Suy nghĩ về căn bệnh “Vô cảm” của con người hiện nay

  1. Tác giả: LTTK CTV01
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Suy nghĩ về căn bệnh “Vô cảm” của con người hiện nay


    33.jpg
    • Mở bài:
    Giới thiệu: Vô cảm là một vấn nạn trong xã hội ngày nay.
    • Thân bài:
    Tinh thần “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cò” hay “Thương người như thể thương thân” từ lâu đã trở thành đạo lý của dân tộc Việt Nam. Thế nhưng ngày nay, bên cạnh những người sống tốt luôn nghĩ tới người khác vẫn còn những người sống thờ ơ với người khác, ích kì chỉ nghĩ cho bản thân. Nói cách khác, họ là những kẻ vô cảm trước hiện thực cuộc sống, trước cộng đồng.
    Vô cảm là gì?
    Vô cảm là hiện tượng con người không có cảm xúc, dửng dưng trước những sự việc, những hiện tượng xảy ra xung quanh mình. Họ chỉ biết nghĩ đến lợi ích của bản thân, sẵn sàng dẫm đạp lên người khác. Không những đối với những sự việc bình thường, kể cả những sự việc cần sự cảm thông, chia sẻ hay giúp đỡ, con người cũng tỏ ra lạnh lùng, bở mặc, lãng tránh.
    Tại sao con người ngày nay ngày càng trở nên vô cảm?
    Hiện nay cuộc sống vật chất và tinh thần ngày càng được cải thiện khiến lòng tham không đáy của con người nổi lên kéo theo sự ích kì nhỏ nhen, thờ ơ, lãnh đạm với mọi việc xung quanh mình.
    Sự vô cảm của con người ngày nay được biểu hiện hết sức rõ ràng và ngày càng nghiêm trọng. Mỗi khi nhà hàng xóm gặp hoạn nạn người vô cảm thường tở ra không hay không biết không hỏi han, an ủi lấy một lời. Gặp người bị tai nạn trên đường, người vô cảm thường bỏ đi, chẳng chịu quan tâm đến đồng loại. Hoặc có đến chỗ người bị nạn để thỏa mãn sự hiếu kì. Họ không giúp đỡ nạn nhân vì sợ phải gánh trách nhiệm.
    Những tác hại của căn bệnh vô cảm đối với con người và xã hội
    Bệnh vô cảm có những tác hại thật ghê gớm, không chỉ làm suy thoái đến đạo đức của một cá nhân mà còn ảnh hưởng đến một xã hội. Một bác sĩ vô cảm, sẽ không có tình thương đối với bệnh nhân, dễ đánh mất đi lương tâm thầy thuốc. Một nhà lãnh đạo vô cảm thì hậu quả là đất nước suy vong, nhân dân lầm than. Một nhà giáo vô cảm sẽ giáo dục ra biết bao con người vô cảm khác.
    Bệnh vô cảm đã làm cho con người giống một cổ máy không có tình cảm, không yêu thương, không sẻ chia và chắc chắn cũng không nhận lại tình cảm từ người khác.
    • Kết bài:
    Sự vô cảm của con người chính là nguyên nhân làm nảy sinh tội ác. Bửi thế, cần có những giải pháp thiết thực và hiệu quả để sớm hạn chế và chấm dứt hiện tượng vô cảm của con người.
     
  2. Tác giả: LTTK CTV01
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Bài mẫu:
    • Mở bài:
    Thế giới sẽ bị hủy diệt không phải bởi những người làm điều ác, mà bởi những người đứng nhìn mà không làm gì cả. Hận thù không phải là thứ đối lập với tình yêu; đó là sự vô cảm. căn bệnh vô cảm chẳng khác gì bóng ma len lỏi và gieo rắc sự tàn nhẫn trong thế giới này.
    • Thân bài:
    Vô cảm là gì?

