Sách bài tập Toán 10 - Hình học 10 cơ bản - Chương III - Bài 1: Phương trình đường thẳng

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Bài 3.1 trang 142 Sách bài tập (SBT) Toán Hình học 10.
    Lập Phương trình tham số của đường thẳng d trong mỗi trường hợp sau:
    a) d đi qua điểm A(-5;-2) và có vec tơ chỉ phương ;
    b) d đi qua hai điểm \(A\left( {\sqrt 3 ;1} \right)\) và \(B\left( {2 + \sqrt 3 ;4} \right)\)
    Gợi ý làm bài
    a) \(\left\{ \matrix{
    x = - 5 + 4t \hfill \cr
    y = - 2 - 3t \hfill \cr} \right.\)
    b) \(\left\{ \matrix{
    x = \sqrt 3 + 2t \hfill \cr
    y = 1 + 3t \hfill \cr} \right.\)

    Bài 3.2 trang 143 Sách bài tập (SBT) Toán Hình học 10.
    Cho đường thẳng \(\Delta \) có phương trình tham số
    \(\left\{ \matrix{
    x = 2 + 2t \hfill \cr
    y = 3 + t \hfill \cr} \right.\)
    a) Tìm điểm M nằm trên \(\Delta \) và cách điểm A(0;1) một khoảng bằng 5.
    b) Tìm tọa độ giao điểm của đường thẳng \(\Delta \) với đường thẳng x + y + 1 = 0
    c) Tìm M trên \(\Delta \) sao cho AM ngắn nhất.
    Gợi ý làm bài
    a) \(M(2 + 2t;3 + t) \in \Delta .\)
    \(AM = 5 \Leftrightarrow {(2 + 2t)^2} + {(2 + t)^2} = 25\)
    \(\Leftrightarrow 5{t^2} + 12t - 17 = 0 \Leftrightarrow t = 1 \vee t = - {{17} \over 5}\)
    Vậy M có tọa độ là (4;4) hay \(\left( {{{ - 24} \over 5};{{ - 2} \over 5}} \right)\)
    b) \(M(2 + 2t;3 + t) \in \Delta .\)
    \(\eqalign{
    & d:x + y + 1 = 0 \cr
    & M \in d \Leftrightarrow 2 + 2t + 3 + t + 1 = 0 \Leftrightarrow t = - 2 \cr} \)
    Vậy M có tọa độ là (-2;1).
    c) \(M(2 + 2t;3 + t) \in \Delta .\)
    \(\overrightarrow {AM} = (2 + 2t;2 + t)\), \({\overrightarrow u _\Delta } = (2;1)\)
    Ta có AM ngắn nhất \( \Leftrightarrow \overrightarrow {AM} \bot {\overrightarrow u _\Delta }\)
    \( \Leftrightarrow 2(2 + 2t) + (2 + t) = 0 \Leftrightarrow t = - {6 \over 5}\)
    Vậy M có tọa độ là \(\left( { - {2 \over 5};{9 \over 5}} \right).\)

    Bài 3.3 trang 143 Sách bài tập (SBT) Toán Hình học 10.
    Lập Phương trình tổng quát của đường thẳng \(\Delta \) trong mỗi trường hợp sau:
    a) \(\Delta \) đi qua điểm M(1;1) và có vectơ pháp tuyến \(\overrightarrow n = (3; - 2);\)
    b) \(\Delta \) đi qua điểm A(2;-1) và có hệ số góc \(k = - {1 \over 2}\);
    c) \(\Delta \) đi qua hai điểm A(2;0) và B(0;-3).
    Gợi ý làm bài
    a) 3x - 2y - 1 = 0
    b) \(y + 1 = - {1 \over 2}\left( {x - 2} \right) \Leftrightarrow x + 2y = 0\)
    c) 3x - 2y - 6 = 0

