Cation \(C{u^{2 + }}\) trong dung dịch có màu xanh.
    - Cho dung dịch kiềm, thí dụ dung dịch NaOH vào các dung dịch còn lại
    + Có kết tủa trắng keo, tan trong dung dịch NaOH dư là dung dịch có chứa cation \(A{l^{3 + }}\):
    \(\eqalign{ & A{l^{3 + }} + 3O{H^ - } \to Al{\left( {OH} \right)_3} \downarrow \cr & Al{\left( {OH} \right)_3} + O{H^ - } \to {[Al{\left( {OH} \right)_4}]^ - } \cr} \)
    + Có kết tủa nâu đỏ là dung dịch có chứa cation \(F{e^{3 + }}\):
    \(F{e^{3 + }} + 3O{H^ - } \to Fe{\left( {OH} \right)_3} \downarrow \)
    + Có kết tủa trắng xanh rồi chuyển dần sang màu nâu đỏ là dung dịch có chứa cation \(F{e^{2 + }}\):
    \(F{e^{2 + }} + 2O{H^ - } \to Fe{\left( {OH} \right)_2} \downarrow \) (trắng xanh)
    \(4Fe{\left( {OH} \right)_2} \downarrow + {O_2} + 2{H_2}O \to 4Fe{\left( {OH} \right)_3} \downarrow \)(nâu đỏ)

    Câu 8.6 trang 74 Sách bài tập (SBT) Hóa Nâng cao.
    Cho các dung dịch: \(AgN{O_3},Pb{(N{O_3})_2},Cu{(N{O_3})_2},Zn{(N{O_3})_2},\)
    \(Ba{(N{O_3})_2}\)
    Hãy trình bày cách nhận biết cation của từng dung dịch trên
    Đáp án
    Nhận biết các cation theo trình tự sau:
    - Nhận biết được dung dịch chứa cation \(C{u^{2 + }}\) có màu xanh.
    - Nhận biết dung dịch có chứa cation Ag bằng anion \(C{l^ - }\), thí dụ dung dịch NaCl, cho kết tủa màu trắng không tan trong axit \(HN{O_3}\) và \({H_2}S{O_4}\). Đưa kết tủa đó ra ánh sáng sẽ hoá đen. Với \(P{b^{2 + }}\) tạo \(PbC{l_2}\), màu trắng, ít tan, đưa ra ánh sáng không hoá đen.
    \(\eqalign{ & A{g^ + } + C{l^ - } \to AgCl \downarrow \cr & 2AgCl \to 2Ag + C{l_2} \cr} \)
    - Nhận biết dung dịch có chứa cation \(Z{n^{2 + }}\) bằng dung dịch \(N{H_3}\) cho kết tủa màu trắng sau đó tan trong dung dịch \(N{H_3}\) dư:
    \(\eqalign{ & Z{n^{2 + }} + 2N{H_3} + 2{H_2}O \to Zn{\left( {OH} \right)_2} \downarrow + 2NH_4^ + \cr & Zn{\left( {OH} \right)_2} + 4N{H_3} \to [Zn{\left( {N{H_3}} \right)_4}]{\left( {OH} \right)_2} \cr} \)
    - Nhận biết dung dịch có chứa cation \(P{b^{2 + }}\) bằng dung dịch chứa anion \({S^{2 - }}\), thí dụ dung dịch \(N{a_2}S\), cho kết tủa màu đen.
    Còn lại là dung dich \(Ba{(N{O_3})_2}\), có thể khẳng định dung dịch có chứa cation \(B{a^{2 + }}\) bằng dung dịch chứa anion \(CO_3^{2 - }\),thí dụ dung dịch \(N{a_2}C{O_3}\), cho kết tủa trắng \(BaC{O_3}\) tan trong dung dịch axit như \(HN{O_3},HCl,...\)
    \(\eqalign{ & B{a^{2 + }} + CO_3^{2 - } \to BaC{O_3} \downarrow \cr & BaC{O_3} + 2HCl \to BaC{l_2} + C{O_2} + {H_2}O \cr} \)

