Soạn bài Lựa chọn trật tự từ trong câu (Luyện tập) SBT Ngữ Văn 8 tập 2

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    1. Bài tập 1, trang 122, SGK.
    Trả lời:
    Để giải bài tập này, cần phân tích mối quan hệ giữa các hoạt động mà những từ in đậm biểu thị, rồi đối chiếu với nội dung mục II, phần Ghi nhớ (trang 112, SGK) xem trật tự từ có phản ánh đúng trình tự trước sau hoặc thứ bậc chính - phụ của các hoạt động không.
    2. Bài tập 2, trang 122 -123, SGK.
    Trả lời:
    Cần xem xét mối quan hệ giữa các cụm từ in đậm với những từ hay cụm từ đã được sử dụng ở câu trước.
    3. Bài tập 3, trang 123, SGK.
    Trả lời:
    Tham khảo cách giải thích hiệu quả diễn đạt của câu thơ Đẹp vô cùng, Tổ quốc ta ơi ! (bài tập trang 113, SGK), đối chiếu với nội dung mục II, phần Ghi nhớ (trang 112, SGK).
    4. Bài tập 4, trang 123 -124, SGK.
    Trả lời:
    Cần so sánh hai câu về cấu tạo (trật tự từ) và về nghĩa (hiệu quả diễn đật), ở cả hai câu, phụ ngữ của động từ thấy đều là cụm C - V. Trong câu (a), cụm C - V này có chủ ngữ đứng trước. Trong câu (b), cụm C - V làm phụ ngừ có vị ngữ đảo lên trước, đồng thời từ trịnh trọng (chỉ cách thức tiến hành hoạt động nêu ở động từ) lại đặt trước động từ. Em cần phân tích xem mỗi cách viết có tác dụng gì.
    5. Bài tập 5, trang 124, SGK.
    Trả lời:
    Với năm từ xanh, nhũn nhặn, ngay thẳng, thuỷ chung, can đảm, sẽ có rất nhiều cách sắp xếp trật tự từ. Đối chiếu câu văn của tác giả với dàn ý của bài Cây tre Việt Nam sẽ hiểu vì sao tác giả sắp xếp trật tự từ như vậy.
    6. Bài tập 6, trang 124, SGK.
    Trả lời:
    Em có thể dựa vào một ý trong bài Đi bộ ngao du của Ru-xô (trang 98, SGK) và hiểu biết thực tế của mình, viết một đoạn văn ngắn về một trong hai đề tài đã nêu. Khi phân tích đoạn văn của mình, em có thể phát hiện ra một đôi chỗ sắp xếp trật tự từ chưa hợp lí. Trong trường hợp ấy, em có thể thay đổi trật tự từ cho hợp lí hơn.
    7. Sắp xếp các từ ngữ đã cho trong mỗi mục dưới đây thành một câu, điền những câu đó vào chỗ trống thích hợp :
    a) người này / toàn bộ thời gian còn lại sẽ cùng em đó chơi các trò chơi vận động ngoài trời / cứ mỗi ngày dành nửa giờ để phân tích cho cô, cậu học sinh nọ hiểu rằng trốn học là hành vi xấu
    b) khi vụ việc của một học sinh được chuyển sang toà / thoạt tiên / và nếu như vậy vẫn không “ăn thua”, toà sẽ ra quyết định đưa học sinh đó vào “tù” hai tuần lễ / học sinh đó bị quan toà / nếu học sinh đó vẫn tiếp tục trốn học thì sẽ phải làm các việc công ích trong một tháng / cảnh cáo / khiển trách hoặc
    HÌNH PHẠT DỄ CHỊU ?
    Ở thành phố Éc-mê-lô của Hà Lan, học sinh từ 12 tuổi đến 16 tuổi hay trốn học sẽ phải chịu những biện pháp giáo dục đặc biệt. Trình tự tiến hành việc đó như sau : Ban Giám hiệu nhà trường nộp lên toà thị chính thành phố bản danh sách học sinh thường bỏ học, toà thị chính sẽ xem xét và quyết định có chuyển vụ việc sang toà án không./.../
    Dĩ nhiên, không ai nhốt học sinh tuổi đó vào nhà tù thật chỉ vì tội trốn học. Học sinh bị phạt sẽ được đưa đến một trại thiếu nhi gần nhất, ở phòng dành cho một người, dưới sự trông nom của một nhân viên giàu kinh nghiệm của cơ quan trợ giúp xã hội. /.../
    (Theo báo Đại biểu Nhân dân)
    Trả lời:
    Cần sắp xếp trật tự từ ngữ sao cho phù hợp với trình tự trước sau của những hoạt động mà các từ ngữ ấy diễn tả.