Soạn bài Tổng kết về từ vựng SBT Ngữ Văn 9 tập 1

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    I - TỪ ĐƠN VÀ TỪ PHỨC
    1. Bài tập 2,
    trang 122, SGK.
    Trong những từ sau, từ nào là từ ghép, từ nào là từ láy: ngặt nghèo, nho nhỏ, giam giữ, gật gù, bó buộc, tươi tốt, lạnh lùng, cỏ cây, đưa đón, nhường nhịn, rơi rụng, mong muốn, lấp lánh.
    Trả lời:
    Lưu ý phân biệt từ láy với những từ ghép có các yếu tố cấu tạo giống nhau một phần về vỏ ngữ âm nhưng giữa các yếu tố ấy có mối quan hệ ngữ nghĩa. Nếu xét kĩ thì các yếu tố cấu tạo của từ ghép đều có nghĩa. Sự giống nhau về ngữ âm ở đây có tính chất ngẫu nhiên.
    2. Bài tập 3, trang 123, SGK.
    Trong các từ láy sau đây, từ láy nào có sự “giảm nghĩa” và từ láy nào có sự “tăng nghĩa” so vơi nghĩa của yếu tố gốc : trăng trắng, sạch sành sanh, đèm đẹp, sút sàn sạt, nho nhỏ, lành lạnh, nhấp nhô, xôm xốp.
    Trả lời:
    Từ láy có sự "giảm nghĩa" như trăng trắng ; từ láy có sự "tăng nghĩa" như sạch sành sanh. Dựa vào hai từ này, em hãy xác định những từ còn lại.
    II - THÀNH NGỮ
    1. Bài tập 2,
    trang 123, SGK.
    Trong những tổ hợp từ sau đây, tổ hợp nào là thành ngữ, tổ hợp nào là tục ngữ ?
    a) gần mực thì đen, gần đèn thì sáng
    b) đánh trống bỏ dùi
    c) chó treo mèo đậy
    d) được voi đòi tiên
    e) nước mắt cá sấu
    Giải thích nghĩa của mỗi thành ngữ, tục ngữ đó.
    Trả lời: Thành ngữ là một cụm từ cố định, có ý nghĩa và được dùng để tạo câu như từ, còn tục ngữ là một câu. Trong bài tập này có ba thành ngữ và hai tục ngữ.
    2. Bài tập 3, trang 123, SGK.
    Tìm hai thành ngữ có yếu tố chỉ động vật và hai thành ngữ có yếu tố chỉ thực vật. Giải thích ý nghĩa và đặt câu với mỗi thành ngữ tìm được.
    Trả lời:
    Trong tiếng Việt có rất nhiều thành ngữ có yếu tố chỉ động vật, chẳng hạn : như mèo thấy mỡ, kiến bò chảo nóng,...
    Số thành ngữ có yếu tố chỉ thực vật trong tiếng Việt ít hơn nhiều so với thành ngữ có yếu tố chỉ động vật. Sau đây là một số ví dụ : dây cà ra dây muống, bẻ hành bẻ tỏi,...
    3. Bài tập 4, trang 123, SGK.
    Tìm hai dẫn chứng về việc sử dụng thành ngữ trong văn chương.
    Trả lời:
    Em có thể nhớ lại những thành ngữ trong các tác phẩm đã học như Truyện Kiều của Nguyễn Du, Truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu, thơ của Hồ Xuân Hương,...
    III - NGHĨA CỦA TỪ
    1. Bài tập 2,
    trang 123, SGK.
    Chọn cách hiểu đúng trong những cách hiểu sau :
    a) Nghĩa của từ mẹ là “người phụ nữ, có con, nói trong quan hệ với con”.
    b) Nghĩa của từ mẹ khác với nghĩa của từ bố là phần nghĩa “người phụ nữ, có con”.
    c) Nghĩa của từ mẹ không thay đổi trong hai câu: Mẹ em rất hiềnThất bại là mẹ thành công
    d) Nghĩa của từ mẹ không có phần nào chung với nghĩa của từ bà.
    Trả lời:
    Để chọn đúng, em cần lưu ý mấy điểm sau : bố có nghĩa là "người đàn ông, có con, nói trong quan hệ với con" ; mẹ trong "Thất bại là mẹ thành công. " có nghĩa là "cái gốc, cái chính từ đó sinh ra những cái khác" ; bà có nghĩa là "người phụ nữ thuộc thế hệ sinh ra cha hoặc mẹ".
    2. Bài tập 3, trang 123 - 124, SGK.
    Cách giải thích nào trong hai cách giải thích sau là đúng ? Vì sao ?
    Độ lượng là :
    a) đức tính rộng lượng, dễ thông cảm với người có sai lầm và dỗ tha thứ.
    b) rộng lượng, dễ thông cảm với người có sai lầm và dỗ tha thứ.
    Trả lời:
    Có một nguyên tắc quan trọng phải tuân thủ khi giải thích nghĩa của từ là : bản chất từ loại của vế được giải thích và vế dùng để giải thích phải đồng nhất. Chẳng hạn, để giải thích nghĩa của một danh từ, phải dùng cụm danh từ ; để giải thích nghĩa của một động từ, phải dùng cụm động từ,...
    IV - TỪ NHIỀU NGHĨA VÀ HIỆN TƯỢNG CHUYỂN NGHĨA CỦA TỪ
    Bài tập 2
    , trang 124, SGK.
    Trong hai câu thơ sau, từ hoa trong thềm hoa, lệ hoa dược dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển ? Có thể coi đây là hiện tượng chuyển nghĩa làm xuất hiện từ nhiều nghĩa được không ? Vì sao ?
    Nỗi mình thêm tức nồi nhà,
    Thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng!
    (Nguyền Du, Truyện Kiều)
    Trả lời:
    Chú ý so sánh nghĩa của từ hoa trong bông hoa và từ hoa trong thềm hoa, lệ hoa và xét xem nghĩa của từ hoa trong thềm hoa, lệ hoa có được dùng phổ biến hay không.
    V - TỪ ĐỒNG ÂM
    1. Bài tập 2,
    trang 124, SGK.
    Trong hai trường hợp (a) và (b) sau đây, trường hợp nào có hiện tượng từ nhiều nghĩa, trường hợp nào có hiện tượng từ đồng âm ? Vì sao ?
    a) Từ , trong :
    Khi chiếc xa cành
    không còn màu xanh
    Mà sao em xa anh
    Đời vẫn xanh vời vợi.
    (
    Hồ Ngọc Sơn, Gửi em dưới quê làng)