    Bài 3.4 trang 143 Sách bài tập (SBT) Toán Hình học 10.
    Lập phương trình ba đường trung trực của một tam giác có trung điểm các cạnh lần lượt là M(-1;0), N(4;1), P(2;4).
    Gợi ý làm bài
    Gọi \({\Delta _1},{\Delta _2},{\Delta _3}\) lần lượt là các đường trung trực đi qua M, N, P.
    Ta có: \({\overrightarrow n _{{\Delta _1}}} = \overrightarrow {NP} = ( - 2;3)\)
    Vậy \({\Delta _1}\) có phương trình \( - 2(x + 1) + 3y = 0 \Leftrightarrow 2x - 3y + 2 = 0.\)
    Ta có: \({\overrightarrow n _{{\Delta _2}}} = \overrightarrow {MP} = (3;4)\)
    Vậy \({\Delta _2}\) có phương trình \(3(x - 4) + 4(y - 1) = 0 \Leftrightarrow 3x + 4y - 16 = 0.\)
    Ta có: \({\overrightarrow n _{{\Delta _3}}} = \overrightarrow {MN} = (5;1)\)
    Vậy \({\Delta _3}\) có phương trình \(5(x - 2) + (y - 4) = 0 \Leftrightarrow 5x + y - 14 = 0.\)

    Bài 3.5 trang 143 Sách bài tập (SBT) Toán Hình học 10.
    Cho M(1;2). Hãy lập phương trình của đường thẳng đi qua M và chắn trên hai trục tọa độ hai đoạn có độ dài bằng nhau.
    Gợi ý làm bài
    Trường hợp 1: \(a \ne 0\) và \(b \ne 0\)
    Phương trình \(\Delta \) có dạng: \({x \over a} + {y \over b} = 1.\)
    Ta có: \(\left| a \right| = \left| b \right|\)
    (+) b = a
    \(\Delta \) có dạng: \({x \over a} + {y \over a} = 1.\)
    \(M \in \Delta \Leftrightarrow {1 \over a} + {2 \over a} = 1 \Leftrightarrow a = 3\)
    Vậy: \(\Delta :{x \over 3} + {y \over 3} = 1 \Leftrightarrow x + y - 3 = 0.\)
    (+) b = -a
    \(\Delta \) có dạng: \({x \over a} + {y \over { - a}} = 1.\)
    \(M \in \Delta \Leftrightarrow {1 \over a} + {2 \over { - a}} = 1 \Leftrightarrow a = - 1\)
    Vậy: \(\Delta :{x \over { - 1}} + {y \over 1} = 1 \Leftrightarrow x - y + 1 = 0.\)
    Trường hợp 2: b = a = 0
    \(\Delta \) đi qua M và O nên có phương trình 2x - y = 0

    Bài 3.6 trang 143 Sách bài tập (SBT) Toán Hình học 10.
    Cho tam giác ABC, biết phương trình đường thẳng AB:x - 3y + 11 = 0, đường cao AH = 3x + 7y - 15 = 0, đường cao BH:3x - 5y + 13 = 0. Tìm phương trình hai đường thẳng chứa hai cạnh còn lại của tam giác.
    Gợi ý làm bài
    Theo đề bài tọa độ điểm A luôn thỏa mãn hệ phương trình:
    \(\left\{ \matrix{
    x - 3y = - 11 \hfill \cr
    3x + 7y = 15 \hfill \cr} \right. \Leftrightarrow \left\{ \matrix{
    x = - 2 \hfill \cr
    y = 3. \hfill \cr} \right.\)
    Vì \(AC \bot BH\) nên C có dạng: 5x + 3y + c = 0, ta có:
    \(A \in AC \Leftrightarrow - 10 + 9 + c = 0 \Leftrightarrow c = 1.\)
    Vậy phương trình đường thẳng chứa cạnh AC: 5x + 3y + 1 = 0.
    Tọa độ của điểm B luôn thỏa mãn hệ phương trình:
    \(\left\{ \matrix{
    x - 3y = - 11 \hfill \cr
    3x - 5y = - 13 \hfill \cr} \right. \Leftrightarrow \left\{ \matrix{
    x = 4 \hfill \cr
    y = 5. \hfill \cr} \right.\)
    Vì \(BC \bot AH\) nên BC có dạng: \(7x - 3y + c = 0\), ta có:
    \(B \in BC \Leftrightarrow 28 - 15 + c = 0 \Leftrightarrow c = - 13.\)
    Vậy phương trình đường thẳng chứa cạnh BC: 7x - 3y - 13 = 0.

