Tài Chính Tiền Tệ - Chương 6 - Bài 1: Các vấn đề chung về thị trường tài chính

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Tóm tắt lý thuyết

    1. Sự tất yếu khách quan ra đời của Thị trường Tài chính

    • Thị trường Tài chính là sản phẩm tất yếu của nền kinh tế thị trường, sự xuất hiện và tồn tại của thị trường này xuất phát từ yêu cầu khách quan của việc giải quyết mâu thuẫn giữa nhu cầu và khả năng cung ứng vốn lớn trong nền kinh tế phát triển. Trong nền kinh tế luôn tồn tại hai trạng thái trái ngược nhau giữa một bên là nhu cầu và một bên là khả năng về vốn. Mâu thuẫn này ban đầu được giải quyết thông qua hoạt động của ngân hàng với vai trò trung gian trong quan hệ vay mượn giữa người có vốn và người cần vốn. Khi kinh tế hàng hóa phát triển cao, nhiều hình thức huy động vốn mới linh hoạt hơn nảy sinh và phát triển, góp phần tốt hơn vào việc giải quyết cân đối giữa cung và cầu về các nguồn lực Tài chính trong xã hội, làm xuất hiện các công cụ huy động vốn như trái phiếu, cố phiếu của các doanh nghiệp, trái phiếu của chính phủ...
    • Đó là những loại giấy tờ có giá trị, gọi chung là các loại chứng khoán. Và từ đó xuất hiện nhu cầu mua bán, chuyển nhượng giữa các chủ sở hữu khác nhau các loại chứng khoán. Điều này làm xuất hiện một loại thị trường để cân đối cung cầu về vốn trong nền kinh tế, đó là thị trường Tài chính.
    • Do đó, Cơ sở khách quan cho sự ra đời của thị trường Tài chính là sự giải quyết mâu thuẫn giữa cung và cầu về vốn trong nền kinh tế thông qua các công cụ Tài chính đặc biệt là các loại chứng khoán, làm nảy sinh nhu cầu mua bán, chuyến nhượng chứng khoán giữa các chủ thể khác nhau trong nền kinh tế.
    • Chính sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa và tiền tệ mà đỉnh cao của nó là kinh tế thị trường làm nảy sinh một loại thị trường mới là thị trường Tài chính.
    2. Khái niệm, hàng hóa, ảnh hưởng và các yếu tố của thị trường Tài chính

    Khái niệm thị trường Tài chính.
    Thị trường Tài chính là thị trường trong đó các loại vốn ngắn hạn, trung hạn, dài hạn được chuyển từ nơi “thừa” sang nơi “thiếu” để đáp ứng nhu cầu phát triển nền kinh tế xã hội, là nơi gặp gỡ giữa những bền có nguồn vốn dư thừa với những bên có nhu cầu sử dụng chúng.

    Hàng hóa của thị trường Tài chính:
    Thị trường tài chính là nơi mua bán các loại hàng hóa “tài chính”. Hàng hóa “tài chính” phần lớn là tài sản vô hình, giá trị của hàng hóa này không liên quan gì đến hình thức vật chất của nó, mà dựa vào trái quyền họp pháp trên một lợi ích trong tương lai. Hàng hóa của thị trường tài chính phần lớn là những loại hình thay thế tiền mặt. Người ta thường dùng tiền mặt đế mua, cho vay các loại hàng hóa này vì nó tạo ra lợi nhuận mà tiền mặt không làm được. Khi thị trường Tài chính phát triển, người ta có thể dễ dàng đổi các loại hàng hóa này thành tiền. Nói cách khác: Hàng hóa của thị trường Tài chính là các loại tài sản Tài chính, vốn Tài chính và các sản phẩm Tài chính, hay các công cụ biểu thị vốn phái sinh theo từng phương thức giao dịch trèn thị trường này.