    và trong: Công viên là phổi của thành phố.

    b. Từ đường, trong :
    Đường ra trận mùa này đẹp lắm.
    (Phạm Tiến Duật, Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây)

    và trong: Ngọt như đường.
    Trả lời:
    Cần xét xem trong hai trường hợp (a) và (b), giữa các nghĩa khác nhau của từ đang xét (lá trong (a) và đường trong (b)) có mối liên hệ với nhau hay không. Nếu có thì đó là hiện tượng từ nhiều nghĩa, nếu không thì đó là hiện tượng từ đồng âm.
    2. Hãy cho biết tiếng cười trong bài ca dao sau đây dựa trên hiện tượng nào trong từ vựng :
    Bà già đi chợ Cầu Đông,
    Xem một quẻ bói, lấy chồng lợi chăng ?
    Thầy bói gieo quẻ nói rằng :
    Lợi thì có lợi nhưng răng không còn.
    Trả lời:
    Tiếng cười trong bài ca dao bật ra bởi hiện tượng chơi chữ dựa trên các từ đồng âm.
    VI - TỪ ĐỒNG NGHĨA
    1. Bài tập 2,
    trang 125, SGK.
    Chọn những cách hiểu đúng trong những cách hiểu sau :
    a) Đồng nghĩa là hiện tượng chỉ có trong một số ngôn ngữ trên thế giới.
    b) Đồng nghĩa hao giờ cũng là quan hệ nghĩa giữa hai từ, không có quan hệ đồng nghĩa giữa ba hoặc hơn ba từ.
    c) Các từ đồng nghĩa với nhau bao giờ cùng có nghĩa hoàn toàn giống nhau.
    d) Các từ đồng nghĩa với nhau có thế không thay thế nhau được trong nhiều trường hợp sử dụng.
    Trả lời:
    Cần lưu ý những điểm sau đây :
    - Không có ngôn ngữ nào trên thế giới không có hiện tượng đồng nghĩa.
    - Đồng nghĩa có thể là quan hệ về nghĩa giữa hai, ba hoặc nhiều hơn ba từ.
    - Trong một ngôn ngữ, rất ít khi có hai từ có nghĩa hoàn toàn giống nhau.
    2. Bài tập 3, trang 125, SGK.
    Đọc câu sau :
    Khi người ta đã ngoài 70 xuân thì tuổi tác càng cao, sức khoẻ càng thấp.
    (Hồ Chí Minh, Di chúc)

