Số học 6 Chương 1 Bài 10 Tính chất chia hết của một tổng

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Tóm tắt lý thuyết
    1. Nhắc lại về quan hệ chia hết.
    Ta biết : Số tự nhiên a chia hết cho số tự nhiên b khác 0 nếu có số tự nhiên k sao cho a = b . k.
    Kí hiệu : a chia hết cho b là a \(\vdots\) b

    a không chia hết cho b là a \(\not \vdots \) b

    2. Tính chất 1.
    Nếu a \(\vdots\) m và b \(\vdots\) m thì (a + b) \(\vdots\) m :

    a \(\vdots\) m và b \(\vdots\) m ⇒ (a + b) \(\vdots\) m

    Hoặc có thể viết : (a + b) \(\vdots\) m hoặc a + b \(\vdots\) m đều được.

    Chú ý :

    a) Tính chất 1 cũng đúng đối với một hiệu (a \(\geq\) b) :

    a \(\vdots\) m và b \(\vdots\) m ⇒ (a - b) \(\vdots\) m.
    b) Tính chất 1 cũng đúng đối với một tổng có nhiều số hạng :

    a \(\vdots\) m và b \(\vdots\) m và c \(\vdots\) m ⇒ (a + b + c) \(\vdots\) m.
    Nếu tất cả các số hạng của một tổng đều chia hết cho cùng một số thì tổng chia hết cho số đó.

    a \(\vdots\) m và b \(\vdots\) m và c \(\vdots\) m ⇒ (a + b + c) \(\vdots\) m.

    3. Tính chất 2.
    Nếu a \(\not\vdots\) m và b \(\vdots\) m thì (a + b) \(\not\vdots\) m :

    a \(\not\vdots\) m và b \(\vdots\) m ⇒ (a + b) \(\not\vdots\) m.

    Chú ý :

    a)Tính chất 2 cũng đúng đối với một hiệu (a > b) :

    a \(\not\vdots\) m và b \(\vdots\) m ⇒ (a - b) \(\not\vdots\) m.
    b) Tính chất 1 cũng đúng đối với một tổng có nhiều số hạng, trong đó chỉ có một số hạng không chia hết cho m các số hạng còn lại đều chia hết cho m:

    a \(\not\vdots\) m, b \(\vdots\) m và c \(\vdots\) m⇒ (a + b + c) \(\not\vdots\) m.
    Nếu chỉ có một số hạng của tổng không chia hết cho một số, còn các số hạng khác đều chia hết cho số đó thì tổng không chia hết cho số đó.

    a \(\not\vdots\) m, b \(\vdots\) m và c \(\vdots\) m⇒ (a + b + c) \(\not\vdots\) m.


    Bài tập minh họa
    Bài 1: Không tính tổng, hãy xét xem tổng \(27 + 81 + 63\) có chia hết cho 3 không?

    Hướng dẫn:

    Ta thấy \(\)27 \(\vdots\) 3 ; 81 \(\vdots\) 3 ; 63 \(\vdots\) 3 nên có thể suy ra \((27 + 81 + 63)\) \(\vdots\) \(3\).

    Bài 2:

    Không tính tổng, hãy xét xem tổng \(21 + 49 + 32\) có chia hết cho 7 không?

    Hướng dẫn:

    Ta thấy 21 \(\vdots\) 7 ; 49 \(\vdots\) 7 ; 32 \(\not\vdots\) 7 nên có thể suy ra \((21 + 49 +32)\) \(\not\vdots\) 7.

    Bài 3:

    Không tính hiệu, hãy xem xét hiệu \(42 - 18\) có chia hết cho 6 không?

    Hướng dẫn:

    Ta thấy 42 \(\vdots\) 6 ; 18 \(\vdots\) 6 nên có thể suy ra hiệu \(42 - 18 \) \(\vdots\) 6.