Sách bài tập Toán 6 - Phần Hình học - Chương II - Bài 8: Đường tròn

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Câu 35 trang 93 Sách Bài Tập (SBT) Toán Lớp 6 tập 2.
    Cho hai điểm A,B cách nhau 3cm. Vẽ đường tròn (A; 2,5cm) và đường tròn (B; 1,5cm). Hai đường tròn này cắt nhau tại C và D.
    a) Tính CA, DB.
    b) Tại sao đường tròn (B; 1,5cm) cắt đoạn thẳng AB tại trung điểm I của AB?
    c) Đường tròn (A; 2,5cm) cắt đoạn thẳng AB tại K. Tính KB.
    Giải
    01.png
    a) Vì C ∈ (A; 2,5cm) nên CA = 2,5cm
    D ∈ (B; 1,5cm) nên DB = 1,5 cm
    b) Vì I nằm giữa A và B ta có:
    \( \Rightarrow \) AI + BI = AB
    \( \Rightarrow \) AI = AB – BI = 3 – 1,5 = 1,5 (cm)
    Nên AI = IB
    Vậy I là trung điểm của AB.
    c) Vì K nằm giữa A và B nên:
    AK + KB = AB
    \( \Rightarrow \) KB = AB – AK = 3 – 2,5 = 0,5 (cm)

    Câu 36 trang 93 Sách Bài Tập (SBT) Toán Lớp 6 tập 2.
    So sánh các đoạn thẳng trong hình 15 bằng mắt rồi kiểm tra kết quả bằng compa.
    02.png
    Giải
    Ước lượng sau đó dùng compa kiểm tra lại.

    Câu 37 trang 93 Sách Bài Tập (SBT) Toán Lớp 6 tập 2.
    Làm thế nào để chỉ đo một lần, mà biết được tổng độ dài các đoạn thẳng ở hình 16?
    03.png
    Giải
    Kẻ tia Ox. Dùng compa đặt các đoạn AB, CD, EG liên tiếp trên tia Ox sao cho điểm A trùng điểm O, điểm C trùng điểm B, điểm E trùng điểm D. Đo đoạn OG chính là tổng của ba đoạn đó.

    Câu 38 trang 93 Sách Bài Tập (SBT) Toán Lớp 6 tập 2.
    a) Vẽ đoạn thẳng AB bằng 3cm.
    b) Vẽ đường tròn tâm A bán kính 2cm.
    c) Vẽ đường tròn tâm B bán kính 2cm.
    d) Đặt tên giao điểm của hai đường tròn là C, D.
    e) Vẽ đoạn thẳng CD.
    g) Đặt tên giao điểm của AB và CD là I.
    h) Đo IA và IB.
    Giải
    Ta có hình vẽ
    04.png
    h) IA = IB = 1,5(cm).

    Câu 8.1 trang 94 Sách Bài Tập (SBT) Toán lớp 6 tập 2
    Vẽ hình liên tiếp theo cách diễn đạt sau
    a) Vẽ đoạn thẳng AB = 2cm. Vẽ đường tròn (c1) tâm A, bán kính AB.
    b) Vẽ đường tròn (c2) tâm B, bán kính AB. Gọi các giao điểm của đường tròn này với đường tròn (c1) là C và G.
    c) Vẽ đường tròn (c3) tâm C, bán kính AC. Goi giao điểm mới củađường tròn này với đường tròn (c1) là D.
    d) Vẽ đường tròn (c4) tâm D, bán kính AD. Gọi giao điểm mới của đường tròn này với đường tròn (c1) là E.
    e) Vẽ đường tròn (c5) tâm E, bán kính AE. Gọi giao điểm mới của đường tròn này với đường tròn (c1) là F
    f) Vẽ đường tròn (c6) tâm F, bán kính AF.
    g) Vẽ đường tròn (c7) tâm G, bán kính AG.
    Sau khi vẽ như trên hãy so sánh các đoạn thẳng: AB, BC, CD, DE, EF, FG, GB
    Giải
    Sau khi vẽ ta được hình bs.17
    05.png
    Khi đó, các đoạn thẳng: AB, BC, CD, EF, FG, GB bằng nhau (vì cùng bằng bán kính)

    Câu 8.2 trang 95 Sách Bài Tập (SBT) Toán lớp 6 tập 2

    Vẽ đường tròn tâm O, bán kính R = 3cm.Vẽ một đường kính AB. Vẽ tiếp một dây cung CD (hai điểm C, D không trùng với các điểm A,B và ba điểm C, O, D không thẳng hàng)
    a) Đọc tên các cung có các đầu mút là hai trong số các điểm A, B, C, D.
    b) So sánh độ dài của hai dây AB và CD.
    c) Nếu lấy n điểm (phân biệt) trên đường tròn đó ta có được bao nhiêu cung.
    Giải
    Giả sử vẽ được như hình bs.18
    06.png
    a) Khi đó, có các cung là: AC nhỏ, AD nhỏ, AB hay cung ACDBm BA (cung nửa đường tròn không đi qua C và D) , ABD hay cung AD lớn, ABDC hay cung AC lớn, BD nhỏ, BC nhỏ, BAC hay cung BC lớn, BACD hay cung BD lớn, CD nhỏ, CABD hay CD lớn.
    b) Dùng compa so sánh được CD < AB.
    c) Với hai điểm (phân biệt) trên một đường tròn ta có được hai cung có mút là hai điểm đó. Với n điểm (phân biệt) cho trước trên một đường tròn, thì cứ lấy 2 trong số n điểm đó ta được 2 cung, vì vậy có tất cả n(n – 1) cung trên đường tròn đó.

    Câu 8.3 trang 95 Sách Bài Tập (SBT) Toán lớp 6 tập 2

    Lấy ba điểm A, B, C bất kỳ, không thẳng hàng.
    Vẽ các đoạn thẳng AB, BC, CA.
    a) Dùng compa để dựng đoạn MP = AB + BC
    b) Dùng compa để so sánh AC với AB + BC
    Giải
    Vẽ đường thẳng k không cắt các đoạn thẳng AB, BC, CA (xem hình bs.19)
    07.png
    Lấy một điểm M trên đường thẳng k.
    a) Dùng compa dựng đoạn thẳng MN = AB; dựng tiếp đoạn thẳng NP = BC (điểm N nằm giữa hai điểm M, P) Khi đó, ta có MP = AB + BC.
    b) Tiếp tục, dùng compa dựng đoạn thẳng MQ = AC. Khi đó thấy ngay điểm Q nằm giữa hai điểm M. P tức là MQ < MP, từ đó suy ra AC < AB + BC