Soạn bài Câu nghi vấn SBT Ngữ Văn 8 tập 2

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    1. Bài tập 1, trang 11-12, SGK.
    Xác định câu nghi vấn trong những đoạn trích sau. Những đặc điểm hình thức nào cho biết đó là câu nghi vấn ?
    Trả lời:
    Ngoài các từ ngữ nghi vấn, tất cả các câu nghi vấn trong những đoạn trích này còn được đánh dấu rất rõ bằng dấu chấm hỏi ở cuối câu. Em cần vận dụng kiến thức đã học để tìm ra đâu là từ ngữ nghi vấn.
    2. Bài tập 2, trang 12, SGK.
    Xét các câu sau và trả lời câu hỏi:
    Căn cứ vào đâu để xác định những câu trên là câu nghi vấn ?
    Trong các câu đó, có thể thay từ hay bằng từ hoặc được không ? Vì sao ?
    Trả lời:
    - Căn cứ để xác định câu nghi vấn : có từ hay và dấu chấm hỏi.
    - Trong câu nghi vấn, từ hay không thể thay thế bằng từ hoặc được. Nếu thay từ hay trong câu nghi vấn bằng từ hoặc thì câu trở nên sai ngữ pháp hoặc biến thành một câu trần thuật và có ý nghĩa khác hẳn.
    3. Bài tập 3, trang 13, SGK.
    Có thể đặt dấu chấm hỏi ở cuối những câu sau không ? Vì sao ?
    a) Nay chúng ta đừng làm gì nữa, thử xem lão Miệng có sống được không.
    (Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng)
    b) Bây giờ thì tôi hiểu tại sao lão không muốn bán con chó vàng của lão.
    (Nam Cao, Lão Hạc)
    c) Cây nào cũng đẹp, cây nào cũng quý, nhưng thân thuộc nhất vẫn là tre nứa.
    (Thép Mới, Cây tre Việt Nam)
    d) Biển nhiều khi rất đẹp, ai cũng thấy như thế.
    (Vũ Tú Nam, Biển đẹp)
    Trả lời:
    Cần đọc kĩ xem các câu đã dẫn có dùng để hỏi ai, điều gì không. Nếu không thì đó không phải là câu nghi vấn.
    4. Bài tập 4, trang 13, SGK.
    Phân biệt hình thức và ý nghĩa của hai câu sau:
    a) Anh có khỏe không ?
    b) Anh đã khỏe chưa ?
    Xác định câu trả lời thích hợp đối với từng câu. Đặt câu với hai mô hình có... không ?, đã... chưa ?
    Trả lời:
    Khác nhau về hình thức : cớ... không ; đã... chưa. Đối với một người không ốm đau, bệnh tật,... có thể dùng câu (b) để hỏi được không ?
    5. Bài tập 5, trang 13, SGK.
    Cho biết sự khác nhau về hình thức và ý nghĩa của hai câu sau:
    a) Bao giờ anh đi hà Nội ?
    b) Anh đi Hà Nội bao giờ ?
    Trả lời:
    Sự khác nhau về hình thức giữa hai câu thể hiện ở trật tự từ. Khi dùng câu (a) để hỏi thì hành động "đi Hà Nội" của người được hỏi đã diễn ra chưa ? So sánh với câu (b) để thấy được sự khác biệt.
    6. Bài tập 6, trang 13, SGK.
    Cho biết hai câu nghi vấn sau đây là đúng hay sai ? Vì sao ?
    a) Chiếc xe này bao nhiêu ki-lô-gam mà nặng thế ?
    b) Chiếc xe này giá bao nhiêu mà rẻ thế ?
    Trả lời:
    Câu (a) hỏi về trọng lượng của chiếc xe. Khi chưa biết một vật nào đó nặng bao nhiêu ki-lô-gam, ta có thể có cảm giác nó nặng hay nhẹ không ?
    Câu (b) hỏi về giá của chiếc xe. Khi chưa biết một món hàng nào đó giá bao nhiêu, ta có thể đánh giá nó đắt hay rẻ được không ?
    7. Hãy tìm những câu nghi vấn trong đoạn trích sau đây và cho biết có những đặc điểm hình thức gì chứng tỏ đó là câu nghi vấn.
    Cụ bá cười nhạt nhưng tiếng cười giòn giã lắm ; người ta bảo cụ hơn người cũng bởi cái cười .
    - Các anh này nói mới hay ! Ai làm gì anh mà anh phải chết ? Đời người chứ có phải con ngoé đâu ? Lại say rồi phải không ?
    Rồi, đổi giọng cụ thân mật hỏi :
    - Về bao giờ thế? Sao không vào tôi chơi ? Đi vào nhà uống nước.

    (Nam Cao, Chí Phèo)
    Trả lời:
    Trong đoạn trích, câu nghi vấn là những câu có những dâu hiệu hình thức sau :
    a) Chứa từ nghi vấn : ai, làm gì, có phải ... đâu, sao, bao giờ,...
    b) Được kết thúc bằng dấu chấm hỏi.
    Ví dụ : Về bao giờ thế ? Sao không vào tôi chơi ?
    8. Hãy thêm vào những từ ngữ thích hợp để biến đổi câu sau đây thành câu nghi vấn.
    - Ông ấy không hút thuốc.
    Trả lời:
    Có thể biến đổi câu đã cho thành câu nghi vấn theo nhiều cách khác nhau,
    ví dụ :
    - Ông ấy không hút thuốc à ?
    - Tại sao ông ấy không hút thuốc ?