Suy nghĩ về ý nghĩa truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng Mở bài: Chiếc lược ngà là tác phẩm tiêu biểu của nền văn học miền Nam kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Viết truyện Chiếc lược ngà, nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã hết sức chú trọng đến việc xây dựng tình huống truyện. Tác giả đặt tình cảm gia đình anh Sáu trong một tình huống thử thách khắc nghiệt, để từ đó bộ lộ và khẳng định sức sống mãnh liệt của con người trong hoàn cảnh chiến tranh. Thân bài: Anh Sáu là một người lính Nam Bộ. Vì vậy, con người của anh rất chất phát, mộc mạc và bình dị. Vì tính cách ấy nên anh rất được nhiều người bạn yêu mến và giúp đỡ. Bác Ba – một người đồng chí thân thiết của anh Sáu. bác ba cũng là người kể lại câu chuyện này. Tác giá rất khéo léo khi dùng một cách đẫn gián tiếo bằng cách nhập vai vào bác Ba để kể lại toàn bộ câu chuyện. Chiến tranh Mỹ năm 1954 đã làm cho anh và gia đình phải xa nhau. Gia đình anh gồm người vợ và đứ con gái bé bỏng. Lúc anh đi , bé gái ấy chưa tròn một tuổi. Vì con còn quá nhỏ, mà anh lại phải ra mặt trận ngay thời điểm đó khiến cho anh luôn mang theo nỗi nhớ gia đình làm hành trang khi ra chiến trận. Ở khu căn cứ anh luôn nhớ về gia đình, nhớ vợ và luôn dành một tình cảm , một nỗi nhớ đặc biệt cho bé Thu – đứa con gái duy nhất của anh. Khi đi anh mang theo ảnh của con gái mình để mỗi khi nhớ đến con anh nhìn vào bức ảnh để làm cho nỗi nhớ dịu đi. Mỗi lần, vợ lên thăm anh luôn hỏi thăm đến con của mình. Nhưng vì hoàn cảnh khắc nghiệt như thế nên anh cũng đành chịu bảo vệ cô con gái bé bỏng của mình vào nỗi nhớ. Thứ tĩnh cảm thiêng liêng mà khi anh Sáu xa nhà đã dành cho con của mình thật cao cả. Tác giả đã miêu tả rất rõ nét mạch cảm xúc của anh Sáu khi nhớ về con nơi mặt trận. Tình huống truyện được xây dựng rất rõ từ những dòng đầu. Đã khắc họa rất rõ tình thương mà anh Sáu dành cho cô con gái bé bỏng của mình bằng những yếu tố nội tâm. Những nỗi nhớ là munh chứng tốt nhất. Khi đi anh Sáu không để lại gì cho con của mình, ngoại trừ nỗi nhớ nơi chiến khu mặt trận. Một tình cảm yêu con và thương con của Sáu như được mở đầu bằng nỗi nhớ. Mãi đến bảy năm sau, khi con gái lên tám tuổi, anh Sáu được trở về vỏn vẻn có ba ngày. Tuy chỉ có ba ngày ngắn ngủi nhưng đối với anh Sáu là khoảng thời gian quan trọng nhất để anh được bên con, được chơi với con và được có kỉ niệm cùng con. Xuồng chưa vào bến, thấy một đứa bé độ khoảng tám tuổi, tóc cắt ngang vai, đang chơi nhà chòi dưới gốc cây xoài trước sân nhà, đoán biết là con, anh Sáu nhón chân nhảy thót lên, xô chiếc xuồng tạt ra khiến tôi chới với. Nỗi nhớ mong và niềm khao khát trở về với vợ con khiến anh Sáu hồ hỏi vô cùng. Nó thúc giục anh Sáu chạy lại đến gần con của mình. Sự xúc động mãnh liệt đã làm cho vết sẹo dài trên đôi má