Sinh học 10 Bài 7: Tế bào nhân sơ

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Tóm tắt lý thuyết

    1. Đặc điểm chung của tế bào nhân sơ
    • Chưa có nhân chính thức
    • TBC không có hệ thống nội màng, không có các bào quan có màng bao bọc.
    [​IMG]
    • Kích thước nhỏ: 1 – 5 µm (≈ 1/10 kích thước TB nhân thực).
    [​IMG]
    • TB nhân sơ có kích thước nhỏ có ưu thế:
      • TB nhỏ nên tỉ lệ S/V lớn → tốc độ TĐC với MT diễn ra nhanh
      • TB sinh trưởng nhanh.
      • Phân chia nhanh làm tăng nhanh số lượng tế bào.
    2. Cấu tạo tế bào nhân sơ
    [​IMG]
    a. Thành tế bào, màng sinh chất, lông và roi.

    Thành tế bào
    • Thành phần hoá học là peptiđôglican.
    • Vai trò: quyết định hình dạng của tế bào vi khuẩn.
    • Vi khuẩn được chia làm hai loại:
      • VK Gram dương: bắt màu tím
      • VK Gram âm: bắt màu đỏ
    [​IMG]
    • Một số TBVK, bên ngoài thành TB còn có một lớp vỏ nhầy → hạn chế khả năng thực bào của bạch cầu.
    Màng sinh chất
    Thành phần: do phôtpholipit và prôtêin cấu tạo nên.
    Vai trò: Bao bọc cơ thể và thực hiện trao đổi chất.
    [​IMG]
    Lông và roi
    • Bản chất là prôtêin
    • Vai trò: Giúp cơ thể di chuyển, bám dính...
    b. Tế bào chất
    • Vị trí: nằm giữa màng sinh chất và vùng nhân.
    • Gồm 2 thành phần:
    • Bào tương (dạng keo bán lỏng):
      • Không có hệ thống nội màng.
      • Các bào quan không có màng bọc.
    • Một số VK có các hạt dự trữ.
    • Ribôxôm (rARN + prôtêin):
      • Không có màng.
      • Kích thước nhỏ.
      • Là nơi tổng hợp prôtêin.
    c. Vùng nhân
    • Không có màng bao bọc.
    • Chỉ chứa một phân tử ADN dạng vòng
    • Một số VK còn có các ADN dạng vòng nhỏ gọi là plasmit, ít quan trọng.
    [​IMG]

    Theo LTTK Education tổng hợp