    Một hệ thống thị trường Tài chính hiệu quả nhằm giải quyết các mục tiêu: cung ứng đủ và kịp thời vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn cho nền kinh tế; cung cấp các dịch vụ Tài chính để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của nền kinh tế; cung ứng điều tiết hợp lý khối lượng tiền tệ cho lưu thông kinh tế; sử dụng công cụ tiền tệ, lãi suất để kích thích nền kinh tế phát triển.
    Ảnh hưởng của thị trường Tài chính:
    • Đối với nhân dân: Thị trường Tài chính là thị trường để đầu tư tiền tệ vào các loại tài sản Tài chính có lãi, và còn giúp cho dân chúng vay mượn để thỏa mãn nhu cầu chi tiêu trước khi tích lũy đủ tiền như: mua, sửa chữa nhà ở, mua sắm tài sản lớn...
    • Đối với xã hội: Thị trường Tài chính là thị trường huy động mọi tiềm lực Tài chính và các nguồn lực khác đế phục vụ một cách ích lợi cho sự phát triển kinh tế.
    • Đối với các nhà sản xuất kinh doanh: Thị trường Tài chính là thị trường để vay vốn, vay Tài chính và các sản phẩm khi cần, nhằm phục vụ cho những thiếu hụt bất thường xẩy ra trong hoạt động kinh doanh, đầu tư sinh lợi....
    Tuy nhiên để tạo lập một môi trường sôi động của thị trường Tài chính trên thực tế, là một sự kết hợp của nhiều yếu tố, trong đó có ba yếu tố cơ bản:
    Các yếu tố của thị trường Tài chính:
    • Yếu tố thứ nhất: Đối tượng của thị trường Tài chính: là những nguồn cung và nguồn cầu về vốn trong xã hội của các chủ thể kinh tế như nhà nước, các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội và các tầng lớp dân cư.
    • Yếu tố thứ hai: Công cự tham gia trẽn thị trường Tài chính: đây là nguồn sông cho hoạt động của thị trường bao gồm các loại chứng từ có giá trị như công trái do nhà nước phát hành, chứng khoán do các doanh nghiệp phát hành, các loại trái phiếu do các tổ chức Tài chính phát hành, các dạng kỳ phiếu, tín phiếu,...
    • Yếu tố thứ ba: Chủ thể tham gia trên thị trường Tài chính: Đây là những pháp nhân hay thê nhân đại diện cho những nguồn cung và cầu về vốn nhàn rỗi tham gia trên thị trường Tài chính, chủ yếu là các ngân hàng thương mại, công ty Tài chính, công ty bảo hiếm, quỹ đầu tư... và đặc biệt là các công ty môi giới
    3. Điều kiện cần thiết hình thành Thị trường Tài chính

    Có năm điều kiện cần thiết để hình thành và phát triển thị trường Tài chính:
    • Nền kinh tế hàng hóa phát triển, tiền tệ ổn định, với mức độ lạm phát có thể kiếm soát được;
    • Các công cụ của thị trường Tài chính phải đa dạng tạo ra các phương tiện chuyển giao quyền sử dụng các nguồn Tài chính; hình thành và phát triển hệ thống các trung gian Tài chính;
    • Xây dựng, hoàn thiện hệ thông pháp luật và tổ chức quản lý nhà nước để giám sát sự hoạt động của thị trường Tài chính;
    • Phải tạo cơ sở vật chất kỹ thuật và hệ thống thông tin kinh tế phục vụ cho hoạt động của thị trường Tài chính;
    • Cần có đội ngũ các nhà kinh doanh, các nhà quản lý am hiểu thị trường Tài chính và phải có đông đảo các nhà đầu tư có kiến thức, kỹ thuật hiện đại, biết phân tích và có bản lĩnh trước những rủi ro có thể xảy ra.
    4. Công cụ chủ yếu trên thị trường Tài chính