    Vô cảm là hiện tượng con người không có cảm xúc, dửng dưng trước những sự việc, những hiện tượng xảy ra xung quanh mình. Họ chỉ biết nghĩ đến lợi ích của bản thân, sẵn sàng dẫm đạp lên người khác. Không những đối với những sự việc bình thường, kể cả những sự việc cần sự cảm thông, chia sẻ hay giúp đỡ, con người cũng tỏ ra lạnh lùng, bở mặc, lãng tránh.
    Biểu hiện sự vô cảm của con người trong xã hội ngày nay:

    Ngày nay, một thực trạng đáng lo là căn bệnh vô cảm này dường như đang rất phổ biến trong giới trẻ. Bệnh này thể hiện ờ chỗ: không hề động lòng trước những nỗi đạu của người khác cũng như không hề phẫn nộ trước những tệ nạn xã hội đang xảy ra trước mắt.
    Sự vô cảm của con người ngày nay được biểu hiện hết sức rõ ràng và ngày càng nghiêm trọng. Mỗi khi nhà hàng xóm gặp hoạn nạn người vô cảm thường tỏ ra không hay không biết không hỏi han, an ủi lấy một lời. Gặp người bị tai nạn trên đường, người vô cảm thường bỏ đi, chẳng chịu quan tâm đến đồng loại. Hoặc có đến chỗ người bị nạn để thỏa mãn sự hiếu kì. Họ không giúp đỡ nạn nhân vì sợ phải gánh trách nhiệm.
    Những người sống vô cảm thường mang trong mình tâm niệm “đèn nhà ai nây sáng”. Tức là họ không muốn dính dáng đến những rắc rối, phiền toái có thể mang lại cho họ. Vì vậy mà thời gian qua có rất nhiều vụ hành hung, đánh nhau giữa các học sinh không hề thấy những bạn trẻ xung quanh can ngăn mà ngược lại còn ủng hộ hoặc thản nhiên đứng nhìn. Có bạn còn dùng điện thoại di động ghi hình rồi tung lên mạng. Còn đáng buồn hơn khi nhiều thanh niên học sinh dường như không biết đến khái niệm chia sẻ, vô cảm với bạn bè và mọi người xung quanh rồi dẫn đến vô cảm với chính những người thân trong gia đình.

    Tại sao con người ngày nay ngày càng trở nên vô cảm?

    Hiện nay cuộc sống vật chất và tinh thần ngày càng được cải thiện khiến lòng tham không đáy của con người nổi lên kéo theo sự ích ki nhỏ nhen, thờ ơ, lãnh đạm với mọi việc xung quanh mình.
    Một nguyên nhân khác của căn bệnh vô cảm là do con người đã không đủ sức mạnh để chiến thắng cái ác, cái xấu, cái cá nhân. Quan trọng hơn là do lối sống vị kỷ, thích hưởng thụ cùa giới trẻ hoặc không muốn quan tâm vì sợ trách nhiệm, liên lụy. Xã hội còn nhiều người vô cảm thì sẽ có những hành vi phi đạo đức. Vì vậy đây là căn bệnh rất nguy hại đến truyền thống giá trị đạo đức của con người.

    Những tác hại của căn bệnh vô cảm đối với con người và xã hội

    Bệnh vô cảm có những tác hại thật ghê gớm, không chỉ làm suy thoái đến đạo đức của một cá nhân mà còn ảnh hưởng đến một xã hội. Một bác sĩ vô cảm, sẽ không có tình thương đối với bệnh nhân, dễ đánh mất đi lương tâm thầy thuốc. Một nhà lãnh đạo vô cảm thì hậu quả là đất nước suy vong, nhân dân lầm than. Một nhà giáo vô cảm sẽ giáo dục ra biết bao con người vô cảm khác.
    Bệnh vô cảm đã làm cho con người giống một cổ máy không có tình cảm, không yêu thương, không sẻ chia và chắc chắn cũng không nhận lại tình cảm từ người khác.

    Làm thế nào để chữa trị căn bệnh vô cảm:

    Vô cảm thể hiện sự suy thoái nghiệm trọng nền tảng đạo đức trong xã hội. Sự vô cảm của con người khiến cho các mối liên hệ của con người xã hội trở nên rời rạc. Điều đó, khiến cho cái xấu, cái ác có cơ hội bùng phát. Để hạn chế sự vô cảm có ở con người, không có cách nào tốt hơn là giáo dục tình yêu thương, sự chia sẻ, cảm thông, đoàn kết tương trợ lẫn nhau. Phải xem giáo dục là giải pháp đầu tiên và mạnh mẽ nhất. Giáo dục phải có vai trò tiên phong trong việc bồi dưỡng, định hướng và hoàn thiện tình cảm tốt đẹp ở con người.
    Tạo dựng một xã hội công bằng, văn minh, tiến bộ là điều rất cần thiết để chữa trị căn bệnh vô cảm hiện nay. Trước hết, phải đảm bảo công bằng về quyền lợi và lợi ích của con người. Tiếp đó, đảm bảo an ninh, trật tự và an toàn xã hội để cái tốt được tôn vinh, cái xấu bị trừng trị, đem lại niềm tin cho con người.
    Mạnh mẽ lên án, xử phạt những hành vi vô cảm. Điều này thực sự khó khăn bởi ranh giới giữa sự vô cảm và tội ác là rất mong manh, khó phân biệt.
    May mắn thay bên cạnh những người sống vô cảm vẫn còn nhiều bạn trẻ biết yêu thương chia sẻ, biết sống đẹp theo truyền thống cao đẹp từ bao đời nay. Sống biết yêu thương, giàu vị tha chính là phương pháp hữu hiệu để chữa can bệnh vô cảm đang có nguy cơ lan rộng trong giới trẻ.
    • Kết bài:
    Chúng ta có thể đã chữa trị được hầu hết thói xấu xa; nhưng chúng ta vẫn chưa tìm ra liều thuốc cho thói xấu tồi tệ nhất, sự vô cảm của con người. Căn bệnh vô cảm vẫn còn âm ỉ trong lòng đời sống xã hội. Bởi thế, mỗi con người phải tự mình nâng cao đạo đức, hướng đến những điều tốt đẹp, sống bằng tình thương và lòng nhân ái. Làm được như thế, căn bệnh vô cảm sẽ không có cơ hội để nảy sinh và gây tai họa nữa.
     
  3. Tác giả: LTTK CTV01
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Đề bài: Trình bày suy nghĩ của em về một sự việc hoặc hiện tượng vô cảm ở địa phương hoặc ở trường học , lớp học


