Tại sao đàn ông lại rùng mình sau khi .... đi tè?

  1. Tác giả: LTTK CTV21
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    men_linkdrop_620_2822409b.jpg
    Chúng ta vẫn thường hay bị rùng mình những lúc như trời lạnh, nhiệt độ xuống quá đột ngột đó là một chức năng của cơ thể để đáp ứng sự thay đổi thân nhiệt. Nhưng có khi nào bạn bị rùng mình trong hoặc sau khi đi tiểu? Đặc biệt đối với đa số nam giới sẽ thấy rất rõ nếu chúng ta đi tiểu quá lâu.
    Rùng mình sau hay trong khi tiểu tiện là một hiện tượng khá phổ biến ở nam giới (có xuất hiện ở nữ giới nhưng rất ít) và là một bí ẩn mà các nhà khoa học vẫn đang tìm cách giải thích. “Pee shivers” là tên để mô tả hiện tượng này, các bác sĩ gọi đây là một hội chứng và đặt cho nó một cái tên khá dài là Hội chứng co giật sau khi tiểu tiện (post-micturition convulsion syndrome).
    Để giải thích hiện tượng này, theo các tài liệu tham khảo và nghiên cứu khoa học, có 2 giả thiết được đồng tình và chấp nhận rộng rãi: do sự hạ thân nhiệt đột ngột và do phản ứng của hệ thần kinh tự chủ.
    Giả thiết thứ nhất là sự hạ thân nhiệt đột ngột, giải thiết này cho rằng nước tiểu mang một lượng nhiệt cụ thể, thế nên khi thoát ra ngoài mang theo một phần nhiệt độ cơ thể. Do vậy, mặc dù nhiệt độ môi trường không thay đổi nhưng vẫn bị rùng mình như một cách để làm ấm cơ thể lại.
    Giả thiết thứ hai là do phản ứng của hệ thần kinh, vì trước khi đi tiểu tiện thì hệ thống thần kinh của chúng ta vừa chỉ đạo để giữ nước tiểu lại vừa thông báo cho não bộ rằng đã đến lúc phải “xả” nước ra. Sau khi nhận được thông tin đó, chúng ta nhanh chóng di chuyển đến nhà vệ sinh và tiếp tục thông báo cho não bộ: “Không cần phải giữ nữa, đến lúc xả rồi”. Sự thay đổi nhanh chóng giữa việc “giữ” và “xả” này gây cho ta cảm giác rùng mình.
    0fa64f9701f84cc4a1ab2f17ec44baea-1.jpg

    Bên cạnh đó, một vài chuyên gia khác lập luận rằng, hiện tượng này là hệ quả của hệ thần kinh tự chủ (ANS – autonomic nervous system). ANS có nhiệm vụ điều hòa các bộ phận và tuyến trong cơ thể. Sự hoạt động này diễn ra một cách vô thức và kiểm soát nhiều chức năng trong cơ thể như tình dục, tiết nước bọt, nước mắt, tiêu hóa… Tất cả những hoạt động này được thực hiện một cách vô thức mà không cần phải suy nghĩ trước. Nói đơn giản, bạn sẽ nhắm mắt khi hắt hơi, hay khi nhìn thấy đồ ăn chua là bạn tự nhiên tiết nhiều nước bọt hơn… Tương tự như vậy, phản xạ đi tiểu có liên quan trực tiếp đến độ căng của bàng quang. Và mức độ rùng mình sẽ tỷ lệ thuận với độ căng của bàng quang khi bạn đi tiểu.
    Cụ thể hơn, ANS gồm 2 bộ phận: hệ thần kinh phó giao cảm (PNS) và hệ thần kinh giao cảm (SNS) với hoạt động đối lập nhau. SNS có xu hướng giữ cho bàng quang được thoải mái và cơ vòng niệu đạo co rút lại. Do vậy, dù bàng quang rất căng nhưng vẫn không “xả” ra ngoài mặc dù chúng ta không điều khiển “khóa van” lại. SNS hoạt động bằng cách phóng thích các chất catecholamines epinephrine, norepinephrine và dopamine nhằm bắt cơ thể thực hiện các phản ứng cần thiết. Khi cơ hội xuất hiện nghĩa là đi tiểu, bàng quang xẹp xuống, ANS bắt đầu hoạt động và sẽ thay đổi quá trình sản xuất catacholamine.
    malchugan.jpg
    Thêm vào đó, khi bạn đi tiểu, huyết áp cũng tăng nhẹ, gương mặt tạm thời hồng lên đặc biệt đối với những trường hợp nhịn tiểu lâu sẽ xuất hiện sự khoan khoái trong thời gian ngắn.
    Mặc dù chưa có một giải thích nào được khoa học kiểm chứng cụ thể và vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau nhưng những giả thiết về sự hạ nhiệt đột ngột, sự điều khiển của hệ thần kinh tự chủ được chấp nhận rộng rãi và phần nào giải thích được hiện tượng rùng mình khi tiểu tiện.