    Để chuyển giao quyền sử dụng các nguồn Tài chính, các công cụ chủ yếu được sử dụng trên thị trường Tài chính là các loại chứng khoán. Chứng khoán là chứng từ dưới dạng giấy tờ hoặc ghi trên hệ thống thiết bị điện tử, xác nhận các quyền hợp pháp của người sở hữu chứng từ đó đối với người phát hành; hoặc chứng khoán là chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ, xác nhận các quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hừu chứng từ đó đối với người phát hành.
    Chứng khoán có nhiều loại khác nhau; có thể phân loại chứng khoán dựa theo các tiêu thức khác nhau:
    Phân loại chứng khoán:
    Căn cứ vào kỳ hạn huy động:
    • Chứng khoán ngắn hạn, có thời hạn dưới 1 năm;
    • Chứng khoán trung và dài hạn. Trung hạn từ 1 đến 5 năm, dài hạn là trên 5 năm.
    Căn cứ vào chủ thể phát hành:
    • Chứng khoán Chính phủ Trung ương và địa phương;
    • Chứng khoán của các ngân hàng và tố chức tín dụng;
    • Chứng khoán doanh nghiệp.
    Căn cứ vào lợi tức:
    • Chứng khoán có lợi tức ổn định;
    • Chứng khoán có lợi tức không ổn định.
    Căn cứ vào tiêu chuẩn pháp lý:
    • Chứng khoán vô danh;
    • Chứng khoán hữu danh.
    Căn cứ vào tính chất chứng khoản:
    • Cổ phiếu (chứng khoán vốn);
    • Trái phiếu (chứng khoán nợ);
    • Chứng khoán phái sinh.
    Căn cứ vào tính chất của người phát hành:
    • Chứng khoán sơ cấp;
    • Chứng khoán thứ cấp.
    5. Cấu trúc, phân loại thị trường Tài chính

    Căn cứ vào thời gian sử dụng nguồn Tài chính huy động được
    Thị trường tiền tệ: Là một thị trường Tài chính chỉ có các công cụ ngắn hạn (kỳ hạn thanh toán) dưới một năm.
    Thị trường vốn: Là thị trường diễn ra việc mua bán các công cụ nợ dài hạn như cổ phiếu, trái phiếu. Thị trường vốn được phân thành ba bộ phận là thị trường cô phiếu, các khoản cho vay thế chấp và trái phiếu.

    01.png
    Hình 1: Thị trường Tài chính phân theo thời gian sử dụng nguồn vốn huy động được​

    Căn cứ theo phương thức huy động nguồn Tài chính:
    Thị trường tài chính bao gồm:
    • Thị trường nợ: Phương pháp chung nhất mà các công ty sử dụng để vay vốn trên thị trường Tài chính là đưa ra một còng cụ vay nợ, ví dụ như trái phiếu hay một món vay thế chấp. Công cụ vay nợ là sự thỏa thuận có tính chất hợp đồng có lãi suất cố định và hoàn trả tiền vốn vào cuối kỳ hạn (kỳ hạn dưới một năm là ngắn hạn, trên một năm là trung và dài hạn). Thị trường nợ là thị trường diễn ra việc mua bán các công cụ nợ kể trên;
    • Thị trường vốn cổ phần: Phương pháp thứ hai để thu hút vốn là các công ty phát hành cổ phiếu. Người nắm giữ cố phiếu sở hữu một phần tài sản của công ty có quyền được chia lợi nhuận ròng từ công ty sau khi trừ chi phí, thuế và thanh toán cho chủ nợ (những người sở hữu công cụ nợ).
    Căn cứ vào sự luân chuyển các nguồn Tài chính: Thị trường tài chính có thể chia làm hai loại sau đây:
    • Thị trường sơ cấp: Là thị trường Tài chính trong đó diễn ra việc mua bán chứng khoán đang phát hành hay chứng khoán mới. Việc mua bán chứng khoán trên thị trường cấp một thường được tiến hành thông qua trung gian là các ngân hàng;
    • Thị trường thứ cấp: Là thị trường mua bán lại những chứng khoán đă phát hành. Khi diễn ra hoạt động mua bán chứng khoán trên thị trường này, thì người vừa bán chứng khoán nhận được tiền bán chứng khoán còn công ty phát hành không thu được tiền nừa, (một công ty thu được vốn chỉ khi chứng khoán của nó được bán lần đầu tiên trên thị trường sơ cấp).
    Căn cứ vào tính chất pháp lý: Thị trường tài chính có thể chia làm hai loại sau đây:
    • Thị trường Tài chính chính thức: Là bộ phận của thị trường Tài chính, mà tại đó mọi hoạt động huy động, cung ứng, giao dịch các nguồn Tài chính được thực hiện theo những nguyên tắc, thế chế do nhà nước quy định rõ ràng trong các văn bản pháp luật. Các chủ thể tham gia được pháp luật thừa nhận và bảo vệ;
    • Thị trường Tài chính không chính thức: Là thị trường Tài chính, mà ở đó mọi hoạt động huy động, cung ứng, giao dịch các nguồn Tài chính và người cần nguồn Tài chính không theo những nguyên tắc, thể chế do nhà nước quy định
    6. Chức năng của thị trường Tài chính