    Bài 3.7 trang 143 Sách bài tập (SBT) Toán Hình học 10.
    Cho tam giác ABC có A(-2;3) và hai đường trung tuyến: 2x - y + 1 = 0 và x + y - 4 = 0. Hãy viết phương trình ba đường thẳng chứa ba cạnh của tam giác.
    Gợi ý làm bài
    Hai đường trung tuyến đã cho đều không phải là đường trung tuyến xuất phát từ A vì tọa độ A không thỏa mãn các phương trình của chúng. Đặt BM: 2x - y + 1 = 0 và CN: x + y - 4 = 0 là hai trung tuyến của tam giác ABC.
    Đặt B(x;y), ta có \(N\left( {{{x - 2} \over 2};{{y + 3} \over 2}} \right)\) và
    \(\left\{ \matrix{
    B \in BM \hfill \cr
    N \in CN \hfill \cr} \right. \Leftrightarrow \left\{ \matrix{
    2x - y + 1 = 0 \hfill \cr
    {{x - 2} \over 2} + {{y + 3} \over 2} - 4 = 0 \hfill \cr} \right.\)
    \(\Leftrightarrow \left\{ \matrix{
    2x - y = - 1 \hfill \cr
    x + y = 7 \hfill \cr} \right.\)
    \( \Leftrightarrow \left\{ \matrix{
    x = 2 \hfill \cr
    y = 5 \hfill \cr} \right.\)
    Vậy phương trình đường thẳng chứa cạnh AB là : 2x - 4y + 16 = 0
    \( \Leftrightarrow x - 2y + 8 = 0\)
    Tương tự ta có phương trình đường thẳng chứa cạnh AC là : 2x + 5y - 11 = 0
    Phương trình đường thẳng chứa cạnh BC là : 4x + y - 13 = 0

    Bài 3.8 trang 143 Sách bài tập (SBT) Toán Hình học 10.
    Với giá trị nào của tham số m thì hai đường thẳng sau đây vuông góc:
    \({\Delta _1}:mx + y + q = 0\) và \({\Delta _2}:x - y + m = 0\)
    Gợi ý làm bài
    \({\Delta _1}\) và \({\Delta _2}\) có vectơ pháp tuyến lần lượt là \({\overrightarrow n _1} = (m;1)\)
    \(\overrightarrow {{n_2}} = (1; - 1)\)
    Ta có: \({\Delta _1} \bot {\Delta _2} \Leftrightarrow \overrightarrow {{n_1}} .\overrightarrow {{n_2}} = 0\)
    \( \Leftrightarrow m - 1 = 0\)
    \( \Leftrightarrow m = 1.\)

    Bài 3.9 trang 143 Sách bài tập (SBT) Toán Hình học 10.
    Xét vị trí tương đối của các cặp đường thẳng sau đây:
    a) \(d:\left\{ \matrix{
    x = - 1 - 5t \hfill \cr
    y = 2 + 4t \hfill \cr} \right.\)