anh vỗng dưng ửng đó lên. Và vết sẹo ấy khiến bé Thu sợ và hét toáng lên như nó vừa gặp một thứ ghê rợn mà khiến nó ám ảnh. Chao ôi! Chiến tranh đã để lại những hậu quả nặng nề đè nặng lên con người ta. Và hậu quả nặng nè ấy chính là vết sẹo đối với anh Sáu. Một vết sẹo dài khiến cho bé Thu sợ sệt. Nỗi sợ ấy khiến cho nó ám ảnh và hơn thế nữa là mất lòng tin vào ba của nó như lời nó nói với bà ngoại: “Ba không giống như tấm hình chụp với má”. Sự cự tuyệt của bé Thu làm anh Sáu đau khổ tột cùng nhưng anh vẫn không nản chí và luôn luôn bên con hết khoảng thời gian ngắn ngủi còn lại. Được về nhà chỉ có ba ngày. Ba ngày ấy anh chẳng đi đau cả, chỉ biết ở nhà bên cạnh con. Nhưng đáng tiếc thay bé Thu không lúc nào muốn bên cạnh anh cả. Cứ hễ anh lại gần nó là nó lại đẩy anh ra, không bao giờ cho anh lại gần. Nó luôn luôn phủ nhận việc anh Sáu là cha nó. Nhưng trong anh luôn luôn hi vọng bé Thu sẽ chấp nhận anh trong những ngày ngắn ngủi sắp tới. Dù những lần bé Thu có trở nên bướng bỉnh hay xa lánh đến đâu anh Sáu không bao giờ bỏ cuộc nhưng hết sức đau lòng. Nhiều khi đau lòng đến anh cười như muốn khóc. Hôm sau, tới giờ cơm chị Sáu cần sự giúp đỡ của bé Thu. Tới khi cơm chín, bất đắc dĩ trong hoàn cảnh ấy là Thu phải nhờ anh Sáu. Nhưng nó không làm vậy mà ngược lại nó nói với anh Sáu là những câu nói trống không. Anh Sáu vẫn xem như không viết gì. Trong lòng ang Sáu lúc này là một cảm xúc khiến người đọc rất dễ nhận ra . Một cảm xúc hi vọng rồi lại thất vọng. Thất vọng rồi lại hi vọng. Tác giả đã thành công trong việc miêu tả từng diễn biến về cảm xúc của anh Sáu cho bé Thu. Thứ tình cảm lên rồi lại xuống, xuống rồi lại lên. Hy vọng rồi thất vọng, thất vọng rồi lại hi vọng. Nhưng kết quả cuối cùng mà anh Sáu nhận được lại là sự thất vọng nặng nề. Tới giờ cơm, anh Sáu vẫn luôn nghĩ tới con gái mình và gắp vào chén nó một cái trứng cá vàng thật to. Mặc dù nó không muốn anh lại gần nó, nó ghét anh, nó giận anh và hơn thế nữa là nó muốn anh liên quan đến cuộc sốnh của nó. Trong đầu nó lúc này như hiện lên một câu hỏi: “Tại sao cha của nó lại bước vào cuộc đời nó khác đến vậy ?”. Những câu hỏi về người cha và vết sẹo dài luôn xuất hiện trong đầu của Thu. Rồi sự cố chấp cộng thêm những câu hỏi tức tưởi ấy nó đã xốc chén cơm và làm cho cái trứng cá và cơm trong chén bị rơi ra đầy cả mâm cơm. Và lúc này anh Sáu không còn được giữ hình tĩnh như lúc đầu nữa. Trong anh đầy sự tuyệt vọng và quẩn trí. Anh đã vương lên đánh con bé và hét lên: ” Tại sao mày cứng đầu quá vậy, hả ?”