    Trong nền kinh tế thị trường, thị trường Tài chính không chỉ là nơi gặp gỡ của những nguồn cung cầu hàng hóa mà còn là nơi giao lưu giữa những nguồn cung cầu về vốn. Thị trường Tài chính thực hiện việc dẫn vốn từ những người đã để dành nhiều vốn tới những người thiếu vốn, chức năng này được trình bày ở dạng sơ đồ dưới đây:

    02.png
    Hình 2: Những dòng vốn đi qua thị trường Tài chính​

    Trong sơ đồ trên, dòng vốn đi từ người cho vay sang người vay thông qua hai con đường:
    • Thứ nhất, là con đường trực tiếp (con đường ở phía dưới Hình, bên vay vốn mua trực tiếp những công cụ Tài chính (financial instruments) từ bên bán trên thị trường Tài chính.
    Việc dẫn vốn từ người cho vay đến người vay rất quan trọng đối với nền kinh tế, vì không phải người nào có tiền cũng có sẵn cơ hội đầu tư sinh lợi, ngược lại những người thiếu vốn không phải lúc nào cũng gặp những người thừa vốn để vay. Nếu không có thị trường tài chính, có thể họ chẳng bao giờ gặp nhau và cả hai sẽ không có cơ hội để đầu tư và phát triển.
    • Thứ hai, con đường gián tiếp (con đường ở phía trên Hình nghĩa là, bên đi vay vốn không mua trực tiếp các công cụ Tài chính của bên bán mà mua gián tiếp thông qua các tổ chức trung gian (các ngân hàng thương mại; các tố chức nhận gửi tiết kiệm theo hợp đồng; những trung gian đầu tư).
    Chức năng của thị trường tài chính là:
    • Cho phép vốn chuyển từ những người, những doanh nghiệp không có cơ hội đầu tư tới những người, những doanh nghiệp có cơ hội đầu tư.
    • Cung cấp vốn cho các cá nhân và doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán trả mà không phải chờ đợi một thời gian tích lũy.
    • Là một hoạt động hữu hiệu để cải thiện đời sống kinh tế của mỗi thành viên trong xã hội.
    • Nâng cao năng suất và hiệu quả sử dụng vốn của toàn bộ nền kinh tế.
    7. Hình thức kết nối giữa cung và cầu về vốn trong thị trường Tài chính
    • Hình thức giản đơn, truyền thống: Và cũng tồn tại lâu đời là những quan hệ vay mượn trực tiếp giữa các tầng lớp dân cư (hụi, họ) hoặc quan hệ tín dụng thương mại giữa các doanh nghiệp. Song với hình thức này quy mô vốn không lớn và phạm vi điều tiết vốn không rộng, vì chủ yếu chỉ diễn ra trên cơ sở quen biết và tín nhiệm giữa hai chủ thề trong quan hệ tín dụng.
    • Hình thức thứ hai thông qua các tổ chức tài chính trung gian: Đó là sự ra đời và phát triển của các tổ chức Tài chính trung gian như ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng, các công ty Tài chính. Hoạt động của các tố chức này thật sự là nhịp cầu giao lưu giữa cung và cầu vốn vì chúng vừa là người đi vay vừa là người cho vay. Cùng với sự phát triển kinh tế, các ngân hàng đã mở rộng quy mô hoạt động với số lượng chi nhánh ngày càng tăng và trở thành trung tâm tín dụng quan trọng của nền kinh tế.
    • Hình thức thứ ba giao dịch các chứng từ có giá thông qua thị trường Tài chính: Được phát triển khi chủ thể đại diện cho nhu cầu vốn đầu tư không mucúi thông qua các tổ chức Tài chính trung gian, mà họ sẽ chủ động tim kiếm nguồn vốn đầu tư bổ sung bằng cách phát hành các chứng từ có giá. Phát triển sớm nhất là những Trái phiếu Chính phủ phát hành để huy động vốn nhằm thỏa mãn nhu cầu chi, và sau này khi các nhà doanh nghiệp cần tập trung vốn đầu tư thì các loại cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp ra đời ngày càng phổ biến trong nền kinh tế.
    Trên thực tế một thị trường giao dịch các loại chứng từ có giá đã hình thành và phát triển ngày càng mạnh mẽ như là một loại hàng hóa, trong đó thị trường các chứng từ có giá được xem là hình thức phát triển cao của thị trường Tài chính, và là sản phẩm đặc trưng nhất của nền kinh tế thị trường.

