Soạn bài Xây dựng đoạn văn trong văn bản SBT Ngữ văn 8 tập 1

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    1. Nhận xét nào sau đây không chính xác về đoạn văn ?
    A - Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản.
    B - Đoạn văn phải có các quan hệ từ đứng đầu để nối kết với các đoạn văn khác.
    C - Đoạn văn được bắt đầu bằng chừ viết hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng.
    D - Mỗi đoạn văn biểu thị một ý tương đối hoàn chỉnh.
    Trả lời:
    Đọc lại phần Ghi nhớ trong SGK để nắm được các đặc điểm của đoạn văn. Đối chiếu cả bốn đặc điểm đã cho để xem đặc điểm nào không được đề cập tới. Đó là nhận xét không chính xác.
    2. Bài tâp 2, trang 36 - 37, SGK.
    Hãy phân tích cách trình bày nội dung trong các đoạn văn sau:
    a) Trần Đăng Khoa rất biết yêu thương. Em thương bác đẩy xe bò mồ hôi ướt lưng căng sợi dây thừng, chở vôi cát về xây trường học…. Em thương thầy giáo một hôm trời mưa đường trơn bị ngã, cho nên em cùng dân làng bèn đắp lại đường.
    b) Mưa đã ngớt, trời rạng dần, mấy con chim chào mào từ hốc cây nào đó bay ra hót râm ran. Mưa tạnh, phía đông một mảng trời trong vắt hiện ra. Mặt trời ló ra, chói lọi trên những chùm lá bưởi lấp lánh .
    c) Nguyên Hồng(1918-1982) tên khai sinh là Nguyễn Nguyên Hồng,quê ở thành phố Nam Định.Trước Cách mạng,ông sống chủ yếu ở thành phố cảng Hải Phòng,trong một xóm lao động nghèo.Ngay từ tác phẩm đầu tay,Nguyên Hồng đã hướng ngòi bút về những người cùng khổ gần gũi mà ông yêu thương thắm thiết .Sau cách mạng ông bền bỉ sáng tác và được Nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật(năm 1996).
    Trả lời:
    Để làm được bài tập này, em hãy ôn lại phần lí thuyết về cách trình bày nội dung trong đoạn văn. Vận dụng những hiểu biết đó, dựa trên sự phân tích quan hệ ý nghĩa giữa các câu trong đoạn, em sẽ tìm ra lời giải.
    a) Đoạn văn trình bày theo kiểu diễn dịch.
    b) Đoạn văn trình bày theo kiểu song hành.
    c) Đoạn văn trình bày theo kiểu song hành.
    3. Em hãy điền câu thích hợp vào chỗ trống trong đoạn văn sau :
    Nội dung của truyện cố dân gian rất phong phú. Truyện phản ánh cuộc đâu tranh chinh phục thiên nhiên đầy gian khổ của những người lao dộng trước đây /…./ Truyện đã đề cao bản chất tốt đẹp của những người dân lương thiện, quanh năm chỉ biết mảnh vườn thửa ruộng /.../ Truyện cũng đã tố cáo bản chất xấu xa của giai cấp bóc lột, tham lam, độc ác, kiêu ngạo, ngu dốt./.../.
    Trả lời:
    Bài tập yêu cầu phải điền ba câu vào ba chỗ trống. Ta đã biết các câu trong đoạn phải có quan hệ chặt chẽ với nhau về cả cấu tạo ngữ pháp lẫn ý nghĩa, góp phần làm sáng tỏ chủ đề của đoạn văn. Bởi vậy, các câu cần điền vào chỗ trống vừa góp phần làm sáng tổ chủ đề chung, lại vừa phù hợp với các câu bên cạnh về cấu tạo ngữ pháp và ý nghĩa. Thứ tự thực hiện bài tập này nên như sau :
    - Xác định chủ đề đoạn văn.
    - Xác định nội dung, cấu tạo ngữ pháp của các câu bên cạnh câu cần điền.
    - Dự định nội dung và câu tạo câu cần điền, quan hệ giữa nó với các câu bên cạnh.
    Sau đây là một phương án để các em tham khảo :
    Chỗ trống thứ nhất : Đấu tranh với mưa gió, với lụt lội, với hạn hán.
    Chỗ trống thứ hai : Họ thật thà, chất phác; chăm chỉ và đầy lòng thương yêu người.
    Chỗ trông thứ ba : Chúng không từ những thủ đoạn hèn hạ nhất để bòn rút, đục khoét từ miếng cơm, manh áo, từ hạt gạo, củ khoai đến từng đồng xu, đồng hào của những người lương thiện.
    4. Đoạn văn sau trình bày nội dung theo kiểu nào ? Em hãy chuyển đoạn văn đó thành đoạn văn diễn dịch.
    Phan Tòng ra cầm quân rồi hi sinh, đầu còn đội khăn tang. Hồ Huân Nghiệp lúc sắp bị hành hình mới có thời gian nghĩ đến mẹ già. Phan Đình Phùng đành nuốt giận khi biết giặc và tay sai đốt nhà, đào mả và khủng bố gia đình thân thuộc. Cha già, mẹ yếu, vợ dại, con thơ, gánh gia đình rất nặng nề mà Cao Thắng vẫn bỏ nhà đi cứu nước rồi hi sinh.
    Trả lời:
    Bài tập có hai yêu cầu :
    - Xác định cách trình bày nội dung đoạn văn.
    - Chuyển đoạn văn sang cách trình bày diễn dịch (đoạn văn có câu chủ đề và câu chủ đề này đứng ở đầu đoạn văn).
    Yêu cầu 1 : Đoạn văn trình bày nội dung theo cách song hành.
    Yêu cầu 2 : cần viết câu chủ đề vào đầu đoạn văn. Nội dung của câu chủ đề cần phải nêu đề tài hoặc nội dung khái quát các nội dung được trình bày cụ thể của các câu trong đoạn văn. Ví du :
    Các lãnh tụ của phong trào chống thực dân Pháp đều là nhùng người hi sinh hết mình vì sự nghiệp giải phóng dân tộc.
    5. Có một đề tập làm văn sau :
    Em có một người bạn ở xa, bạn này rất lười đọc sách và cho rằng đọc sách chẳng có lợi gì cả. Em hãy viết thư giải thích rõ cho bạn lợi ích của việc đọc sách.
    Hãy : - Lập dàn ý sơ-lược cho bài viết.
    - Chọn một ý trong đàn ý rồi triển khai thành một đoạn văn hoàn chỉnh.
    - Phân tích cách trình bày ý trong đoạn văn của mình.
    Trả lời:
    Văn bản sẽ được viết dưới dạng một bức thư nên phải viết với giọng tâm tình. Đích của bức thư đó là phải thuyết phục bạn, làm cho bạn thây được đọc sách mang lại nhiều điều bổ ích. Em hãy lập dàn bài theo hướng trên rồi chọn một ý trong dàn bài để triển khai thành một đoạn văn. Lưu ý :
    - Trước khi giải thích lợi ích của việc đọc sách, em cần giải thích khái niệm "sách". Từ nội dung khái niệm này mà đi sâu vào các khía cạnh như sách giúp chúng ta hiểu biết toàn điện về cuộc sống ở mọi nơi, mọi thời điểm, mọi lĩnh vực.
    - Đề bài yêu cầu giải thích lợi ích của việc đọc sách. Tuy nhiên, trong thực tê lại có cả sách tốt, sách xấu, do vậy cần phân biệt rõ sách tốt thì đọc có lợi còn sách xâu thì ngược lại. Cuối cùng nên tổ thái độ của mình đối với việc đọc sách, mong muốn bạn cũng có thái độ như mình.
    Sau đây là dàn bài sơ lược để các em tham khảo :
    Mở bài :
    Sách là món ăn tinh thần không thể thiếu.
    Giới thiệu câu nói của M. Go-rơ-ki : "Sách mở rộng ra trước mắt tôi những chân trời".
    Thân bài :
    - Sách là tài sản tinh thần mà loài người sáng tạo ra để lưu giữ và truyền lại cho thế hệ khác.
    - Sách là kho tàng ữi thức.
    - Sách giúp ta phát hiện chính mình.
    - Thế nào là sách tốt, sách xâu.
    Kết bài :
    Thái độ của em đối với sách.
    Dựa vào dàn bài của mình, em hãy chọn một ý để viết đoạn văn. Khi viết đoạn văn thì ý đã chọn chính là chủ đề Đe triển khai chủ đề đó, em dự định triển khai đoạn văn theo cách trình bày nào rồi mới viết.
    6. Các đoạn văn sau đây sai ở chỗ nào ? Hãy chữa lại cho đúng.
    a) Thuở nhỏ, Lê Quý Đôn là một đứa trẻ thông minh nhưng ngỗ ngược. Ngày đi học, Lê Quý Đôn đã có ý thức tìm tòi, nghiên cứu, phê phán những điểm phan khoa học thường dược tôn sùng thời bấy giờ. Ông thường tham gia bình văn cùng những người lớn tuổi. Không ai dám coi thường "chú học nhãi ranh" học nhiều biết rộng ấy.
    b) Cư dân Văn Lang rất ưa ca hát, nhảy múa. Họ hắt trong những đêm trăng hoặc ngày hội. Họ còn hất trong những lúc chèo thuyền, săn bắn. Những nhạc cụ đệm cho những điệu hát thường là trông đồng, khèn, sáo, cồng,...
    Trả lời:
    Bài tập này yêu cầu em phải phát hiện lỗi và tìm cách viết lại đoạn văn đó cho đúng.
    a) Câu chủ đề nêu hai nét về phẩm chất và tính cách của Lê Quý Đôn lúc còn trẻ : thông minh, ngỗ ngược. Tuy nhiên, đoạn văn mới triển khai được ý nói về sự thông minh còn ý nói về tính ngỗ ngược chưa được chú ý.
    Đe đoạn văn hoàn chỉnh về nội dung, em cần viết thêm một số câu thể hiện tính ngỗ ngược của Lê Quý Đôn lúc còn bé. Nếu thây khó tìm nội dung em có thể cắt bớt nội dung của câu chủ đề.
    b) Câu chủ đề nêu hai đặc điểm của người dân Văn Lang : ưa ca hát và nhảy múa. Các câu triển khai mới nói được nội dung ưa ca hát. Đoạn văn còn thiếu ý.
    Em hãy thêm một số câu để nói rõ cư dân Văn Lang yêu nhảy múa như thế nào.