Soạn bài Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm SBT Ngữ Văn 8 tập 1

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    1. Bài tập 1, trang 135 - 136, SGK.
    Giải thích công dụng của dấu ngoặc đơn trong những đoạn trích
    a) Qua các cụm từ “tiệt nhiên” (rõ ràng, dứt khoát như thế, không thể khác), “định phận tại thiên thư” (định phận tại sách trời), “hành khan thủ bại hư” (chắc chắn sẽ nhận lấy thất bại), hãy nhận xét về giọng điệu của bài thơ.
    b) Chiều dài của cầu là 2290m (kể cả phần cầu dẫn với chín nhịp dài và mười nhịp ngắn).
    c) Để văn bản có tính liên kết, người viết (người nói) phải làm cho nội dung của các câu, các đoạn thống nhất và gắn bó chặt chẽ với nhau, đồng thời phải biết kết nối các câu, các đoạn đó bằng những phương tiện ngôn ngữ (từ, câu...) thích hợp.
    Trả lời:
    Vận dụng kiến thức đã học về công dụng của dấu ngoặc đơn để làm bài tập này. Lưu ý là những công dụng của dấu ngoặc đơn như đánh dấu phần giải thích, thuyết minh, bổ sung thêm cho phần trước đó đều được thể hiện trong các đoạn trích. Cách dùng dấu ngoặc đơn trong trường hợp thứ nhất ở đoạn trích (c) thường gặp trong các đề thi như : “Anh (chị) hãy giải thích ý nghĩa câu tục ngữ : Thất bại là mẹ thành công.
    2. Bài tập 2 , trang 136, SGK.
    Giải thích công dụng của dấu hai chấm trong những đoạn trích sau :

    a) “Nhưng họ thách nặng quá: nguyên tiền mặt phải một trăm đồng bạc, lại còn cau, còn rượu... cả cưới nữa thì mất đến cứng hai trăm bạc.”
    (Nam Cao, Lão Hạc)
    b) “Tôi không ngờ Dế Choắt nói với tôi một câu như thế này :
    - Thôi, tôi ốm yếu quá rồi, chết cũng được. Nhưng trước khi nhắm mắt, tôi khuyên anh: ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy.”
    (Tô Hoài, Dế mèn phiêu lưu kì)
    c) “Rồi một ngày mưa rào. Mưa giăng giăng bốn phía. Có quãng nắng xuyên xuống biển, óng ánh đủ màu: xanh lá mạ, tím phớt, hồng, xanh biếc...”
    (Vũ Tú Nam, Biển đẹp)
    Trả lời:
    Vận dụng kiến thức đã học về công dụng của dâu hai chấm để làm bài tập này. Lưu ý là một số công dụng của đâu hai chấm như đánh dầu phần giải thích, thuyết minh và đánh dấu lời đối thoại được thể hiện trong các đoạn trích.
    3. Bài tập 3, trang 136, SGK.
    Có thể bỏ dấu hai chấm trong đoạn trích sau đây được không? Trong đoạn trích này, tác giả dùng dấu hai chấm nhằm mục đích gì?
    “Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay. Nói thể có nghĩa là nói rằng: tiếng Việt là một thứ tiếng hài hòa về mặt âm hưởng, thanh điệu mà cũng rất tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu. Nói thế cũng có nghĩa là nói rằng: tiếng Việt có đầy đủ khả năng để diễn đạt tình cảm, tư tưởng của người Việt Nam và để thỏa mãn cho yêu cầu của đời sống văn hóa nước nhà qua các thời kì lịch sử.”
    (Đặng Thai Mai; Tiếng Việt, một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc)
    Trả lời:
    Chú ý là có nhiều loại dấu câu được dùng nhằm tách biệt các ý, qua đó nhấn mạnh điều người viết muốn diễn đạt.
    4. Bài tập 4, trang 137, SGK.
    Quan sát câu sau và trả lời câu hỏi. “Phong Nha gồm hai bộ phận: Động Khô và Động Nước” (Trần Hoàng, Động Phong Nha)
    Trả lời:
    Hãy xét xem nếu thay như vậy thì phần nằm ngoài dấu ngoặc đơn có còn là một câu trọn vẹn hay không.
    5. Bài tập 5, trang 137, SGK.
    Một học sinh chép lại đoạn văn của Thanh Tịnh như sau:
    Sau khi đã đọc xong mười mấy tên đã viết sẵn trên mảnh giấy lớn, ông đốc nhìn chúng tôi nói sẽ:
    - Thế là các em được vào lớp năm. Các em phải cố gắng học để thầy mẹ được vui lòng và để thầy dạy các em được sung sướng. Các em đã nghe chưa? (Các em đều nghe nhưng không em nào dám trả lời. Cũng may đã có một tiếng dạ ran của phụ huynh đáp lại.
