Số học 6 - Chương 1 - Dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Bài 91 trang 38 sgk toán 6 tập 1. Trong các số sau, số nào chia hết cho 2, số nào chia hết cho 5 ?
    652; 850; 1546; 785; 6321.
    Bài giải:
    652 \(\vdots\) 2; 850 \(\vdots\) 2; 850 \(\vdots\) 5; 1546 \(\vdots\) 2; 785 \(\vdots\) 5.





    Bài 92 trang 38 sgk toán 6 tập 1. Cho các số 2141; 1345; 4620; 234. Trong các số đó:
    a) Số nào chia hết cho 2 mà không chia hết cho 5 ?
    b) Số nào chia hết cho 5 mà không chia hết cho 2 ?
    c) Số nào chia hết cho cả 2 và 5 ?
    Bài giải:
    a) 234 chia hết cho 2 mà không chia hết cho 5;
    b) 1345 chia hết cho 5 mà không chia hết cho 2;
    c) 4620 chia hết cho cả 2 và 5.






    Bài 93 trang 38 sgk toán 6 tập 1. Tổng (hiệu) sau có chia hết cho \(2\) không, có chia hết cho \(5\) không ?
    a) \(136 + 420\); b) \(625 - 450\);
    c) \(1 . 2 . 3 . 4 . 5 . 6 + 42\); d) \(1 . 2 . 3 . 4 . 5 . 6 - 35\).
    Bài giải:
    a) \(136 + 420\)

    \(136\) chia hết cho \(2\)
    \(420\) chia hết cho \(2\)
    Do đó tổng \((136+420)\) chia hết cho \(2\) vì cả hai số hạng đều chia hết cho \(2\).
    \(420\) chia hết cho \(5\)
    \(136\) không chia hết cho \(5\)
    Do đó tổng \((136+420)\) không chia hết cho \(5\)
    b) \(625 - 450\)
    \(625\) chia hết cho \(5\)
    \(450\) chia hết cho \(5\)
    Do đó hiệu \((625-450)\) chia hết cho \(5\)
    \(625\) không chia hết cho \(2\)
    \(450\) chia hết cho \(2\)
    Do đó hiệu \((625-450)\) không chia hết cho \(2\)
    c) \(1 . 2 . 3 . 4 . 5 . 6 + 42\)
    Tích \((1.2.3.4.5.6)\) chia hết cho \(2\)
    \(42\) chia hết cho \(2\)
    Do đó tổng \((1.2.3.4.5.6+42)\) chia hết cho \(2\);
    Tích \((1.2.3.4.5.6)\) chia hết cho \(5\)
    \(42\) không chia hết cho \(5\)
    Do đó tổng \((1.2.3.4.5.6+42)\) không chia hết cho \(5\).
    d) \(1 . 2 . 3 . 4 . 5 . 6 - 35\)
    Tích \((1.2.3.4.5.6)\) chia hết cho \(2\)
    \(35\) không chia hết cho \(2\)
    Do đó hiệu \(1 . 2 . 3 . 4 . 5 . 6 - 35\) không chia hết cho \(2\)
    Tích \((1.2.3.4.5.6)\) chia hết cho \(5\)
    \(35\) chia hết cho \(5\)
    Do đó hiệu \((1.2.3.4.5.6-35)\) chia hết cho \(5\).





    Bài 94 trang 38 sgk toán 6 tập 1. Không thực hiện phép chia, hãy tìm số dư khi chia mỗi số sau đây cho \(2\), cho \(5\):
    \(813\); \(264\); \(736\); \(6547\).
    Bài giải:
    Hướng dẫn: Viết mỗi số thành một tổng của một số bé hơn \(5\) và một số tận cùng bởi \(0\) hoặc \(5\).
    \(813\) chia cho \(2\) dư \(1\).
    \(813 = 810 + 3\) chia cho \(5\) dư \(3\) vì \(810\) chia hết cho \(5\) và \(3 < 5\).
    \(264\) chia hết cho \(2\).
    \(264 = 260 + 4\) chia cho \(5\) dư \(4\) vì \(260\) chia hết cho \(5\) và \(4 < 5\).
    \(736\) chia hết cho \(2\)
    \(736=735+1\) chia cho \(5\) dư \(1\).
    \(6547\) chia cho \(2\) dư \(1\);
    \(6547 = 6545 + 2\) chia cho \(5\) dư \(2\) vì \(6545\) chia hết cho \(5\) và \(2 < 5\).





