Soạn giáo án Địa lý lớp 6 - ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT (TIẾP THEO)

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    1. Bình nguyên (đồng bằng).
    - Độ cao: Độ cao tuyệt đối thường dưới 200m, một số bình nguyên cao gần 500m.
    - Đặc điểm hình thái: bề mặt tương đối bằng phẳng hoặc hơi gợn sóng.
    - Gồm hai loại đồng bằng (theo nguồn gốc hình thành):
    + Đồng bằng do băng hà bào mòn.
    + Đồng bằng do phù sa biển hay sông bồi tụ (châu thổ).
    - Giá trị kinh tế:
    + Trồng cây lương thực -> Nông nghiệp phát triển -> Dân cư đông đúc
    + Tập trung nhiều thành phố lớn

    2. Cao nguyên.
    - Độ cao: Độ cao tuyệt đối trên 500m
    - Đặcu điểm hình thái: Bề mặt tương đối bằng phẳng hoặc gợn sóng, sườn dốc
    - Giá trị kinh tế
    + Trồng cây công nghiệp
    + Chăn nuôi gia súc lớn theo vùng chuyên canh quy mô lớn.

    3. Đồi.
    - Độ cao: Độ cao tương đối dưới 200m
    - Đặc điểm hình thái:
    + Dạng địa hình chuyển tiếp giữa bình nguyên và núi
    + Dạng bát úp, đỉnh tròn, sườn thoai thoải.
    Ví dụ: Vùng đồi ở các tỉnh Bắc Giang, Thái Nguyên, Phú Thọ...
    - Giá trị kinh tế:
    + Thuận tiện trồng cây công nghiệp kết hợp lâm nghiệp.
    + Chăn thả gia súc.