    \(d':\left\{ \matrix{
    x = - 6 + 5t` \hfill \cr
    y = 2 - 4t` \hfill \cr} \right.\)
    b) \(d:\left\{ \matrix{
    x = 1 - 4t \hfill \cr
    y = 2 + 2t \hfill \cr} \right.\) và d':2x + 4y - 10 = 0
    c) d:x + y - 2 = 0 và d':2x + y - 3 = 0
    Gợi ý làm bài
    a) Đưa phương trình của d và d' về dạng tổng quát
    d: 4x + 5y - 6 = 0
    d': 4x + 5y + 14 = 0
    \({4 \over 5} + {5 \over 5} \ne {{ - 6} \over {14}}\)
    Vậy d//d'
    b) d:x + 2y - 5 = 0
    d':2x + 4y - 10 = 0
    \({1 \over 2} = {2 \over 4} = {{ - 5} \over { - 10}}\)
    Vậy \(d \equiv {d'}\)
    c) d:x + y - 2 = 0
    d':2x + y - 3 = 0
    \({1 \over 2} \ne {1 \over 1}.\)
    Vậy d cắt d'

    Bài 3.10 trang 144 Sách bài tập (SBT) Toán Hình học 10.
    Tìm góc giữa hai đường thẳng:
    \({d_1}:x + 2y + 4 = 0\) và \({d_2}:2x - y + 6 = 0\)
    Gợi ý làm bài
    \(\cos (\widehat {{d_1},{d_2}}) = {{\left| {2 - 2} \right|} \over {\sqrt {1 + 4} \sqrt {4 + 1} }} = 0\)
    Vậy \((\widehat {{d_1},{d_2}}) = {90^ \circ }.\)

    Bài 3.11 trang 144 Sách bài tập (SBT) Toán Hình học 10.
    Tính bán kính của đường tròng có tâm là điểm I(1;5) và tiếp xúc với đường thẳng $$\Delta :4x - 3y + 1 = 0$$
    Gợi ý làm bài
    \(R = d(I,\Delta ) = {{\left| {4 - 15 + 1} \right|} \over {\sqrt {16 + 9} }} = 2\)

    Bài 3.12 trang 144 Sách bài tập (SBT) Toán Hình học 10.
    Lập phương trình các đường phân giác của các góc giữa hai đường thẳng \({\Delta _1}:2x + 4y + 7 = 0\) và \({\Delta _2}:x - 2y - 3 = 0\)
    Gợi ý làm bài
    Phương trình hai đường phân giác của các góc giữa \({\Delta _1}\) và \({\Delta _2}\) là:
    \(\eqalign{
    & {{2x + 4y + 7} \over {\sqrt {4 + 16} }} = \pm {{x - 2y - 3} \over {\sqrt {1 + 4} }} \cr
    & \Leftrightarrow \left[ \matrix{
    2x + 4y + 7 = 2(x - 2y - 3) \hfill \cr
    2x + 4y + 7 = - 2(x - 2y - 3) \hfill \cr} \right. \cr} \)
    \( \Leftrightarrow \left[ \matrix{
    8y + 13 = 0 \hfill \cr
    4x + 1 = 0 \hfill \cr} \right.\)

    Bài 3.13 trang 144 Sách bài tập (SBT) Toán Hình học 10.
    Tìm phương trình của tập hợp các điểm cách đều hai đường thẳng:
    \({\Delta _1}:5x + 3y - 3 = 0\) và \({\Delta _2}:5x + 3y + 7 = 0\)
    Gợi ý làm bài
    \(d(M,{\Delta _1}) = d(M,{\Delta _2})\)
    \(\eqalign{
    & \Leftrightarrow {{\left| {5x + 3y - 3} \right|} \over {\sqrt {25 + 9} }} = {{\left| {5x + 3y + 7} \right|} \over {\sqrt {25 + 9} }} \cr
    & \Leftrightarrow 5x + 3y + 2 = 0 \cr} \)

    Bài 3.14 trang 144 Sách bài tập (SBT) Toán Hình học 10.
    Viết phương trình đường thẳng đi qua điểm M(2;5) và cách đều hai điểm A(-1;2) và B(5;4).
    Gợi ý làm bài
    Ta tìm thấy đường thẳng \({d_1}\) đi qua M có vectơ chỉ phương là \(\overrightarrow {AB} \) và đường thẳng \({d_2}\) đi qua M và trung điểm của AB.
    \({d_1}:x - 3y + 13 = 0\)
    \({d_2}:x - 2 = 0\)