Soạn bài Từ tượng hình, từ tượng thanh SBT Ngữ văn 8 tập 1

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    1. Bài tập 1, trang 49 - 50, SGK.
    Tìm từ tượng hình, từ tượng thanh trong những câu sau (trích từ Tắt đèn của Ngô Tất Tố):
    - Thằng Dần vục đầu vừa thổi vừa húp soàn soạt. Chị Dậu rón rén bưng một cái bát lớn đến chỗ chồng nằm.
    - Vừa nói hắn vừa bịch luôn vào ngực chị Dậu mấy bịch rồi lại sấn đến để trói anh Dậu.
    - Cai lệ tát vào mặt chị một cái đánh bốp, rối hắn cứ nhảy vào cạnh anh Dậu.
    - Rồi chị túm lấy cổ hắn, ẩn dúi ra cửa. Sức lẻo khoẻo của anh chàng nghiện không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu.

    Trả lời:
    Nắm vừng khái niệm về từ tượng hình, từ tượng thanh để làm bài tập này.
    2. Bài tập 2, trang 50, SGK.
    Tìm ít nhất năm từ tượng hình gợi tả dáng đi của người.
    Trả lời:
    Làm theo mẫu. Sau đây là gợi ý về một số dáng đi để các em tìm từ tượng hình thích hợp gợi tả dáng đi đó.
    - Dáng đi có những bước chưa vững vì mới tập đi.
    - Dáng đi ngả nghiêng, lệch như muốn đổ.
    - Dáng đi bên cao, bên thấp, không đều, không cân bằng (do hai chân không đều nhau hoặc một chân bị thương tật).
    - Dáng đi lảo đảo, chân phải đá chân trải, chân nọ đá chân kia (người say rượu thường có dáng đi này).
    - Dáng đi hai bàn chân xọạc sang hai bên.
    - Dáng đi nhanh nhẹn, nhịp nhàng, liên tục.
    - Dáng đi hơi dạng chân, vẻ khó khăn, chậm chạp.
    (Em có thể tìm những từ khác ngoài cảc từ đã gợi ý ở trên.)
    3. Bài tập 3, trang 50, SGK.
    Phân biệt ý nghĩa của các từ tượng thanh tả tiếng cười: cười ha hả, cười hì hì, cười hô hố, cười hơ hớ.
    Trả lời:
    Khi phân tích, nên chú ý đến cao độ và sắc thái tình cảm của các từ này. Ví dụ : cười ha hả : từ gợi tả tiếng cười to, tỏ ra rất khoái trá.
    Có thể tham khảo từ điển để làm bài tập này.
    4. Bài tập 4, trang 50, SGK.
    Đặt câu với các từ tượng hình, tượng thanh sau đây: lắc rắc, lã chã, lấm tấm, khúc khuỷu, lập loè, tích tắc, lộp bộp, lạch bạch, ồm ồm, ào ào.
    Trả lời:
    Trước khi đặt câu, phải tìm hiểu nghĩa của mỗi từ xem các từ đó có tác dụng gợi tả hình ảnh, âm thanh của sự vật nào. Ví dụ : lắc rắc : (1) Từ gợi tả tiếng mưa rơi thưa thớt (Mưa xuân lắc rắc trên mái nhà). (2) Từ mô phỏng tiếng động nhẹ, giòn, thưa và liên tiếp (Cành khô gãy lắc rắc).
    5. Bài tâp 5*, trang 50, SGK.
    Sưu tầm một bài thơ có sử dụng các từ tượng hình, tượng thanh mà em cho là hay.
    Trả lời:
    Tìm trong các bài thơ đã học ở lớp 6, lớp 7, cũng có thể sưu tầm trong sách, báo mà em có.
    6. Trong bài thơ Kẽm Trống, Hồ Xuân Hương viết :
    Hai bên thì núi, giữa thì sông.
    Có phải dây là Kẽm Trống không ?
    Gió giật sườn non khua lắc cắc
    Sóng dồn mật nước vỗ long bong.
    Các từ tượng thanh lắc cắc, long bong ở đây có giá trị nghệ thuật như thế nào ?
    7. Viết một đoạn văn, đoạn thơ ngắn, trong đó có sử dụng các từ tượng hình, tượng thanh.
    Trả lời:
    Dùng từ tượng hình, từ tượng thanh đúng cảnh, đúng tình thì câu văn, câu thơ sinh động, hâp đẫn. Như Ngô Tất Tố đã dùng từ tượng hình, từ tượng thanh để miêu tả cảnh chị Dậu đánh nhau với tên cai lệ mà nhà văn Vũ Ngọc Phan khen là “một đoạn tuyệt khéo” (đọc lại đoạn này ở bài 3 Tức nước vỡ bờ, SGK, trang 31) hoặc như Trần Đăng Khoa đã dùng từ tượng thanh trong đoạn thơ sau đây :
    Chớp
    Rạch ngang trời
    Khô khốc
    Sấm
    Ghé xuống sân
    Khanh khách
    Cười
    Cây dừa
    Sải tay
    Bơi
    Ngọn mùng tơi
    Nhảy múa
    Mưa
    Mưa
    Ù ù như xay lúa
    Lộp bộp
    Lộp bộp...
    Rơi
    Rơi...
    Đất trời
    Mù trắng nước
    (Trần Đăng Khoa, Mưa)​
    Học tập những đoạn văn, thơ như trên, em hãy quan sát một cảnh sống gần gũi với em ở trường học, công viên, gia đình hay trong thôn xóm của mình để viết một đoạn văn, thơ theo yêu cầu của bài tập này.