. Sự tức tưỡi, tuyệt vọng đã thể hiện rất rõ trong con người anh. Kết quả của sự nóng giận ấy là cái tát vào mông của con bé. Sau cái tát ấy, anh vô cùng ân hận và đau xót về việc làm ấy của anh. Nó đã vô tình mang đến cho anh nỗi ân hận về sau. Tác giả đã miêu tả tâm lí và cảm xúc của nhân vật một cách khéo léo. Những tình huống được xây dựng bất ngờ và luôn theo một trình tự tâm lí của anh Sáu từ hy vọng đến thất vọng. Diễn biến tâm lí ấy được nhà văn khắc họa, miêu tả rất tinh tế và chân thực. Anh Sáu ước mong con mùnh sẽ gọi tiếng “ba” đối với mình, ước mong con sẽ chấp nhận mình nhưng càng mông muốn lại càng bị cự tuyệt. Sáng hôm sau, bé Thu được bà ngoại đưa về nhà và lúc ấy nó mới chợt nhận ra rằng cha nó phải đi. Nó im lặng và nhìn mọi người xung quanh đang chào tạm biệt ba nó. Không gian lúc này thật lạ, thật khác với ngày thường và con bé cũng vậy. Nó im lặng , khiêm tốn và vẻ ương ngạnh, ngang bướng không còn trên gương mặt nó nữa. Và thay vào đó là cái cuối đầu đầy hối tiếc của bé Thu. Anh Sáu luôn thương yêu con gái của mình , sắp đi anh lại gần nói với nó một cách nhỏ nhẹ : “Thôi ! Ba đi nha con” vì sợ nó lại cáu gắt rồi giẫy lên. Không khí lúc ấy trở nên trầm lặng đi. Đấy là khoảng lặng của cảm xúc, một cảm giác khó tả như đang ùa về nơi đây. Trong không gian im lặng ấy , một tiếng “ba” được vang lên. Nó như xé nát cả một khoảng lặng khó tả của cảm xúc , như xé nát đi cái dày vò và nỗi nhớ hddang hiện hữu trong tâm trí của ba nó. Và rồi bé Thu chạy lại ôm chầm lấy anh Sáu. Và nỗi nhớ tận sâu thẳm nô đáy lòng nó cuối cùng đã được bộc lộ. Một nỗi nhớ mà trước giờ bản thân của nó đang cố phủ nhận. Nó ôm hôn ba nó, hôn cổ, hôn mặt và hôm lên cả vết sẹo dài mà trước nó không dám nhìn. tình cảm của bé Thu dành cho ba nó khiến ai có mặt trên bến sông sáng hôm ấy cũng phải ngậm ngùi. Bé Thu ôm choàng lấy ba nó, không cho ba nó đi. Nó muốn giữ ba nó ở lại. nó muốn níu kéo thêm chút nữ để bù đắp lại cho ba nó lỗi lầm mà nó đã gây ra. nhưng anh Sáu phải đi. Chiến trường đang vẫy gọi, tiền tuyeens đang cần nah. Anh hứa khi trở về sẽ mang về một cái lược ngà làm quà tặng cho cô con gái. Chiếc lược ngà chải lên mái tóc mềm mượt và óng ả của con. Tác giả đã thể hiện rất rõ sự hi sinh tình riêng vì đất nước của nhân vật anh Sáu. Anh sẵn sàng từ bỏ tất cả, kể cả cô con gái mà anh yêu thương vì nhiệm vụ chiến đấu giành lại độc lậo cho tổ quốc. Việc làm chiếc lược ngà sợi dây kết nối giưa anh Sáu và bé thu, là ngọn lửa sưởi ấm tình cảm cha con thiêng liêng thêm thắm thiết. Dù nhớ con hay muốn con như thế nào thì anh Sáu cũng sẽ dùng hết tâm tư của mình để làm một chiếc lược cho xon của mình. Tất cả tình cảm anh dành cho con sẽ được đem hết vào món quà ấy. Đấy vừa là quà mà còn vừa là lời hứa quan trọng của anh trong giờ phút ấy. Lúc ở chiến khu anh dù vất vả cỡ nào, gian lao cực khổ đến mấy thì anh vẫn luôn nhớ về bé Thu. Và bằng chứng là anh dốc hết tâm huyết của mình để làm ra chiếc lược với hàng chữ: “yêu nhớ tặng Thu con của ba”. Hàng chữ thể hiện cái nỗi nhớ anh dành cho con, cái ân hận vì đã không kiềm chế được mình mà ra tay đánh con bé, cái