Sách bài tập Toán 12 - Giải tích 12 nâng cao - Chương III - Bài 2. Một số phương pháp tìm nguyên hàm

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Câu 3.20 trang 143 sách bài tập Giải tích 12 Nâng cao.
    Giả sử khi áp dụng công thức nguyên hàm từng phần, ta dẫn đến
    \(\int {f\left( x \right)} dx = aG\left( x \right) - b\int {f\left( x \right)} dx\)
    Với \(b \ne 1\)
    Chứng minh rằng
    \(\int {f\left( x \right)} dx = {{aG\left( x \right)} \over {b + 1}} + C\) với C là hằng số.
    Giải
    Ta có: \(\int {f\left( x \right)dx + b} \int {f\left( x \right)} dx = aG\left( x \right) + {C_1}\) (\({C_1}\) là hằng số nào đó).
    Hay \(\left( {b + 1} \right)f\left( x \right)dx = aG\left( x \right) + {C_1}\)
    Do đó: \(\int {f\left( x \right)dx} = {{aG\left( x \right)} \over {b + 1}} + {{{C_1}} \over {b + 1}} = {{aG\left( x \right)} \over {b + 1}} + C\)

    Câu 3.21 trang 144 sách bài tập Giải tích 12 Nâng cao.
    Sử dụng kết quả bài 3.20 để tìm
    a)
    \(\int {{e^x}{\rm{cos}}} xdx\)
    b)
    \(\int {{e^x}\sin } xdx\)
    c)
    \(\int {{e^x}\sin 2} xdx\)
    Giải
    a) Đặt \(u = {e^x},v' = c{\rm{os}}x\), ta dẫn đến
    \(\int {{e^x}{\rm{cos}}} xdx = {e^x}\sin x - \int {{e^x}\sin } xdx\) (1)
    Tương tự:
    \(\int {{e^x}\sin } xdx = - {e^x}{\rm{cos}}x + \int {{e^x}{\rm{cos}}} xdx\) (2)
    Thay (2) vào (1), ta được
    \(\int {{e^x}{\rm{cos}}} xdx = {e^x}\sin x + {e^x}{\rm{cos}}x - \int {{e^x}{\rm{cos}}} xdx\)
    Suy ra
    \(\int {{e^x}{\rm{cos}}} xdx = {1 \over 2}{e^x}\left( {\sin x + {\rm{cos}}x} \right) + C\)
    Tương tự
    b) \({1 \over 2}{e^x}\left( {{\mathop{\rm s}\nolimits} {\rm{in}}x - {\rm{cos}}x} \right) + C\)
    c) \({1 \over 2}{e^x}\left( {{\mathop{\rm s}\nolimits} {\rm{in2}}x - 2{\rm{cos2}}x} \right) + C\)

    Câu 3.22 trang 144 sách bài tập Giải tích 12 Nâng cao.
    Tìm nguyên hàm của các hàm số sau:
    a)
    \(\int {{x^3}\sin } xdx\)
    b)
    \(\int {\sin } \left( {\ln x} \right)dx\)
    Giải
    a) Đặt \(u = {x^3},v = - c{\rm{os}}x\)
    Ta có \(\int {{x^3}\sin } xdx = - {x^3}{\rm{cos}}x + 3\int {{x^2}{\rm{cos}}x} dx\).
    Tiếp tục tính \(\int {{x^2}{\rm{cos}}} xdx\) bằng cách lấy nguyên hàm từng phần.
    \(\int {{x^3}\sin } xdx\)
    \(= - {x^3}{\rm{cos}}x + 3{x^2}\sin x + 6x\cos x - 6\sin x + C\)
    b) \({{x\sin \left( {\ln x} \right) - x\cos \left( {\ln x} \right)} \over 2} + C\)
    Biến đổi \(u = \ln x\) . Khi đó \(\sin \left( {\ln x} \right)dx = {e^u}\sin udu\). Ta có
    \(\int {\sin } \left( {\ln x} \right)dx = \int {e^u}\sin udu\)
    \(= {1 \over 2}{e^u}\left( {\sin u - c{\rm{os}}u} \right) + C\)
    \( = {{x\sin \left( {\ln x} \right) - x\cos \left( {\ln x} \right)} \over 2} + C\)