    Cho biết dựa trên cơ sở nào, từ xuân có thể thay thế cho từ tuổi. Việc thay từ trong câu trên có tác dụng diễn đạt như thế nào ?
    Trả lời:
    Xuân là từ chỉ một mùa trong năm, khoảng thời gian tương ứng với một tuổi.
    VII - TỪ TRÁI NGHĨA
    1. Bài tập 2,
    trang 125, SGK.
    Cho biết trong các cặp từ sau đây, cặp từ nào có quan hệ trái nghĩa : xấu - đẹp, xa - gần, voi - chuột, rộng - hẹp, ông - bà, chó - mèo.
    Trả lời:
    Những cặp từ như ông - bà, voi - chuột không có quan hệ trái nghĩa. Em hãy tìm thêm những cặp từ không có quan hệ trái nghĩa trong bài tập. Bằng biện pháp loại trừ, có thể xác định được ba cặp từ có quan hệ trái nghĩa.
    2. Bài tập 3*, trang 125, SGK.
    Cho những cặp từ trái nghĩa sau: sống - chết, yêu - ghét, chẵn - lẻ, cao - thấp, chiến tranh - hoà bình, già - trẻ, nông - sâu, giàu - nghèo.
    Có thế xếp những cặp từ trái nghĩa này thành hai nhóm: nhóm 1 như sống - chết, nhóm 2 như già - trẻ. Hãy cho biết mỗi cặp từ trái nghĩa còn lại thuộc nhóm nào ?
    Trả lời:
    Mỗi cặp từ trái nghĩa cùng nhóm với sống – chết biểu thị những khái niệm đối lập nhau và loại trừ nhau, khẳng định cái này nghĩa là phủ định cái kia ; các từ trong cặp thường không có khả năng kết hợp với những từ chỉ mức độ như rất, hơi, lắm, quá.
    Mỗi cặp từ trái nghĩa cùng nhóm với già - trẻ biểu thị những khái niệm có tính chất thang độ, khẳng định cái này chưa chắc đã là phủ định cái kia ; các từ trong cặp có khả năng kết hợp với những từ chỉ mức độ như rất, hơi lắm, quá.
    VIII - CẤP ĐỘ KHÁI QUÁT CỦA NGHĨA TỪ NGỮ
    1. Bài tập 2,
    trang 126, SGK.
    Vận dụng kiến thức về các kiểu cấu tạo từ tiếng Việt đã học ở lớp 6 và lớp 7 để điền từ ngữ thích hợp vào các ô trống trong sơ đồ sau.

    01.jpg

    IX - TRƯỜNG TỪ VỰNG
    1. Bài tập 2,
    trang 126, SGK.
    Vận dụng kiến thức về trường từ vựng để phân tích sự độc đáo trong cách dùng từ ở đoạn trích sau :
    Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu.
    (Hồ Chí Minh, Tuyên ngôn độc lập)

    Trả lời:
    Tác giả dùng hai từ cùng trường từ vựng là tắm và bể. Nếu không dùng hai từ này thì em có thể diễn đạt lại câu này như thế nào ? So sánh những cách diễn đạt khác nhau để thấy được sự độc đáo và tác dụng của việc dùng hai từ trên.
    2. Hãy cho biết nét đặc sắc của các động từ được dùng trong câu ca dao sau :
    Cha chài, mẹ lưới, con câu
    Chàng rể đi tát, con dâu đi mò.
    Trả lời:
    Nét đặc sắc của câu ca dao là sử dụng nhiều động từ cùng trường từ vựng chỉ hoạt động của người làm nghề cá.
    3. Nữ sĩ Hồ Xuân Hương được xem là Bà Chúa thơ Nôm của Việt Nam. Dựa trên hiểu biết của em về từ vựng tiếng Việt (đồng âm, trường từ vựng...), hãy cho biết từ ngữ trong bài thơ sau đây của bà có gì độc đáo :
    KHÓC TỔNG CÓC
    Chàng Cóc ơi ! Chàng Cóc ơi !
    Thiếp bén duyên chàng có thế thôi.
    Nòng nọc đứt đuôi từ đây nhé,
    Nghìn vàng khôn chuộc dấu bôi vôi.
    Trả lời:
    Hồ Xuân Hương đã sử dụng từ ngữ một cách độc đáo : trong 4 câu thơ đều có những tiếng có liên quan đến trường từ vựng chỉ họ hàng nhà cóc.