lời trước lúc ra đi của anh. Thế nhưng, viên đạn ác nghiệt của kẻ thù đã cướp anh đi. Đến lúc ra đi mà không kịp có lời trăn trói thì anh lại để cây lược ngà mà mỗi ngày anh ngồi cần mẫn cưa từng chiếc răng ra đưa cho người bạn già chí cốt của anh – bác Ba. Trước lúc hi sinh, anh Sáu vẫn nhớ về lời hứa ,anh vẫn nhớ đến con và nỗi ân hận không nguôi của mình và tất cả mọi thứ anh đã dồn vào trong chiếc lược ngà. Đã cho thấy rất rõ sự ân hận và thứ tình cảm gia đình mà anh Sáu dành cho bé Thu. Thứ tình cảm vô giá mà không có bất cứ thứ gì có thể so sánh được. Qua tác phẩm, ta nhận thấy bé Thu vừa là một cô bé ương ngạnh, bướng bỉnh vừa dũng cảm gan dạ, lại có tình yêu thương cha tha thiết. Bé Thu chỉ nghe theo ý mình và không bao giờ làm những thứ mà mình cho là không đúng. Khi nhìn lên vết sẹo dài cho chiến tranh để lại của ba nó, nó đã rất sợ hãi. Đã thể hiện rất rõ sự không thích vết sẹo ấy và dẫn đến nó không nhận ba nó. Vì đơn giản thấy xa lạ với vết sẹo ấy và cho là anh Sáu khác hẳn về cha của nó. Tình cảm yêu thương ba tha thiết bộc phát mãnh liệt khi bé Thu kêu lên tiếng “ba” gọi anh Sáu ở bến sông trong buổi sáng chia tay. Tiếng kêu ấy như tiếng xé, xé nát cái khoảng lặng của cảm xúc và xé nát nỗi nhớ con da diết của anh Sáu. Lúc này hình ảnh anh Sáu trong lòng bé Thu khác với lúc trước. Cha của nó lúc trước thật cao ráo và hoàn hảo. Còn giờ anh Sáu trong lòng bé Thu là một người cha gian khổ và thật anh hùng. Cái lí lẽ ấy đã được nhà văn Nguyễn Quang Sáng đưa lên nhân vật bé Thu để càng làm rõ hơn cái tình phụ tử thiêng liêng mà bất cứ con người nào sinh ra cũng phải nhớ, cũng phải quý trọng. Đó vừa là một hình ảnh cao đẹp, vừa là một thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm đến người đọc. Tình cảm gia đình còn được gắn kết bởi nhân vật chị Sáu. Chị Sáu là người vợ hết lòng yêu thương và chung thủy đối với anh Sáu và luôn luôn là người chăm sóc bé Thu thay anh Sáu khi anh vắng nhà. Tuy chọ không được tác giả nhấn mạnh, nhưng nhắc đến tình cảm gia đình thì không thể thiếu hình ảnh mà tác giả đã đo ni đóng giày này. Chị đã tượng trưng cho mẫu người phụ nữ yêu chồng thương con trong hoàn cảnh chiến tranh khắc nghiệt ấy. Chị đã yêu thương bé Thu hết mực và dạy cho con những biết những hình ảnh tốt nhất về ba của mình. Để bé Thu có một cái nhìn rõ hơn về anh Sáu và trân trọng công việc của ba mình nhiều hơn. Chị là cầu nối cho con gái và anh Sáu. Chị luôn chia sẻ cuộc sống của con gái cho anh Sáu biết khi anh đang trong chiến trận. Tác giả đã khắc họa nhân vật “chìm” này một cách khéo léo và sâu sắc. Chị Sáu là hình ảnh tiêu biểu của những người mẹ, người vợ trong hoàn cảnh khắcchiến tranh ác liệt đảm đang, chung thủy và giàu lòng yêu thương. Hình ảnh nghệ thuật chiếc lược ngà là một sáng tạo đọc đáo của nhà văn. Chiếc lược ngà giờ đây đã không còn là một món quà, một lời hứa ngày nào nữa. Với sự hi sinh và tình yêu thương vô bờ bến của anh Sáu đã khiến cho chiếc lược trở thành một vật tượng trưng cho tình cha con của anh Sáu và bé Thu. Một vật tượng trưng cho thứ tình cảm thiêng liêng bất diệt – tình cảm gia đình. Kết bài: Giờ đây, chiến tranh đã không còn nhưng câu chuyện cảm động về tình cảm gia đình của anh Sáu khiến chúng ta mãi còn xúc động mỗi khi đọc lại. Chiếc lược ngà và giọt nước mắt đau thương của bé Thu khi nhận chiếc lược ngà từ bác ba có sức mạnh ám ảnh người đọc. Bé Thu đã mãi mãi mất đi người ba yêu quý, mãi mãi không thể bù đắp được nỗi nhớ mong của ba nó. Thế nhưng, chắc chắn rằng, tình yêu thương ba và nỗi đau ấy sẽ biến thành sức mạnh giúp bé Thu trực tiếp đương đầu chiến đấu với kẻ thù trong vị trí cô giao liên dũng cảm sau này.
Bài làm 2: Tình cảm gia đình là một tình cảm thiêng liêng, bất diệt. Tình cảm ấy trường tồn, vĩnh hằng cùng với thời gian, nó sống mãi trong lòng người và là nguồn động lực mạnh mẽ. Và tình phụ tử trong giai đoạn chiế tranh lại càng trở nên đặc biệt với những trở ngại của sự chia ly, xa cách. Tình phụ tử ấy được Nguyễn Quang Sáng-một nhà văn Nam Bộ đưa vào truyện ngắn “Chiếc lược ngà”. Qua từng trang truyện, hình ảnh ông Sáu-một người lính cách mạng yêu nước, một người cha yêu con mãnh liệt dần hiện ra, tạo ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Nguyễn Quang Sáng là nhà văn của miền Nam Việt Nam. Ông là tác giả của những tác phẩm gần gũi, chan hòa, ông biết cách xây dựng lên câu chuyện lớn từ những tiểu tiết nhỏ. “Chiếc lược ngà” là một trong những truyện ngắn hay nhất của nhà văn. Đó là tác phẩm viết về con người ở Nam Bộ trong thời kì chống Mĩ cứu nước. Từng nhân vật, từng chi tiết được Nguyễn Quang Sáng khắc họa tự nhiên, hợp lí, không lẫn vào đâu. Chắc hẳn, ai ai cũng ấn tưởng bởi cô bé Thu – con gái của ông Sáu. Thu đã để lại trong lòng người đọc một ấn tượng khó phai mờ. Để bảo vệ tổ quốc và gia đình, anh Sáu đã chấp nhận xa nhà lên chiến khu khi con gái của anh – bé Thu chỉ mới một tuổi. Thu là một cô bé gan lì và vô cùng bản lĩnh. Ròng rã bảy – tám năm trời, nhìn ba qua tấm ảnh mẹ đưa, từ rất lâu rồi, Thu đã nhớ như in nét mặt của ba. Thu nhớ ánh mắt, nụ cười, nhớ từng vết chân chim ở đuôi mắt của anh Sáu. Bé Thu vô cùng nhớ ba. Ngày anh Sáu và đồng đội được về thăm nhà, anh đã rất vui mừng. Ghe gần cập bến, anh đã đứng dậy, nhảy phắt lên bờ bên kia, chạy nhào đến đứa bé gái đang vô tư chạy nhảy đằng xa. Thì ra, đó là bé Thu, đứa con gái mà anh đã xa cách gần mười năm. Đáp lại thái độ mừng rỡ bị người đàn ông kia, bé Thu đứng ngơ ra rồi vụt chạy, la hét toáng lên vì sợ hãi. Bé không nhận ra ba của mình. Từ ngày người đàn ông đó về nhà, Thu luôn có thái độ xa cách, ngang bướng. Dù mẹ có nhẹ nhàng giải thích hay tức giận bắt bé nhận anh Sáu là ba thì bé Thu vẫn một mực, rất cố chấp từ chối. Những ngày sau đó, ngôi nhà nhỏ ấy luôn căng thẳng. Một bên não nề vì đứa con gái cứng đầu, một bên bức xúc không tài nào giải thích được. Bé Thu lạnh lùng, nói trổng không với anh Sáu. Lúc cần giúp đỡ, bé vẫn nhất quyết không gọi anh là “ba”, chỉ ăn nói trống không: “Vô ăn cơm!”, “Cơm sôi rồi, chắt nước dùm!”