    Bài 95 trang 38 sgk toán 6 tập 1. Điền chữ số vào dấu * để được số $\overline{54*}$ thỏa mãn điều kiện:
    a) Chia hết cho 2;
    b) Chia hết cho 5.
    Bài giải:
    Một số chia hết cho 2 thì chữ số tận cùng bên phải của nó là chữ số chẵn. Một số chia hết cho 5 thì chữ số tận cùng bên phải của nó là chữ số 0 hoặc chữ số 5.
    a) Thay dấu * bởi một trong các chữ số 0, 2, 4, 6, 8.
    b) Thay dấu * bởi một trong các chữ số 0 hoặc chữ số 5.





    Bài 96 trang 39 sgk toán 6 tập 1. Điền chữ số vào dấu * để được \(\overline{*85}\) thỏa mãn điều kiện:
    a) Chia hết cho 2; b) Chia hết cho 5.
    Bài giải:
    a) Không thể điền bất cứ số nào vào dấu * để \(\overline{*85}\) chia hết cho 2 vì khi đó ta được một số lẻ.
    b) Có thể điền mọi chữ số khác 0 để \(\overline{*85}\) chia hết cho 5 vì khi đó ta được một số có chữ số tận cùng là 5.






    Bài 97 trang 39 sgk toán 6 tập 1. Dùng ba chữ số 4, 0, 5, hãy ghép thành các số tự nhiên có ba chữ số khác nhau thỏa mãn điều kiện:
    a) Số đó chia hết cho 2; b) Số đó chia hết cho 5.
    Bài giải:
    a) 540 hoặc 450 hoặc 504 chia hết cho 2;
    b) 405 hoặc 450 hoặc 540 chia hết cho 5.






    Bài 98 trang 39 sgk toán 6 tập 1. Đánh dấu "X" vào ô thích hợp trong các câu sau:
    CâuĐúngSai
    a) Số có chữ số tận cùng bằng 4 thì chia hết cho 2.
    b) Số chia hết cho 2 thì có chữ số tận cùng bằng 4.
    c) Số chia hết cho 2 và chia hết cho 5 thì có chữ số tận cùng bằng 0.
    d) Số chia hết cho 5 thì có chữ số tận cùng bằng 5.
    Bài giải:
    CâuĐúngSai
    a) Số có chữ số tận cùng bằng 4 thì chia hết cho 2. X
    b) Số chia hết cho 2 thì có chữ số tận cùng bằng 4. X
    c) Số chia hết cho 2 và chia hết cho 5 thì có chữ số tận cùng bằng 0. X
    d) Số chia hết cho 5 thì có chữ số tận cùng bằng 5. X
    Giải thích: câu b) Các số có tận cùng là 0;2;4;6;8 thì chia hết cho 2 do đó một số chia hết cho 2 thì không thể khẳng định số đó có tận cùng bằng 4 nên câu b sai.
    câu d) Các số có tận cùng là 0;5 thì chia hết cho 5 do đó một số chia hết cho 5 thì không thể khẳng định là số đó có tận cùng bằng 5 nên câu d sai.





    Bài 99 trang 39 sgk toán 6 tập 1. Tìm số tự nhiên có hai chữ số, các chữ số giống nhau, biết rằng số đó chia hết cho 2 và chia cho 5 thì dư 3.
    Bài giải:
    Muốn cho số có hai chữ số giống nhau và chia hết cho 2 thì số đó phải là một trong các số 22, 44, 66, 88. Bây giờ ta tìm trong những số này số mà chia cho 5 thì dư 3.
    Đó là số 88.





    Bài 100 trang 39 sgk toán 6 tập 1. Ô tô đầu tiên ra đời năm nào ?
    Ô tô đầu tiên ra đời năm \(n = \overline{abbc}\), trong đó \(n\) \(\vdots\) \(5\) và \(a, b, c ∈ \left\{1; 5; 8\right\}\) (\(a, b, c\) khác nhau).
    Bài giải:
    Ta đang ở thế kỉ \(XXI\) nên \(a\) không thể lớn hơn \(2\) vì nếu lớn hơn \(2\) thì ô tô chưa ra đời. Mà \(a ∈ \left\{1; 5; 8\right\}\) nên \(a = 1\). Phải chọn số \(c\) trong tập hợp \(\left\{1; 5; 8\right\}\) để \(n\) \(\vdots\) \(5\). Muốn thế \(c\) phải là \(5\).
    Theo đề bài \(a,b,c\) khác nhau nên \(b = 8\).
    Vậy ô tô đầu tiên ra đời năm \(1885\).