Sinh học 11 Bài 6: Dinh dưỡng nitơ ở thực vật (tiếp theo)

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Tóm tắt lý thuyết

    1. Nguồn cung cấp nitơ tự nhiên cho cây

    Nitơ trong không khíNitơ trong đất
    Dạng tồn tạiChủ yếu dạng Nitơ phân tử ( N2) ngoài ra còn tồn tại dạng NO, NO2
    • Nitơ khoáng trong các muối khoáng như muối nitrat, muối nitrit, muối amôn
    • Nitơ hữu cơ trong xác động vật, thực vật, vi sinh vật
    Đặc điểm
    • Cây không hấp thụ được Nitơ phân tử
    • Nitơ trong NO, NO2 trong không khí đọc hại đối với cây trồng
    • Nitơ phân tử được các vi sinh vật cố định Nitơ chuyển hóa thành dạng NH3- dạng cây sử dụng được

    • Cây không hấp thụ được Nitơ hữu cơ trong xác sinh vật
    • Nitơ hữu cơ biến đổi thành NO3- và NH4+
    • Cây chỉ hấp thụ Nitơ khoáng từ trong đất dưới dạng NO3- và NH4+
    2. Quá trình chuyển hoá nitơ và cố định nitơ trong đất

    a. Quá trình chuyển hoá nitơ trong đất:

    • Con đường chuyển hóa nitơ hữu (trong xác sinh vật) trong đất thành dạng nitơ khoáng (NO3- và NH4+)
    [​IMG]
    [​IMG]
    • Gồm 2 giai đoạn:
      • Quá trình amôn hóa: Các axit amin nằm trong các hợp chất mùn, trong xác bã động vật, thực vật sẽ bị vi sinh vật (Vi khuẩn amôn hóa) trong đất phân giải tạo thành NH4+ theo sơ đồ:
        • Nitơ hữu cơ + vi khuẩn amôn hóa → NH4+
        • Quá trình amôn hóa diễn ra như sau:
          • Chất hữu cơ trong đất → RNH2 + CO2 + phụ phẩm
          • RNH2 + H2O → NH3 + ROH
          • NH3 + H2O → NH4+ + OH-
      • Qúa trình nitrat hóa: khí NH3 được tạo thành do vi sinh vật phân giải các hợp chất hữu cơ sẽ bị vi khuẩn hiếu khí (vi khuẩn nitrat hóa) như Nitrosomonas oxy hóa thành HNO2 và Nitrosobacter tiếp tục oxi hóa HNO2 thành HNO3 theo sơ đồ
        • [​IMG]
        • Quá trình nitrat hóa diễn ra như sau:
          • 2NH3 + 3O2 → 2 HNO2 + H2O
          • 2 HNO2 + O2 → 2 HNO3
    Lưu ý: Trong điều kiện môi trường đất kị khí, xảy ra quá trình chuyển hóa nitrat thành nitơ phân tử ( NO3- à N2) gọi là quá trình phản nitrat hóa
    NO3- + vi khuẩn phản nitrat hóa → N2
    → Hậu quả: gây mất mát nitơ dinh dưỡng trong đất
    b. Quá trình cố định nitơ phân tử:

    • Là Quá trình liên kết N2 với H2 để tạo ra NH3.
    • Cố định nitơ phân tử diễn ra theo 2 con đường:
      • Con đường vật lí hoá học: xảy ra trong điều kiện có sấm sét, tia lửa điện,...
        • N2 + O2 → 2NO
          2NO + O2 → 2NO2
          2NO2 + 2H2O + 3O2 → 4HNO3 → NO3- + H+
      • Con đường sinh học: là con đường cố định nitơ phân tử nhờ các vi sinh vật thực hiện do do trong cơ thể chúng có chứa 1 loại enzim duy nhất là Nitrogenaza. Enzim này có khả năng bẻ gãy ba liên kết cộng hóa trị giữa 2 nguyên tử nitơ để liên kết với H2 tạo thành NH3, trong môi trường nước NH3 chuyển thành NH4+
        • Vi sinh vật cố định nitơ gồm 2 nhóm:
          • Nhóm vi sinh vật sống tự do: vi khuẩn lam, Azotobacter, Clotridium, Anabeana, Nostoc,...
          • Nhóm vi sinh vật sống cộng sinh với thực vật: Các vi khuẩn thuộc chi Rhizobium trong nốt sần rễ cây họ Đậu, Anabeana azollae trong bèo hoa dâu,...
        • Quá trình cố định nitơ phân tử có thể tóm tắt:
    [​IMG]
    [​IMG]
    3. Phân bón với năng suất cây trồng và môi trường

    a. Bón phân hợp lí và năng suất cây trồng:

    • Bón phân hợp lí:
      • Đúng loại, đúng số lượng và tỉ lệ thành phần dinh dưỡng.
      • Đúng nhu cầu của giống loài cây trồng.
      • Phù hợp với thời kì sinh trưởng và phát triển của cây, điều kiện đất đai, thời tiết và mùa vụ…
    • Tăng năng suất cây trồng.
    b. Các phương pháp bón phân:

    • Cơ sở sinh học của bón phân qua rễ: Dựa vào khả năng của rễ hấp thụ các ion khoáng từ đất.
    • Cơ sở sinh học của bón phân qua lá: Dựa vào khả năng hấp thụ các ion khoáng qua lỗ khí khổng.
    c. Phân bón và môi trường:

    • Hậu quả của bón thừa lượng phân bón:
      • Cây không hấp thụ hết.
      • Làm xấu tính chất lí hóa của đất.
      • Ô nhiễm môi trường…