    Có được một xã hội văn minh, hiện đại ngày nay một phần lớn cũng là do những phát minh vĩ đại của con người. Một trong số đó chính là sự sáng chế ra rô-bốt. Càng ngày, rô-bốt càng được cải tiến cao hơn, tỉ mỉ hơn làm sao cho thật giống con người để giúp con người được nhiều hơn trong các công việc khó nhọc, bộn bề của cuộc sống.
    Chỉ lạ một điều, đó là trong khi các nhà khoa học đang “vò đầu bứt tóc” không biết làm sao có thể tạo ra một con chíp “tình cảm” để khiến “những cỗ máy vô tình” biết yêu, biết ghét, biết thương, biết giận thì dường như con người lại đi ngược lại, càng ngày càng vô tình, thờ ơ với mọi sự xung quanh. Đó chính là căn bệnh nan y đang hoành hành rộng lớn không những chỉ dừng lại ở một cá nhân mà đang len lỏi vào mọi tầng lóp xã hội: căn bệnh vô cảm.
    Nhìn thấy cái xấu, cái ác mà không thấy bất bình, không căm tức, không phẫn nộ. Nhìn thấy cái đẹp mà không nguõng mộ, không say mê, không thích thú . Thấy cảnh tượng bi thương lại thờ ơ, không động lòng chua xót, không rung động tâm can. Vậy đó còn là con người không hay chi là cái xác khô của một cỗ máy?
    Truớc hêt là về cái đẹp, bây giờ ra ngoài đường, hiếm ai có thể bẳt gặp một người đàn ông đạp xe ung dung dạo mát, thường ngoạn cái không khí trong lành, tươi mát dưới những hàng cây cô thụ vàm bóng quanh bờ hồ; một người con gái dịu hiền, yêu kiều trong chiếc váy thanh thoát tản bộ trên những con đường hoa sấu, hoa sữa đầy mộng mơ mà hầu hết là những dòng người tấp nập, vội vã, chen lấn xô đây trên đường, xe buýt. Lúc ấy cũng chính là lúc mà con người ta mất một phần tâm hồn đẹp đẽ đã bị chôn vùi dưới lớp cát. Phải chăng cũng vì như thế mà họ càng lúc cảng khép chặt cánh cửa trái tim mình lại, không còn biết hường thụ cái đẹp mà chỉ nghĩ đến tiền, đến công việc ngày mai?
    Vô cảm với cái đẹp mới chỉ là bước đầu. Một khi người ta đã không biết ngưỡng mộ, không biết say mê, rung động trước những điều đẹp đẽ thì trái tim cũng dần chai sạn rồi đến đóng băng. Khi ấy, không chỉ là cái đẹp mà đứng trước những hành động ác độc, vô lương tâm, con người ta cũng cảm thây bình thường, không oán trách cũng không cảm thông, động lòng vói những nạn nhân bị hại. Một thảng trước, tôi đọc được một bài báọ trên mạng có đưa tin vê vụ một đứa bé Trung Quôc hai tuổi bị xe tải cán. Thương xót, đaụ lòng lầrn sao khi nhìn cô bé đau đớn nằm trên vũng máu mà không một người nào qua đường để ý, cuống cuồng gọi cấp cứu. Họ nhìn thấy rồi đấy nhung họ lại cố tình như không thấy, đi vòng qua cô bể để tiếp tục con đường nhạt thếch, sáo mòn của mình. Càng chua xót, đau lòng, phẫn nộ hơn khi chiếc xe tải tiếp theo nhìn thấy cô bé năm đó, vẫn thoi thóp thờ, bám víu lấy cuộc đời lại vô tình chẹt cả bốn bánh xe nặng trịch đi qua người cô bé, thản nhiên đi tiếp. Người qua đường vẫn thế, vẫn bình thản như không cỏ chuyện gì xảy ra. Cô bé xấu sổ chỉ được cấp cứu khi một người phụ nữ nhặt rác đi qua, thấy cảm thông, đau lòng nên đã bế cô đi bệnh viện, cỏ nhũng con người ích kỳ, vô tâm, tàn nhẫn như vậy đấy. Không những thế, bây giờ ra đường gặp người bị cướp, bị trân lột, bị đuôi chém nhung lại không thấy anh hùng nào ra can ngăn, cứu giúp hay chỉ một việc nhỏ nhoi thôi là bảo công an. Đó là những con người “không dại gì” và cũng chính “nhò” những người “không dại gì” đỏ mà xã hội ngày càng ác độc, hỗn loạn. Chính lẽ đỏ mà căn bệnh vô cảm càng được thê íruyên nhiêm, lây lan.
    Vô cảm còn là con đường trực tiếp dẫn đến những cái xấu, cái ác. Nó là một căn bệnh lâm sàng mà trong đó, não của người bệnh vẫn hoạt động nhưng trái tim lại hoàn toàn băng giá. Người ta đã vô cảm thì làm sao có thể thấu hiểu được nỗi đau, tình cảm cùa người khác, người ta chỉ nghĩ đến mình và lợi ích cùa riêng mình mà thôi. Nếu không vô cảm, tại sao các cô giáo ở trưởng mầm non lại nhẫn tâm giật tóc, đánh đập, bịt miệng các cháũ bé còn ngây thơ, nhò tuổi? Tại sao một nguời còn chưa qua tuổi trưởng thành lại vô tư chém giết cả nhà neười ta để lấy cùa cải? Xa hơn nữa là các công chức binh thản ăn tiền ủng hộ, trợ giúp những số phận đau thương, bất hạnh của người dân để kiếm lợi cho riêng
    mình. Và còn nhiều, còn nhiều hành động xấu xa hơn nữa. Tất cả những điều vô lương tâm ẩy đề xuất phát từ căn bệnh vô cảm mà ra.
    Chúng ta biết bệnh vô cảm vô cùng nguy hiếm nhưng lại đặt ra câu hỏi: Rốt cuộc thì nguyên nhân tại sao? Suy cho cùng, tình cảm ỉà điều chi phối tắt cả. Những nguời vô cảm là những người bị thiếu hụt tình yêu thưong. Chính vì không cảm nhận được tình yêu thương mà người ta ngày càng lạnh giá. Một phần nữa cũng ỉà do xã hội hiện đại quá bận rộn và đòi hỏi con người phải làm việc, ỉàm việc và làm việc mà bò quên thời gian đê trao nhau hơi âm của tình thương, để ưom mâm cảm xúc.
    Tình cảm như những hạt mưa, hạt mưa càng to, càng nặng thì càng dập.tắt được những ngọn lửa cùa lòng thù hận, £hen ghét, bi ai và nó cũng như một ngọn lửa thổi bùng cháy mãnh liệt trong tâm hồn để nuôi dưỡng tiếp nguồn sống cho chủng ta. Vì vậy, điều duy nhất chúng ta có thể làm để cho cản bệnh cô cảm “không còn đất sống” là hãy biết mờ cửa trái tim để biết cảm nhận, biết yêu ghét, thương giận và chia sẻ những điều tinh túy đó cho nhữrig người xung quanh mình.