    Trả lời:
    Dấu ngoặc đơn có khi nào dùng riêng lẻ, không thành cặp hay không ?
    6. Bài tập 6, trang 137, SGK.
    Dựa vào nội dung đã học ở văn bản Bài toán dân số, hãy viết một đoạn văn ngắn về sự cần thiết phải hạn chế việc gia tăng dân số, trong đoạn văn có dùng dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm.
    7. Dấu ngoặc đơn trong những câu sau được dùng đúng hay sai ? Vì sao ?
    a) Đó là một bài thơ Đường luật nổi tiếng (luật thơ có từ đời Đường) của Bà Huyện Thanh Quan.
    b) Phan Bội Châu (1867 - 1940) quê Ở làng Đan Nhiệm (nay thuộc xã Nam Hoà), huyện Nam Đàn, tính Nghệ An, nổi tiếng học giỏi. Sau khi đỗ đầu kì thi Hương vào năm 1900 (giải nguyên), cụ đã hiến thân cho sự nghiệp cứu nước.
    Trả lời:
    Chú ý vị trí của dâu ngoặc đơn.
    8. Hai đoạn trích sau đã bị lược dấu câu. Đoạn trích (a) bị lược bốn dấu phẩy, một (cặp) dấu ngoặc đơn. Đoạn trích (b) bị lược năm dấu phẩy, một dấu hai chấm. Cho biết những dấu câu đó được đặt ở đâu.
    a) Đã vậy tính nết lại ăn xổi ở thì thật chỉ vì ốm đau luôn không làm ddược có một cái hang ở cũng chỉ bới nông sát mặt đất không biết đào sâu rồi khoét ra nhiều ngách như hang tôi.
    ( Theo Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)
    b) Mùa xuân cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít Từ xa nhìn lại cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ hàng ngần bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh tất cả đều lóng lánh lung linh trong nắng.
    (Theo Vũ Tú Nam, Cây gạo)
    Giải:
    Những dấu câu bị lược trong hai đoạn trích :
    a) Xét xem trong đoạn trích này có phần nào dùng để làm rõ thêm cho ý trước đó để biết được dấu ngoặc đơn dùng ở chỗ nào. Trong bốn dấu phẩy, có một dấu phẩy tách hai. vế của phần trong ngoặc đơn, một dâu phẩy nằm ngay sau dấu ngoặc đơn thứ hai.
    b) Trong đoạn trích này, dấu hai chấm có thể nằm ở câu thứ nhât không ? Vị trí của dấu hai chấm là ranh giới giữa hai phần, phần thứ hai dùng để thuyết minh cho phần thứ nhất
    9. Cho biết tác dụng của dấu ngoặc đơn ở bên dưới mỗi câu :
    a) Đảng Lao động Việt Nam [...] luôn luôn giương cao và giữ vừng ngọn cờ độc lập dân tộc và giải phóng các tầng lớp lao động.
    (Hổ Chí Minh)
    b) Đừng để cho mỗi con người trên trái đất này chỉ còn diện tích 1 hạt thóc. Muốn thế phải góp phần làm cho chặng đường đi đến ô thứ 64 càng dài lâu hơn, càng tôt. Đó là con đường “tồn tại hay không tồn tại” của chính loài người.
    ( Theo Thái An, báo Giáo dục và Thời đại Chủ nhật)
    Giải:
    Dấu ngoặc đơn trong ví dụ (a) vầ (b) đều dùng để đánh dấu phần chú thích, cho biết ai là tác giả của những câu được trích.
    10. Cho biết tác dụng của dấu hai chấm trong đoạn trích sau :
    [...] Có người bảo: Tôi hút tôi bị bệnh, mặc tôi !
    Xin đáp lại : Hút thuốc là quyền của anh, nhưng anh không có quyền đầu độc những người Ở gần anh. Anh uống rượu say mèm, anh làm anh chịu. Nhưng hút thuốc thì người gần anh cũng hít phải luồng khói độc. Điều này hàng nghìn công trình nghiên cứu đã chứng minh rất rõ.
    (Theo Nguyễn Khắc Viện, trong Từ thuốc lá đến ma tuý - Bệnh nghiện)
    Giải:
    Dấu hai chấm trong đoạn trích dùng để đánh dâu lời đối thoại giả định giữa một ngựời hút thuốc lá và tác giả Nguyễn Khắc Viện.