. Tất nhiên là anh Sáu hiểu được và thông cảm, nhưng không thể nào tránh khỏi đau lòng. Thu luôn phản ứng quyết liệt với những hành động thể hiện tình yêu thương của anh Sáu. Với Thu, Thu mong muốn nhận được sự yêu thương từ ba hơn là người đàn ông đó. Anh gắp trứng cho bé, bé liền hất ra khỏi chén; bị đánh mắng, bé cúi gầm mặt, sau đó giận dỗi chèo thuyền, bỏ sang nhà ngoại. Trong buổi chiều tà đó, với lòng gan dạ của cô bé tám tuổi, thì dù thân hình có nhỏ nhắn, cô bé vẫn quyết định đi một mình sang ngoại. Thì ra, Thu không nhận anh Sáu là ba vì trên mặt anh có một vết sẹo, khắc hẳn so với tấm hình Thu được xem hằng ngày. Những ngày tháng anh đi, ngày nào em cũng xin mẹ lấy hình ba ra coi. Hình ảnh người ba khắc sâu trong tâm trí của em nên việc gọi người đàn ông khác là ba là một việc Thu không thể làm, vì Thu vô cùng thương nhớ ba. Nhờ bà ngoại giải thích, bé Thu đã hiểu. Đêm đó, bé trằn trọc và thở dài như một người lớn. Tình yêu thương cha cũng từ đó mà bộc lộ mãnh liệt, từng giây từng phút trôi qua càng trở nên rõ ràng. Ngày bé Thu cất tiếng “ba” cũng là ngày anh Sáu trở về chiến khu, tiếp tục sự nghiệp bảo vệ tổ quốc. Thu bướng bĩnh hằng ngày đã trở thành một chú cún núp sau cánh cửa, nhìn bóng lưng ba. Tiếng “ba” cất lên nghe thật xót xa! Giây phút chia tay luôn bồi hồi, xao xuyến. Em nhảy thót lên và ôm chặt anh Sáu, hôn ba khắp nơi, nói rằng ba phải ở lại với em. Nhưng vì tổ quốc, vì gia đình và vì em, anh Sáu phải lên đường, cùng những thanh niên khác làm tròn trách nhiệm, sứ mệnh. Anh tiếp tục xa nhà, đem theo lời hứa: khi quay về anh sẽ tặng Thu một chiếc lược ngà. Tình yêu thương cha sâu đậm và thiêng liêng đã nuôi lớn Thu từng ngày. Bé Thu khi trưởng thành là một cô giao liên xinh đẹp, mưu trí, gan dạ, yêu nước. Thu kế thừa sự nghiệp cách mạng của anh Sáu, vì để bảo vệ mảnh đất quê hương, và chắc vì đâu đó trong cô giao liên này luôn muốn ba nhìn thấy hình ảnh một bé Thu dũng cảm. Kỉ vật – chiếc lược ngà mà anh Sáu dành hết tình yêu thương, nỗi nhớ mong và cả niềm tin được trao đến tay Thu. Anh Sáu mất, nhưng chiếc lược ngà sẽ thay anh ở bên Thu, tình cha con sẽ sống mãi. Cũng với những chi tiết cao trào, giàu cảm xúc nhưng rất đỗi gần gũi, tác giả đã xây dựng nhân vật qua hành động, cử chỉ, tâm lí và đã rất thành công trong việc mang câu chuyện đến gần hơn với người đọc. Người đọc sẽ luôn nhớ đến hình ảnh của bé Thu – một đứa bé gan lì lúc nhỏ và là một cô giao liên dũng cảm khi trưởng thành. Hình ảnh bé Thu bướng bỉnh, ngây thơ, dũng cảm sẽ sống mãi trong lòng chúng ta – những người gắn bó, đắm mình với từng chi tiết trong Chiếc lược ngà. Tình yêu thương cha vô bờ bến đã góp phần khẳng định tình cha con mà tác phẩm muốn mang lại. Một tác phẩm đầy tính nhân văn và tình yêu thương, chắc hẳn sẽ sống mãi và luôn tỏa sáng trong nền văn học nước nhà.
