Soạn bài Ôn tập truyện dân gian SBT Ngữ văn 6 tập 1

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Giải câu 1, 2, 3 trang 66 Sách bài tập (SBT) Ngữ văn 6 tập 1. 1. So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa truyền thuyết và truyện cổ tích.

    Bài tập
    1.
    So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa truyền thuyết truyện cổ tích.
    2. So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa truyện ngụ ngôntruyện cười.
    3. Từ các định nghĩa và từ những tác phẩm đã học, hãy nêu và minh hoạ một số đặc điểm tiêu biểu của từng thể loại truyện dân gian.
    Gợi ý làm bài
    1.
    Sự giống nhau và khác nhau giữa truyền thuyếttruyện cổ tích :
    - Giống nhau:
    + Đều là thể loại tự sự của văn học dân gian;
    + Đều có yếu tố tưởng tượng kì ảo;
    + Có nhiều chi tiết giống nhau : sợ ra đời thần kì, nhân vật chính có những tài năng phi thường,...
    - Khác nhau:
    + Truyền thuyết kể về các nhân vật, sự kiện lịch sử và thể hiện cách đánh giá của nhân dân đối với những nhân vật, sự kiện lịch sử được kể; còn truyện cổ tích kể về cuộc đời của các loại nhân vật nhất định và thể hiện quan niệm, ước mơ của nhân dân về cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác,...
    + Truyền thuyết đươc cả người kể lẫn người nghe tin là những chuyện có thật (mặc dù trong đó có cả những chi tiết tưởng tượng kì ảo); còn truyện cổ tích được cả người kể lẫn người nghe coi là những câu chuyện không có thật (mặc dù trong đó có những yếu tố thực).
    + Truyền thuyết thường gắn với các chứng tích văn hoá (phong tục, lễ hội,...).
    Lưu ý : Khi nêu những điểm giống và khác nhau nói trên, em cần chứng minh ngắn gọn bằng các truyện cụ thể mà em đã học.
    2. Sự giống nhau và khác nhau giữa truyện ngụ ngôn truyện cười:
    - Giống nhau:
    Truyện ngụ ngôn
    thường chê giễu, phê phán những hành động, cách ứng xử trái với điều truyện muốn răn dạy người ta. Vì thế nhiều truyện ngụ ngôn như Thầy bói xem voi, Đeo nhạc cho mèo, giống như truyện cười; cũng thường gây cười.
    - Khác nhau:
    Mục đích của truyện cười là gây cười để mua vui hoặc châm biếm, phê phán những sự việc, hiện tượng, tính cách đáng cười ; còn mục đích của truyện ngụ ngôn là khuyên nhủ, răn dạy người ta một bài học cụ thể nào đó trong cuộc sống.
    3. Để làm tốt bài tập này, cần tham khảo phần Gợi ý lảm bài của hai bài tập trên và có thể đọc ba đoạn trích ở phần Đọc thêm - Bài 13, SGK (trang 135 -136).