    8. Vai trò của thị trường Tài chính


    Với hai bộ phận cấu thành chủ yếu là thị trường tiền tệ và thị trường vốn, thị trường Tài chính có các vai trò quan trọng trong nền kinh tế thị trường như sau:
    Thứ nhất: Thị trường Tài chính là trung tâm điều tiết cung nguồn vốn tiền tệ từ nơi thừa đến nơi thiếu: thể hiện vai trò này thị trường Tài chính là nơi đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư, là nơi dừng của những nguồn vốn nhàn rỗi. Nói cách khác, thị trường Tài chính đã tạo ra môi trường thuận lợi để dung hòa các lợi ích kinh tế khác nhau: người đi vay có điều kiện thu hút được vốn và người cho vay có thể sinh lời cho lượng tiền tiết kiệm. Mặt khác, cùng với xu hướng quốc tế hóa hoạt động của thị trường nên thị trường Tài chính ngày nay không chỉ dừng lại ở phạm vi điều tiết vôứi trong nước, mà còn tham gia vào sự vận động vốn với nước ngoài. Từ đó quy mô hoạt động của thị trường Tài chính được mở rộng về phạm vi hoạt động, đa dạng về các nghiệp vụ hoạt động và phong phú với các chú thể tham gia.
    Thứ hai: Tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chuyển nhượng sở hữu vốn, từ đó góp phần tăng thèm sự mời gọi đối với giới đầu tư, bởi lẽ người ta cảm thấy không bị bó buộc trong một phạm vi may rủi hạn hẹp, mà có thể dễ dàng chuyển vốn đầu tư trên thị trường Tài chính so với những hình thức đầu tư khác, không chỉ khai thác đầu tư trong nước mà còn đầu tư nước ngoài và ngược lại.
    Thứ ba: Điều tiết vĩ mô của nhà nước đối với quá trình điều hòa cung cầu về tiền tệ và ngăn chặn lạm phát. Trên cơ sở thu hút những nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội vào những mục tiêu đầu tư ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, sự hoạt động của thị trường Tài chính đã giảm khối lượng tiền dư thừa trong lưu thông đồng thời góp phần tăng vòng quay đồng vốn. Bên cạnh đó, ngân hàng Trung ương còn thông qua thị trường Tài chính đặc biệt là thị trường tiền tệ, để vận dụng linh hoạt những công cụ điều tiết vĩ mô như lãi suất thị trường, lãi suất tái chiết khấu, nghiệp vụ thị trường mở... để thực thi chính sách tiền tệ nhằm mục đích kiếm soát lạm phát và ổn định tiền tệ. Như vậy, với vai trò này, thị trường Tài chính đã tạo khả năng thuận lợi cho ngân hàng Trung ương điều chỉnh và giám sát số cung về tiền tệ, tín dụng trong điều kiện nền kinh tế mở, ngăn chặn sự đc dọa của lạm phát cao.
    Để hiểu rõ hơn về thị trường tài chính, chúng ta lần lượt nghiên cứu thị trường tiền tệ và thị trường vốn.