Bài làm 3: Gia đình là nơi mà chúng ta trở về sau một ngày dài vất vả, là nơi mà ta cảm thấy được yêu thương nhất. Chúng ta hiện nay có lẽ may mắn rất nhiều, bởi cuộc sống bình yên giúp mọi người luôn được ở bên tổ ấm của mình. Nhưng trong thời chiến tranh thì hoàn toàn không thể. Qua truyện ngắn Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã phần nào nói lên sự khắc nghiệt của chiến tranh đối với đời sống và tình cảm gia đình. Lấy bối cảnh miền Nam những năm kháng chiến chống Mĩ cứu nước, chuyện kể về gia đình anh Sáu, một cán bộ kháng chiến. Anh Sáu xa nhà đi kháng chiến lúc bé Thu, con gái anh chưa đầy một tuổi. Một người cha, người chồng phải rời xa mái ấm trong một khoảng thời gian không biết bao giờ mới kết thúc. Anh Sáu đã mang theo niềm tin và lòng yêu thương của mình đối với gia đình ra chiến trận, để làm động lực chiến đấu cho đất nước. Khoảng thời gian bảy năm dài đằng đẵng ở nơi chiến trường, không lúc nào anh không nhớ đến đứa con của mình của mình. Những gì anh biết về con chỉ đơn giản là tấm ảnh nhỏ xíu mà vợ mang lên những lúc thăm anh. Tuy rằng có chị Sáu lên thăm và hết mực chăm sóc, nhưng nó cũng khó có thể bù lại niềm mong nhớ da diết đối với đứa con gái mà anh yêu thương nhất. Ngày anh trở về thăm nhà, vẫn mang theo niềm hi vọng và tình cảm của gia đình lúc đi, anh đã rất vui sướng vì có thể trở về thăm nhà, dù chỉ ba ngày ngắn ngủi. Ba ngày đối với anh có lẽ không đủ để bù đắp đi sự vắng bóng của bản thân trong khoảng thời gian quá dài. Nhưng có lẽ, tình yêu và nỗi mong nhớ vô tận của anh cũng được giải tỏa phần nào. Thu – đứa con gái mà anh tưởng sẽ chạy vù ra ôm chầm lấy ba nó vì lần đầu được thấy tận mắt, lại làm ra vẻ lạ lẫm, ngơ ngác và sợ sệt khi thấy dáng anh. Ngay cả khi mẹ bảo đó là ba, Thu vẫn quyết không nhận. Anh Sáu nghĩ đó đơn thuần vì anh xa nhà quá lâu nên Thu không nhận ra. Thời chiến tranh mà, đó là lẽ thường tình, và anh lại tiếp tục ấp ủ một niềm hi vọng mới, đó là tiếng kêu “ba” từ con. Những ngày tiếp theo, bé Thu vẫn giữ nguyên thái độ cứng đầu và có phần hơi hỗn, kiên quyết không nhận anh Sau là ba. Đối với bậc cha mẹ mà nói, cho dù biết thời gian làm chia cắt tình cảm thì trái tim cũng đau lắm. Một tiếng gọi ba những tưởng rất dễ dàng nhưng là điều gì đây vô cùng quan trọng với anh Sáu. Cho đến khi qua nhà bà và được nghe giải thích, Thu mới nhận ra lỗi lầm của mình. Một vết sẹo đã trông ba khác hẳn tấm hình chụp