Suy nghĩ về tinh thần đoàn kết, yêu thương, đùm bọc lẫn nhau của dân tộc ta

  1. Tác giả: LTTK CTV01
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    • Mở bài:
    Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: tinh thần đoàn kết, yêu thương giúp dỡ lẫn nhau
    • Thân bài:
    Giải thích ý nghĩa ca dao :

    + Câu 1: Nêu một hình ảnh đẹp đẽ về sự đùm boc.
    + Câu 2: Gợi liên tưởng đến ý nghĩa Tổ quốc, đồng bào

    Ý nghĩa: Khuyên nhân dân ta phải biết đoàn kết, thương yêu, đùm bọc lần nhau.

    Bàn luận: ý nghĩa câu ca dao là hoàn toàn đúng đắn:

    + Người dân sống cùng một nước luôn có những mối quan hệ khăng khít về vật chất, về tình cảm với cộng đồng. Do đó, mỗi con người phải có nghĩa vụ yêu thương đùm bọc lẫn nhau, nhất là trong khó khăn, hoạn nạn.
    + Nhân dân ta có truyền thống đoàn kết, tương trợ, đùm bọc lần nhau từ thời Hùng Vương dựng nước (được ghi lại trong nhiêu câu ca dao, tục ngữ). Đến thời kháng chiến chống Pháp, Mĩ, truyền thống ý càng được khẳng định mạnh mẽ. Cho đến ngày nay, tinh thần đoàn kết, tương trợ, thương người như thể thương thân trở thành hành động chủ đạo gắn kết toàn dan tộc trong công cuộc phát triển kinh tế đất nước.
    + Tinh cảm đoàn kết, thương yêu được thể hiện bằng những hành động cụ thể, thiết thực (góp sức người, góp của giúp các địa phương gặp khó khăn).
    + Phê phán thái độ thờ ơ, ích kì, cục bộ, địa phương, hoặc nói suông của một số người.
    + Phát biểu suy nghĩ, tình cảm, thái độ của bản thân đối với truyền thống tương thân tương ái của dân tộc.
    • Kết bài:
    Kết lại vấn đề nghị luận, phương hướng cho bản thân.
     
  2. Tác giả: LTTK CTV01
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Bài văn mẫu:
    • Mở bài:
    Lịch sử dân tộc ta là lịch sử dựng nước và giữ nước. Từ khi lập nước đến nay, nhân dân ta đã liên tục trải qua những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm để bảo vệ đất nước. Lịch sử dân tộc ta được dệt nên từ xương máu của biết bao con người. Trong suốt chiều dài lịch sử ấy, con người Việt nam luôn biết đoàn kết, yêu thương, đùm bọc lẫn nhau, nhắc nhở nhau phải giữ lấy quê hương đất nước. Tinh thần cao quý ấy được gửi gắm qua câu ca dao:

    Nhiễu điều phủ lấy giá gương
    Người trong một nước phải thương nhau cùng.
    • Thân bài:
    Ý nghĩa của “nhiễu điều”, “giá gương”.

    Từ xưa, muốn nhắn nhử hay đúc kết một bài học nào đó, cha ông ta thường mượn những hình ảnh giàu sức biểu cảm để chuyển tải điều muốn nói. Đó là một lối ứng xử tinh tế, lịch sự, hết sức đẹp đẽ. Bởi thế mà, các bài học, lời nhắn nhủ vừa mềm mại, dễ hiểu vừa dễ đi vào lòng người như nước thấm vào mặt đất.

    Theo nghĩa đen, “nhiễu điều” là tấm vải đỏ, “giá gương” là linh vị tổ tiên. Tấm vải đỏ phủ lên linh vị tổ tiên biểu thị ý nghĩa thành kính, thiêng liêng nhắc nhở con người sống phải nhớ về nguồn cội, tri ân công đức tổ tiên của mình.

    Theo nghĩa bóng, tấm vải đỏ (nhiễu điều) là ý thức nhắc nhở của tỏ tiên đối với thế hệ con cháu; “giá gương” là truyền thống sáng ngời như gương, như ngọc của ông bà tổ tiên muôn đời trước. Ý nghĩa bài ca dao đó là lời nhắc nhỏ các thế hệ hom nay phải nêu gương người trước, sống nghĩa tình, gắn bó, đoàn kết cùng nhau bảo vệ đất nước, bảo vệ giống nòi và truyền thống quý báu của dân tộc mà ông cha ta đã gìn giữ cho đến ngày nay.