    Câu 8.7 trang 75 Sách bài tập (SBT) Hóa Nâng cao.
    Có 7 dung dịch, mỗi dung dịch chỉ có một loại cation: \(Z{n^{2 + }},C{u^{2 + }},F{e^{2 + }},M{g^{2 + }},C{r^{3 + }},A{g^ + },P{b^{2 + }}\). Trình bày cách phân biệt các cation trên.
    Đáp án
    Cation \(C{u^{2 + }}\): dung dịch chứa cation \(C{u^{2 + }}\)có màu xanh, nếu cho tác dụng với dung dịch \(N{H_3}\) tạo kết tủa màu xanh, kết tủa này tan trong dung dịch \(N{H_3}\), dư do tạo phức tan
    \(\eqalign{ & C{u^{2 + }} + 2N{H_3} + 2{H_2}O \to Cu{(OH)_2} \downarrow + 2NH_4^ + \cr & Cu{(OH)_2} + 4N{H_3} \to \left[ {Cu{{(N{H_3})}_4}} \right]{(OH)_2} \cr} \)
    -Cation \(Z{n^{2 + }}\) : \(Z{n^{2 + }}\) tác dụng với dung dịch \(N{H_3}\), tạo kết tủa màu trắng, kết tủa tan trong dung dịch \(N{H_3}\) dư do tạo phức tan.
    \(\eqalign{ & Z{n^{2 + }} + 2N{H_3} + 2{H_2}O \to Zn{(OH)_2} \downarrow + 2NH_4^ + \cr & Zn{(OH)_4} + 4N{H_3} \to \left[ {Zn{{(N{H_3})}_4}} \right]{(OH)_2} \cr} \)
    - Cation \(C{r^{3 + }}\):\(C{r^{3 + }}\) tác dụng với dung dịch \(N{H_3}\), tạo kết tủa màu xanh không tan trong dung dịch \(N{H_3}\) dư:
    \(C{r^{3 + }} + 3N{H_3} + 3{H_2}O \to Cr{(OH)_3} \downarrow + 3NH_4^ + \)
    - Cation \(F{e^{2 + }}\): cho tác dụng với dung dịch \(N{H_3}\), tạo kết tủa màu trắng xanh, để trong không khí sẽ chuyển dần sang màu nâu đỏ:
    \(\eqalign{ & F{e^{2 + }} + 2N{H_3} + 2{H_2}O \to Fe{(OH)_2} \downarrow + 2NH_4^ + \cr & 4Fe{(OH)_2} \downarrow + {O_2} + 2{H_2}O \to 4Fe{(OH)_3} \downarrow \cr} \)
    - Cation \(A{g^ + }\): cho tác dụng với dung dịch \(N{H_3}\), tạo kết tủa AgOH, kết tủa tự phân hủy thành \(A{g_2}O\) sau đó tan trong dung dịch \(N{H_3}\) dư:
    \(\eqalign{ & A{g^ + } + N{H_3} + {H_2}O \to AgOH \downarrow + NH_4^ + \cr & 2AgOH \to A{g_2}O + {H_2}O \cr & A{g_2}O + 4N{H_3} + {H_2}O \to 2\left[ {Ag{{(N{H_3})}_2}} \right]OH \cr} \)
    Nhỏ tiếp dung dịch HCl vào sẽ có kết tủa AgCl màu trắng, không tan trong axit dư:
    - Cation \(M{g^{2 + }},P{b^{2 + }}\) tác dụng với dung dịch \(N{H_3}\), tạo kết tủa màu trắng \(Mg{(OH)_2},Pb{(OH)_2}\) không tan trong dung dịch \(N{H_3}\) dư vì vậy cần lấy các kết tủa này hoà tan vào dung dịch HCl để được các dung dịch \(MgC{l_2},PbC{l_2}\) sau đó nhận biết các dung dịch này.
    + Nhận biết dung dịch \(PbC{l_2}\) bằng dung dịch chứa anion \({S^{2 - }}\) sẽ cho kết tủa màu đen:
    \(PbC{l_2} + N{a_2}S \to PbS \downarrow + 2NaCl\)
    + Còn lại là dung dịch \(MgC{l_2}.\)

    Câu 8.8 trang 75 Sách bài tập (SBT) Hóa Nâng cao.
    Dung dịch A chứa đồng thời 3 cation là \({K^ + },C{u^{2 + }},A{g^ + }\) (trong muối nitrat) có nồng độ lần lượt là 0,1 M, 0,2M và 0,3M. Lấy 3,25 g bột Zn cho vào200 ml dung dịch A, khuấy nhẹ cho đến khi phản ứng kết thúc, thu được hỗn hợp kim loại M và dung dịch B có thể tích bằng dung dịch A đã dùng. Xác định nồng độ mol của các cation kim loại trong dung dịch B.
    Đáp án
    \(\left[ {{K^ + }} \right] = o,1M;\left[ {Z{n^{2 + }}} \right] = 0,25M;\)[\(C{u^{2 + }}\) dư]= 0,1 M.