Tác hại nghiêm trọng khi không tẩy giun định kỳ

  1. Tác giả: LTTK CTV16
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Cùng mình chia sẻ bài viết Tác hại nghiêm trọng khi không tẩy giun định kỳ sau đây để bạn nâng cao ý thức bảo vệ cho sức khỏe của gia đình và chính bạn nhé!
    Theo số liệu khảo sát từ Viện Sốt Rét Ký Sinh Trùng – Côn Trùng Trung Ương, 45 triệu người dân Việt Nam đang nhiễm ít nhất một loại giun, đặc biệt là các loại giun đũa, giun móc, giun tóc và giun kim. Giun lây lan rất nhanh trong cộng đồng khu dân cư đông đúc và những nơi sinh hoạt có môi trường tập thể. Khí hậu nhiệt đới, môi trường ẩm ướt, văn hóa ẩm thực vùng miền đặc trưng và thói quen ăn uống của nhiều người như ăn rau sống, thịt tái, tiết canh, ăn gỏi, thủy hải sản tươi sống… là điều kiện thuận lợi để các loại ký sinh trùng phát triển.

    Việc nhiễm giun đường ruột gây ra rất nhiều tác hại nguy hiểm, khi số lượng giun đường ruột càng nhiều thì khả năng chiếm đoạt chất dinh dưỡng ở ruột non của người bệnh càng lớn. Nhiễm giun lâu ngày gây thiếu vitamin và dưỡng chất, người bệnh sẽ có nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm như: suy tim, thiếu máu, thiếu các vi chất khiến tinh thần luôn ở trạng thái mệt mỏi và uể oải.
    Nhiễm giun đường ruột còn là nguyên nhân dẫn đến các tình trạng rối loạn tiêu hoá như: đau bụng, tiêu chảy, ngứa hậu môn, ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ,… Trẻ có thể biếng ăn, chậm lớn… Một số trường hợp không gây ảnh hưởng rõ rệt khiến tình trạng nhiễm giun kéo dài, dễ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.
    Giun kim là bệnh dễ mắc phải, gây ngứa hậu môn. Khi nhiễm, phân của người bệnh nát hoặc lỏng, thi thoảng có máu hoặc chất nhày. Lâu ngày, bệnh gây nên tình trạng chán ăn hoặc ăn không tiêu, đau bụng âm ỉ, thỉnh thoảng buồn nôn hoặc nôn thốc, cơ thể người bệnh dần suy nhược thần kinh hay thần kinh bị kích thích gây khó ngủ. Nguy hiểm hơn, chúng có thể gây nên chứng di tinh (nam giới), viêm âm đạo (nữ giới) ở người trưởng thành. Ở nữ giới, giun kim có thể chui vào âm đạo mang theo vi sinh vật gây bệnh, rối loạn kinh nguyệt (kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh…). Ngoài ra, giun kim cũng có thể xâm nhập và gây viêm phổi, thực quản, hốc mũi, cổ tử cung, gây viêm ruột thừa, làm thủng ruột…
    Giun móc rất nguy hiểm đặc biệt là với phụ nữ mang thai. Là một trong những nguyên nhân gây sẩy thai, sinh non. Nhiễm giun móc lâu ngày người mắc bệnh khó tránh khỏi nguy cơ suy tim. Ngoài ra, giun tóc có thể gây sa trực tràng hoặc bị giun lươn bò lổm nhổm dưới da.
    Khi giun đũa vào đường hô hấp sẽ gây ngạt thở, gây tắc ruột, xoắn ruột, lồng ruột… có thể dẫn đến tử vong.

    [​IMG]

    Cách phòng ngừa giun và các bệnh do nhiễm giun

    • Theo khuyến cáo của Bộ Y Tế, mọi người nên tẩy giun định kỳ 2 đến 3 lần một năm.
    • Cần cho tất cả thành viên trong gia đình uống thuốc giun cùng lúc, điều này sẽ hạn chế khả năng lây nhiễm do nhiễm giun là bệnh có thể lây từ người này sang người khác. Tránh trường hợp từng người trong nhà tẩy một. Khi trẻ trên 2 tuổi, bạn có thể tiến hành tẩy giun. Hiện thuốc tẩy giun cho trẻ em được bán nhiều ở quầy thuốc, bạn nên tham khảo hướng dẫn của bác sỹ khi cho trẻ uống thuốc tẩy giun. Tẩy giun đúng cách cho trẻ có thể loại bỏ giun ra khỏi cơ thể trẻ, tạo điều kiện cho trẻ phát triển.
    • Ăn chín uống sôi, hạn chế không ăn rau sống, thịt tái, tiết canh, ăn gỏi, thủy hải sản tươi sống…
    • Rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
    • Mỗi năm 2 lần tổng vệ sinh và diệt khuẩn cho khu vực nhà và quanh nhà dưới sự hướng dẫn cụ thể của bên đại diện.

    [​IMG]

    Những sai lầm khi tẩy giun thường mắc phải

    • Tẩy giun theo ý thích, cảm tính, khoog có sự hướng dẫn của bác sỹ.
    • Tẩy giun 1 lần là không cần tẩy lại. Đây là quan niệm sai lầm bởi ai cũng có nguy cơ tái nhiễm giun sán, đặc biệt những người hay ăn sống, tái, khả năng tái nhiễm càng cao.Vì vậy, hãy theo khuyến cáo của Bộ Y Tế, mọi người nên tẩy giun định kỳ 2 đến 3 lần một năm.

    [​IMG]
    Hình ảnh minh họa​
    • Phải tẩy giun lúc đói mới có hiệu quả là quan niệm sai lầm bởi theo các bác sỹ với sự cải tiến trong việc tẩy giun, việc uống thuốc hiện nay không phải phụ thuộc vào thời gian.
    • Uống thuốc giun có phản ứng phụ là không tốt. Quan niệm này sai lầm bởi khi uống thuốc tẩy giun, các bác sỹ thường khuyến cáo thuốc tẩy giun có thể gây 1 số phản ứng phụ như đau đầu, nổi mề đây, mệt mỏi, nôn mửa… Đặc biệt là với người dị ứng với các thành phần của thuốc hoặc có cơ địa nhảy cảm. Trong 24 giờ sau uống thuốc, bạn cần quan sát phản ứng của cơ thể. Ở mức độ nhẹ, bạn có thể bổ sung nước, sữa… cho cơ thể. Nếu phản ứng nặng hơn, nôn nhiều, sốt, mệt rã rời, bạn cần đến khám và điều trị kịp thời.