Số học 6 - Chương 2 - Thứ tự trong tập hợp các số nguyên

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Bài 11 trang 73 sgk toán 6 tập 1. Điền vào ô trống dấu > = <
    $3 \Box 5$,
    $-3 \Box 5$,
    $4 \Box -6$,
    $10 \Box -10$
    Bài giải:
    3 < 5; -3 > -5; 4 > -6; 10 > -10.





    Bài 12 trang 73 sgk toán 6 tập 1.
    a) Sắp xếp các số nguyên sau theo thự tự tăng dần:
    2, -17, 5, 1, -2, 0.
    b) Sắp xếp các số nguyên sau theo thứ tự giảm dần:
    -101, 15, 0, 7, -8, 2001.
    Bài giải:
    a) -17, -2, 0, 1, 2, 5. b) 2001, 15, 7, 0, -8, -101.





    Bài 13 trang 73 sgk toán 6 tập 1. Tìm \(x ∈\mathbb Z\), biết:
    a) \(-5 < x < 0\); b) \(-3 < x < 3\).
    Bài giải
    a) \(x = -4\) hoặc \(x = -3\) hoặc \(x = -2\) hoặc \(x = -1\).
    b) \(x = -2\) hoặc \(x = -1\) hoặc \(x = 0\) hoặc \(x = 1\) hoặc \(x = 2\).





    Bài 14 trang 73 sgk toán 6 tập 1. Tìm giá trị tuyệt đối của mỗi số sau: 2000, -3011, -10.
    Bài giải:
    \(\left | 2000 \right |\) = 2000; \(\left | -3011 \right |\) = 3011; \(\left | -10\right |\) = 10.





    Bài 15. Điền dấu \(>, =, <\) vào ô trống:
    $|3| \Box |5|$
    $|-3| \Box |-5|$
    $|-1| \Box |0|$
    $|2| \Box |-2|$
    Bài giải
    \(\eqalign{
    & |3|\, < \,|5| \cr
    & | - 3|\, < \,| - 5| \cr
    & | - 1|\, > |0| \cr
    & |2|\, = \,| - 2| \cr} \)





    Bài 16 trang 73 sgk toán 6 tập 1. Điền chữ Đ (đúng) hoặc chữ S (sai) vào ô vuông để có một nhận xét đúng:
    \(7 ∈\mathbb N\) \(\square\);
    \(7 ∈\mathbb Z\) \(\square\);
    \(0 ∈\mathbb N\) \(\square\);
    \(0 ∈\mathbb Z\) \(\square\);
    \(-9 ∈\mathbb Z\) \(\square\);
    \(-9 ∈\mathbb N\) \(\square\);
    \(11,2 ∈\mathbb Z\) \(\square\).
    Bài giải:
    \(7 ∈\mathbb N\) Đ
    \(7 ∈\mathbb Z\) Đ
    \(0 ∈\mathbb N\) Đ
    \(0 ∈\mathbb Z\) Đ
    \(-9 ∈\mathbb Z\) Đ
    \(-9 ∈\mathbb N\) S
    \(11,2 ∈\mathbb Z\) S





    Bài 17 trang 73 sgk toán 6 tập 1. Có thể khẳng định rằng tập hợp Z bao gồm hai bộ phận là các số nguyên dương và các số nguyên âm được không ? Tại sao ?
    Bài giải:
    Không, vì 0 cũng là một số nguyên nhưng không thuộc bộ phận các số dương cũng không thuộc bộ phận các số âm.





    Bài 18 trang 73 sgk toán 6 tập 1.
    a) Số nguyên a lớn hơn 2. Số a có chắc chắn là số nguyên dương không ?
    b) Số nguyên b nhỏ hơn 3. Số b có chắc chắn là số nguyên âm không ?
    c) Số nguyên c lớn hơn -1. Số c có chắc chắn là số nguyên dương không ?
    d) Số nguyên d nhỏ hơn -5. Số d có chắc chắn là số nguyên âm không ?
    Bài giải:
    a) Có
    b) Không. Chẳng hạn, b = 2, ta có 2 < 3 nhưng 2 không phải là số nguyên âm.
    c) Không. Chẳng hạn c = 0.
    d) Có.





    Bài 19 trang 73 sgk toán 6 tập 1. Điền dấu "+" hoặc "-" vào chỗ trống để được kết quả đúng:
    a) 0 < ...2;
    b) ...15 < 0;
    c) ...10 < ...6;
    d)...3 < ...9
    (Chú ý: Có thể có nhiều đáp số)
    Bài giải:
    a) 0 < + 2;
    b) -15 < 0;
    c) -10 < -6;
    d) +3 < + 9 và -3 < +9.





    Bài 20 trang 73 sgk toán 6 tập 1. Tính giá trị các biểu thức:
    a) \(\left | -8 \right |\) - \(\left | -4 \right |\);
    b) \(\left | -7 \right |\) . \(\left | -3 \right |\);
    c) \(\left | 18 \right |\) : \(\left | -6 \right |\);
    d) \(\left | 153 \right |\) + \(\left | -53 \right |\).
    Bài giải:
    a) 4; b) 21; c) 3; d) 206.





    Bài 21 trang 73 sgk toán 6 tập 1. Tìm số đối của mỗi số nguyên sau: \(-4, 6, \left | -5 \right |\), \(\left | 3 \right |, 4\).
    Bài giải:
    Số đối của các số \(-4, 6, \)\({\left | -5 \right |}\), \({\left | 3 \right| }\), \(4\) lần lượt là \(4, -6, -5, -3, -4\).
    Vì \({\left | -5 \right |}=5\)
    \({\left | 3 \right| }=3\)





    Bài 22 trang 74 sgk toán 6 tập 1.
    a) Tìm số liền sau của mỗi số nguyên sau: \(2; -8; 0; -1\).
    b) Tìm số liền trước của mỗi số nguyên sau: \(-4; 0; 1; -25\).
    c) Tìm số nguyên a biết số liền sau a là một số nguyên dương và số liền trước a là một số nguyên âm.
    Bài giải:
    a) Số liền sau của \(2\) là: \(3\)
    Số liền sau của \(-8\) là: \(-7\)
    Số liền sau của \(0\) là: \(1\)
    Số liền sau của \(-1\) là: \(0\)
    b) Số liền trước của \(-4\) là \(-5\)
    Số liền trước của \(0\) là \(-1\)
    Số liền trước của \(1\) là \(0\)
    Số liền trước của \(-25\) là \(-26\)
    c) Trong tập số nguyên có số \(0\) không là số nguyên âm cũng không là số nguyên dương. Các số nhỏ hơn \(0\) trong tập số nguyên là số nguyên âm, các số lớn hơn \(0\) trong tập số nguyên là số nguyên dương do đó số nguyên a cần tìm là số \(0\).