Tóm tắt lý thuyết 5. Ti thể a. Cấu tạo: Ty thể được cấu tạo bởi 2 lớp màng giống màng tế bào. Màng ngoài: dày 60Å, bảo đảm tính thấm của ty thể. Màng trong: dày 60Å. Từ màng trong hình thành nên các mấu lồi ăn sâu vào trong xoang ty thể gọi là tấm hình răng lược (cristae). Màng trong chia xoang ty thể thành 2 xoang. Xoang ngoài nằm giữa màng trong mà màng ngoài rộng khoảng 60 - 80Å và thông với xoang của các vách răng lược. Xoang trong được giới hạn bởi màng trong và chứa đầy chất nền (matrix) Chất nền chứa AND và ribôxôm. b. Chức năng: Cung cấp năng lượng cho tế bào dưới dạng ATP, tạo ra nhiều sản phẩm trung gian quan trọng trong quá trình chuyển hoá vật chất. 6. Lục lạp a. Cấu tạo: 2 lớp màng bao bọc, bên trong là chất nền. Màng ngoài dễ thấm Màng trong ít thấm, không xếp lại thành mào. Màng trong bao bọc một vùng có màu xanh lục được gọi là chất nền (stroma), chứa các enzyme, các ribosome, ARN và ADN. Chất nền: Trong chất nền có nhiều túi dẹt là tilacôit trên màng tilacôit chứa nhiều diệp lục và enzim quang hợp. Nhiều phiến tilacôit xếp chồng lên nhau thành cấu trúc Grana. b. Chức năng: Có khả năng chuyển quang năng thành hóa năng. 7. Một số bào quan khác a. Không bào Các tế bào thực vật chưa trưởng thành chứa nhiều không bào nhỏ. Trong quá trình lớn lên, các tế bào hút thêm nước to ra và nhập lại với nhau thành một không bào lớn chiếm hầu hết thể tích của tế bào trưởng thành. Mỗi không bào được bao bọc bởi 1 lớp màng, bên trong là dịch chứa các chất hữu cơ và các ion khoáng tạo áp suất thẩm thấu cho tế bào. Chức năng của không bào phụ thuộc vào từng sinh vật và từng tế bào. Ở tế bào lông hút của rễ, không bào có chức năng như chiếc máy bơm. Ở tế bào cánh hoa: không bào chứa sắc tố,… Một tế bào động vật cũng có thể chứa không bào nhưng có kích thước nhỏ. Các tế bào động vật có thể có các không bào thức ăn (còn gọi là không bào tiêu hóa) và không bào co bóp (có ở một số loại sinh vật đơn bào). b. Lizôxôm Lysosome là một bào quan của tế bào động vật được bao bởi một màng lipoproteide (màng tế bào). Kích thước, hình dạng của lysosome rất đa dạng và tuỳ thuộc vào các chất khác nhau mà thể lysosome thu thập vào để phân giải. Lysosome là những khối hình cầu đường kính từ 0,2 - 0,4μm, có khi lớn đến 1 - 2μm. Lysosom có một lớp màng bao bọc chứa nhiều enzim thuỷ phân làm nhiệm vụ tiêu hoá nội bào, các enzim này phân cắt nhanh chóng các đại phân tử như prôtêin, axit nuclêic, cacbohiđrat, lipit. Lizôxôm tham gia vào quá trình phân huỷ các tế bào già, các tế bào bị tổn thương cũng như các bào quan đã hết thời hạn sử dụng. Trong tế bào, nếu lizôxôm bị vỡ ra thì các enzim của nó sẽ phân hủy luôn cả tế bào. Bài tập minh họa Ví dụ 1: Nêu những điểm giống và khác nhau giữa ti thể và lục lạp về cấu trúc và chức năng? Gợi ý trả lời: Giống nhau: Đều là bào quan của tế bào nhân thực Đều có cấu tạo gồm lớp màng kép bao bọc bên ngoài Đều chứa AND, ARN, ribôxôm, các enzim, protein Có khả năng chuyển hóa vật chất và năng lượng Có thể tự phân đôi độc lập Khác nhau: Ti thểLục lạp Dạng hình cầu hoặc sợi ngắn Màng ngoại trơn, màng trong gấp nếp tạo thành mào Tạo ra năng lượng qua chuỗi phản ứng hóa học à tổng hợp năng lượng dưới dạng hợp chất ATP Thường là hình bầu dục Màng trong không gấp nếp, trong có chứa 1 tập hợp các tilacoit xếp chồng lên nhau gọi là grana Tổng hợp các chất hữu cơ bằng quang hợp → Tổng hợp chất hữu cơ cần thiết cho thực vật Ví dụ 2: Tại sao lá cây có màu xanh? Màu xanh của lá cây có liên quan tới chức năng quang hợp hay không? Gợi ý trả lời: Diệp lục tố (chlorohylle) nằm trên màng tilacôit nên lá cây có màu xanh Nhờ chlorophille chứa trong lục lạp mà cây xanh hấp thụ năng lượng ánh sáng mặt trời và biến chúng thành năng lượng hoá học trong ATP để tổng hợp các chất hữu cơ. Quá trình quang hợp được tổng quát bằng sơ đồ sau: Năng lượng ánh sáng 6CO2 + 6H2O → C6H12O6 + O2 Chlorophille Theo LTTK Education tổng hợp