Tóm tắt lý thuyết 1. Lũy thừa với số mũ tự nhiên. Người ta viết gọn $2 . 2 . 2 . 2$ thành $2^4$ ; $a . a . a$ thành $a^3$ Ta gọi $2^4 , a^3$ là một lũy thừa $2^4$ đọc là 2 mũ 4 $a^3$ đọc là a mũ 3 Lũy thừa bậc n của a là tích của n thừa số bằng nhau, mỗi thừa số bằng a : $a^n = a . a . a . ... . a$ ( n thừa số) ( n # 0) $a$ gọi là cơ số $n$ gọi là số mũ Phép nhân nhiều thừa số bằng nhau gọi là phép nâng lên lũy thừa. VD: $7 . 7 . 7 . 7 = 7^4$ ( đọc là 7 mũ 4) $b . b . b = b^3$ (đọc là b mũ 3) Chú ý : $a^2$ còn được gọi là a bình phương (hay bình phương của a). $a^3$ còn được gọi là a lập phương (hay lập phương của a). Qui ước :$ a^1 = a$ 2. Nhân hai lũy thừa cùng cơ số Tổng quát : $a^m . a^n = a^{m + n}$ VD : $2^3 . 2^2 = 2^{3 + 2} = 2^5$ $a^4 . a^3 = a^{4 + 3} = a^7$ Chú ý : Khi nhân hai lũy thừa cùng cơ số, ta giữ nguyên cơ số và cộng các số mũ. Bài tập minh họa Bài 1: Viết tích của hai lũy thừa sau thành một lũy thừa: $x^5 . x^4.$ Hướng dẫn: $x^5 . x^4 = x^{5 + 4} = x^9.$ Bài 2: Viết gọn tích sau bằng cách dùng lũy thừa: $4 . 4 . 4 . 5 . 5 . 2.$ Hướng dẫn: $4 . 4 . 4 . 5 . 5 . 2 = 4^3 . 5^2 . 2$ Bài 3: Tính giá trị của lũy thừa $2^7$. Hướng dẫn: $2^7 = 2 . 2 . 2 . 2 . 2 . 2 . 2 = 128.$