    Tại sao sống phải biết yêu thương, đùm bọc và đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau?

    Bởi mọi người dân Việt Nam đều có chung một nguồn gốc là con Lạc cháu Hồng. Người dân Việt Nam cùng chung tiếng nói, có chung lịch sử và truyền thống văn hóa, chung một vận mệnh. Chính những điều chung ấy là sợi chỉ đỏ kết nối muôn vạn trái tim trong một tình yêu thương chung nhất. Đó là yêu giống nòi, yêu quê hương, đất nước và nguyện suốt đời gìn giữ lấy.

    Từ xa xưa, trước sức mạnh của thiên nhiên, con người phải biết đoàn kết lại, chung sức chung lòng đấu tranh và khuất phục thiên nhiên khắc nghiệt, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Con người cũng biết yêu thương, gắn bó, giúp đỡ lẫn nhau để cùng vượt qua khó khăn, hoạn nạn. Lịch sử đã chứng minh, một khi con người không đoàn kết, không đồng tâm nhất trí, việc ai nấy làm, thân ai nấy lo dễ bị cuộc sống phủ nhận, thiên nhiên gây họa, kẻ thù tiêu diệt.

    Không ai có thể tự mình mà làm ra cả thế giới. Cuộc sống có tươi đẹp hay không, công việc có dẽ thành hay không là bởi con người biết đoàn kết, tương trợ lẫn nhau. Tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái thể hiện lối sống nghĩa tình, ấm áp tình người.

    Yêu thương, đùm bọc lẫn nhau là cơ sở của tình yêu dân tộc, tình yêu đất nước, là tiền đề tạo nên sức mạnh dân tộc, sẵn sàng chống lại mọi âm mưu xâm lược của kẻ thù. Đất nước chúng ta có thể đứng vững trong mấy nghìn năm qua trước tham vọng của kẻ thù là bởi nhân dân ta biết đoàn kết lại, biết yêu thương lẫn nhau, biết kiên trì đấu tranh, bền bỉ kháng chiến, không tiếc máu xương để bảo vệ mảnh đất thân yêu. Tinh thần ấy đã trở thành truyền thống, ý chí của dân tộc mãi mãi không bao giờ mờ phai.

    Chúng ta cần yêu thương, đùm bọc, tương thân tương ái như thế nào?

    Trước hết, là ra sức học tập và lao động làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh và tiến bộ. Khi dân đã giàu, nước đã mạnh thì kẻ thù không còn dám xâm phạm, cuộc sóng mới yên ổn, nền hòa bình đất nước mới vững bền.

    Tiếp đó là xây dựng lối sống tình nghĩa, giàu lòng yêu thương con người, tôn trọng con người, sống gắn bó, thiết tha. Người giàu giúp đỡ người nghèo, kẻ mạnh tương trợ kẻ yếu. trước khó khăn hoạn nạn nên mở lòng giúp đỡ. trong sung sướng nên đề cao tình nghĩa và đạo đức. Khi kẻ thù có âm mưu xâm lược phải một lòng kiên quyết chống lại, không ngại hi sinh, mất mát.

    Quyết liệt lên án lối sống ích kỉ, cá nhân, vô cảm trong cộng đồng. Quyết liệt chống lại các hành động chia rẽ tình đoàn kết của dân tộc của các cá nhân hay tổ chức phản động. Kiên quyết đả kích tư tưởng địa phương hẹp hòi, cục bộ làm ảnh hưởng đến tinh thần đại đoàn kết. Đề cao tình nghĩa, đức hi sinh, lòng quả cảm trong cuộc sống. Kịp thời tuyên dương, đề cao, khen thưởng để tạo động lực tăng cường sức mạnh dân tộc.
    • Kết bài:
    Nhiễu điều phủ lấy giá gương là lời động viên, cổ vũ và khẳng định mạnh mẽ sức mạnh tự cường dân tộc và trách nhiệm của mỗi cá nhân trong nhiệm vụ xây dựng tình đoàn kết trong toàn dân. Lời răn dạy ấy lại càng có ý nghĩa hơn khi nước ta đứng trong muôn vàn khó khăn khi hội nhập với nền kinh tế thế giới và các hành động lấn chiếm, khiêu khích của nước ngoài. Càng ngẫm nghĩ, chúng ta càng trân trọng nỗi lòng và trí tuệ của người xưa, dẫu có là cát bụi cũng vẫn một lòng lo cho vận mệnh của đất nước.