Suy nghĩ về lối học tủ, học vẹt của học sinh ngày nay

  1. Tác giả: LTTK CTV01
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Suy nghĩ về lối học tủ, học vẹt của học sinh ngày nay


    6.jpg
    Tác hại của lối học tủ, học vet​


    Học vẹt là gì?

    Học vẹt là học mà không hiểu, học thuộc lòng một cách máy móc, chứ không chịu khó tìm tòi suy nghĩ về nội dung vừa học chẳnh khác nào như 1 con vẹt chỉ lặp đi lặp lại từng câu từng chữ mà người khác đã dạy cho mình mà hoàn toàn không hiểu gì về nội dung của những câu nói đó.
    Học tủ là gì?

    Học tủ là không học hết những gì thầy cô đã truyền dạy cho mình mà chỉ học những nội dung nào mình cho là quan trọng, có khả năng ra thi.
    Tác hại của lối học vẹt, học tủ:

    Học vẹt khiến cho việc học lại trở nên nặng nề, tốn nhiều thời gian công sức mà hiệu quả không cao: bài học lâu thuộc nhưng lại dễ quên; những câu hỏi thông minh, đòi hỏi khả năng tư duy, lí luận thì không tài nào làm được mà ngay cả những câu hỏi đơn giản, mang tính lí thuyết đôi lúc cũng không tránh khỏi tình trạng “râu ông nọ cắm cằm bà kia”.
    Học vẹt không phát huy khả năng tư duy độc lập, sáng tạo của người học. Lúc nào ta cũng chỉ rập khuôn, đóng khung sự suy nghĩ của mình trong những hiểu biết của người khác. Học như thế thì kiến thức làm sao sâu rộng được?
    Quen lối học vẹt, con người trở nên thụ động, không có khả năng tư duy độc lập, giải quyết mọi tình huống vấn đề phát sinh trong cuộc sống. Nếu cách học này được duy trì thì xã hội sẽ dậm chân tại chỗ, không còn những phát minh, sự sáng tạo.
    Học tủ thì khó tránh khỏi những lúc bị tủ đè, ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả học tập. Tại sao ta lại chọn cho mình cách học tủ tự giới hạn sự hiểu biết của mình và đặt sự thành công của mình và sự may rủi.
    Học tủ, học vẹt là những cách học đối phó chẳng đem lại ích lợi gì. Nó chỉ khiến cho kiến thức của ta thiếu vững chắc, thui chột mọi tài năng, sự sáng tạo, khiến cho con người trở nên thụ động, thiếu tự tin vào chính mình.

    Cách khắc phục lối học tủ, học vẹt:

    Chú ý nghe giảng, vận dụng đầu óc, chịu khó suy nghĩ, không dễ dàng chấp nhận tri thức: “Học đừng vụn vặt nên suy rộng”, học 1 biết 10, nắm vững những điểm cốt lõi, trọng yếu, so sánh đối chiếu với thực tế, học phải đi đôi với hành, không ngừng mở rộng tri thức.