Tại sao có quy định nam tả nữ hữu?

  1. Tác giả: LTTK CTV21
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    cac-buoc-nghi-thuc-le-gia-tien-ho-nha-trai-5.jpg
    Nam tả nữ hữu, có nghĩa là nam thì bên trái còn nữ thì bên phải. Đây là một quy tắc lâu đời được nhiều người biết và vận dụng trong nhiều lĩnh vực cuộc sống sinh hoạt, nghi lễ, cách đặt di ảnh thờ… Nhưng ít ai hiểu tại sao qui tắc đó lại được vận dụng hợp lý như vậy. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu quan niêm “nam tả nữ hữu” từ đâu mà có.
    Theo truyền thuyết, quan niệm này bắt nguồn từ sau khi thủy tổ Bàn Cổ của người Trung Hoa biến thành tiên. Theo cuốn “Ngũ vận lịch niên ký”, mắt trái của Bàn Cổ hóa thành Thần Mặt Trời, mắt phải hóa thành Thần Mặt Trăng. Trong dân gian lưu truyền “nam tả nữ hữu” chính là do câu chuyện này.
    Yin_and_Yang.svg-1.png
    Tuy vậy, đó hoàn toàn không phải là môt quan niệm phong kiến cổ hủ, mà “phu xướng- phụ tùy”, “nam tả nữ hữu” là một quan niệm, một qui tắc vô cùng hợp lý và có cơ sở khoa học. Cơ sở khoa học của quan niệm này có liên quan mật thiết đến thuyết âm dương trong triết học Trung Quốc cổ đại. Theo thuyết này thì âm dương là hai mặt, hai thế lực đối lập nhau nhưng lại thống nhất với nhau trong vạn vật, là khởi đầu của mọi sinh thành biến hóa. Âm dương không loại trừ nhau mà tạo điều kiện tồn tại cho nhau, là động lực của mọi vận động và phát triển. Quy luật âm dương chỉ rõ mọi sự vật đều có âm dương, trong dương có âm, trong âm có dương, âm thăng dương giáng, âm dương cân bằng thì sự vật tồn tại.
    Cũng theo thuyết âm dương thì đàn ông là dương, đàn bà là âm. Trong một con người thì phía trên là dương phía dưới là âm, phía sau lưng là dương phía trước bụng là âm, phía tay trái là dương phía tay phải là âm. Vận dụng quan niệm này thì khi một người nam và một người nữ nằm cạnh nhau thì nam phải ở vị trí bên trái, nữ ở vị trí bên phải. Mặt khác, bên phải của nam là âm cần hợp với bên trái của nữ là dương. Vậy nam nằm bên trái (tả) nữ nằm bên phải (hữu) nam là hợp quy luật âm dương.