Suy nghĩ: “Học vấn không có quê hương nhưng người có học phải có Tổ quốc”

  1. Tác giả: LTTK CTV01
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    • Mở bài:
    – Giới thiệu vấn đề nghị luận. Trích dẫn vấn đề: “Học vấn không có quê hương nhưng người có học phải có Tổ quốc”
    • Thân bài:
    • Giải thích:

    + Học vấn là kiến thức, là tri thức mà mỗi chúng ta ai cũng mong muốn được chiếm lĩnh.
    + Người có học là những người hiểu biết, có kiến thức.
    + Quê hương, Tổ quốc là nơi mình sinh ra, lớn lên và gắn bó.

    ⇒ Kiến thức, học vấn là cần học ở mọi nơi, mọi chỗ để làm tăng sự hiểu biết nhưng người có học là phải đem sự hiểu biết phụ vụ quê hương, đất nước mình.

    • Bàn luận:

    Vì sao có thể nói “học vấn không có quê hương”?

    + Kiến thức được tạo ra bởi nhiều người, nhiều nơi, nhiều dân tộc nên chúng ta cần học mọi nơi , mọi lúc và mọi chỗ
    + Nếu không biết mở rộng kiến thức thì sẽ bị tụt hậu và không phát triển được. Như vậy, cũng khó có thể thành công trong cuộc sống.

    Dẫn chứng: Những người luôn cho mình là giỏi, những người không chịu học hỏi, tỏ ra kiêu ngạo sẽ không có được kiến thức chân thực. không chê bai những kiến thức đơn giản hay nhũng dân tộc nhỏ bé bởi đã là kiến thức thì cái nào cũng quan trọng. những viên gạch nhỏ mới là yếu tố quan trọng nhất để làm nên những ngôi nhà lớn.

    Vì sao “người có học phải có Tổ quốc”:

    + Tổ quốc là nơi mỗi con người sinh ra, lớn lên và gắn bó. Vì vậy, mỗi người phải có nhiệm vụ xây dựng đất nước mình.
    + Người có học là phải góp sức mình xây dựng đất nước.

    Phê phán: những người vô ơn, thiếu trách nhiệm với đất nước.

    • Bài học:
    + Nhận thức: câu nói hoàn toàn đúng đắn, là bài họ sâu sắc cho mỗi chúng ta.
    + Hành động: Học tập rèn luyện xây dựng đất nước.
    • Kết bài:
    Khẳng định lại tầm quan trọng của học thức và Tổ quốc đối với mỗi con người: “người ta có thể tách con người ra khỏi quê hương chứ không thể tách quê hương ra khỏi con người”.