chung với má, và đó là nguyên do của sự việc. Có lẽ tình yêu của bé Thu dành cho anh Sáu, tình cảm mà một người con từ lúc biết nhận thức đến giờ chưa lần nào gặp lại ba cao siêu lắm. Anh Sáu là một người mà bé Thu vô cùng ngưỡng mộ, trân trọng và dành cả tình yêu thương cho nên Thu không chấp nhận ba khác đi vì vết sẹo ngay má. Có lẽ Thu đã nhìn tấm hình của ba rất nhiều lần, đến mức nhớ từng chi tiết nên cảm thấy khác là vì vết sẹo. Thu khâm phục ba, vì ba là một chiến sĩ dũng cảm dám ra trận vì đất nước. Và phần nào cũng căm ghét chiến tranh đã khiến ba có vết sẹo như vậy. Ngày anh Sáu phải trở lại quân đoàn đã tới, Thu cũng về nhà. Trải qua những chuyện như vậy trong mấy ngày qua, anh dần mất đi hi vọng nghe tiếng ba từ bé Thu. Điều kì diệu xảy đến lúc anh sắp đi, Thu kêu vang tiếng ba rồi chạy tới ôm chầm anh. Cái niềm hi vọng bé bỏng tưởng chừng sắp tắt lịm bỗng bừng sáng, sáng có lẽ hơn cả ngôi sao trên bầu trời, anh đã đặt niềm hi vọng đúng, anh đã nghe thấy tiếng mà bản thân mong chờ bấy lâu. Thu lao tới ôm anh, hôn khắp nơi, lên cả vết sẹo dài trên má. Vết sẹo là thứ đã làm rạn nứt tình cha con của họ, song đêna cuối lại là chiếc cầu nối họ lại với nhau. Như có sợi dây vô hình nào liên kết, bé Thu không muốn buông anh ra. Đến cuối, anh cũng phải đi. Thu nhận ra lỗi lầm ngu ngốc của mình, không quá muộn nhưng nó đã khiến Thu không thể ở bên ba nhiều hơn. Anh Sáu, ở nơi chiến trường vẫn nhớ đến món quà là cây lược ngà cho con. Nhưng đau buồn thay, anh lại không thể tự tay trao nó cho Thu. Anh Sáu hi sinh trong trận càn lớn của quân Mĩ. Món quà ấy, là thứ cuối cùng anh có thể làm để tặng cho con. Chiến tranh ác liệt như vậy. Bao nhiêu gia đình phải chia xa nhau. Người chồng, người cha trụ cột phải nhập ngũ, để lại vợ cùng đàn con nheo nhóc. Một cuộc chiến vô nghĩa lại khiến bao người người phải bỏ mạng. Bao nhiêu lời yêu thương chưa kịp nói ra. Anh Sáu và bé Thu, xa nhau tám năm, đoàn tụ trong chốc lát, và đó cũng là lần gặp nhau cuối cùng. Cuộc gặp ấy có nụ cười, sự hi vọng, nước mắt, nỗi mong nhớ da diết và tình yêu gia đình được vun đắp những ngày không gặp nhau đã trở nên rất thiêng liêng và không thể bị phá vỡ. Câu chuyện Chiếc lược ngà đã khắc họa thành công hình ảnh đời sống và tình cảm của con người Việt Nam trong hoàn cảnh chiến tranh. Chiến tranh có thể giết chết được họ nhưng khong thể nào dập tắt được tình yêu thương trong trái tim họ. Kẻ thù càng tàn bạo thì lòng căm thù càng dữ dội. Để rồi sau này, nó biến thành ý chí chiến đấu tiêu diệt kẻ thù xâm lược. Câu chuyện còn cho ta một bài học vô cùng ý nghĩa: Hãy biết trân trọng những kỉ niệm và khoảnh khắc quý giá bên cạnh người thân yêu. Sống trong thời bình, chúng ta lại có thể cơ hội để bày tỏ và ở bên gia đình. Đừng lãng phí cơ hội, vì gia đình là nơi dù đi đâu xa, ta cũng sẽ trở về.