Tại sao đứng trên cao nhìn xuống lại thấy chóng mặt?

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Đối với cơ thể, đứng từ trên nóc nhà cao tẩng nhìn xuống chính là một loại kích thích bất thường với cường độ mạnh. Nó gây ra phản ứng theo nhiều đường khác nhau. Người ta cảm thấy chóng mặt là do những phản ứng đó. 1. Cảnh tượng từ trên cao khiến chúng ta căng thẳng: Sự căng thẳng này tạo ra hàng loạt phản xạ thẩn kinh, nhất là thẩn kinh giao cảm bỗng hưng phấn làm cho tim đập nhanh, chân lông dựng lên, lỗ đồng tử giãn ra, chân tay đổ mồ hôi, thở gấp, quan trọng hơn cả là nó làm co mạch máu, huyết áp tăng đột ngột. Hiện tượng này làm cho con người ta bị chóng mặt. 2. Lên cao sẽ bị kích thích bởi áp lực không khí và tiếng gió, cùng với kích thích của thị giác khi nhìn xuống: Những nhân tố này sẽ ảnh hưởng đến cấu trúc cân bằng trong tai. Điều này làm ta nhất thời mất đi cảm giác thăng bằng, gây chóng mặt, thậm chí còn có thể nôn mửa, giống như say tàu xe vậy. 3. Tiểu não cũng phụ trách động tác cân bằng: Các kích thích khi tác động mạnh vào lớp vỏ đại não, “bộ tư lệnh” thẩn kinh cao cấp nhất của cơ thể người, sẽ thông qua thị giác, thính giác để tác động vào tiểu não, gây ra hàng loạt hoạt động điện sinh học, làm nhiễu chức năng tiểu não trong thời gian ngắn, khiến ta chóng mặt. Vậy tại sao lên tẩng cao mới có hiện tượng này, còn lên núi cao lại không? Vấn đề rất đơn giản. Vì tẩng cao là lên thẳng, tạo ra sự tương phản độ cao rõ rệt với cảnh vật xung quanh, do đó kích thích mạnh mẽ hơn. Lên núi, dù cho núi cao gấp nhiều lẩn toà nhà, nhưng do độ cao của nó thoai thoải, tăng dẩn, khác biệt với chung quanh không rõ rệt, đứng ở ngọn núi này vẫn thấy nhiều ngọn núi khác nhấp nhô, cho nên không tạo ra kích thích mạnh, ít ảnh hưởng đến thẩn kinh con người. Đối với những người ít khi lên tẩng cao, trước khi đi lên cẩn chuẩn bị sẵn sàng tư tưởng, tốt nhất nên ngắm nhìn phong cảnh ở xa trước, làm cho thị giác, thính giác và tinh thẩn quen dẩn, rồi mới thu gẩn lại và nhìn thẳng xuống. Như vậy, ta sẽ không bị chóng mặt. Chúng ta có thể chịu được nóng đến mức nào? Khả năng chịu nóng của con người khá hơn nhiều so với chúng ta vẫn tưởng. Tại miền trung Australia, nhiệt độ mùa hè ở chỗ râm thường là 46 độ C, cao điểm tới 56 độ C. Còn nếu tăng thật từ từ, cơ thể người thậm chí còn chịu được. nhiệt độ sôi của nước. Khi tàu bè đi từ Hồng Hải đến vịnh Ba Tư, mặc dù trong các phòng của tàu luôn luôn có quạt thông gió, nhiệt độ ở đây vẫn tới 50 độ C hoặc hơn. Mức nóng nhất quan sát trong giới tự nhiên ở trên mặt đấ không quá 57 độ C. Nhiệt độ này được xác định tại “thung lũng chết” thuộc California (Bắc Mỹ). Tuy nhiên, những nhiệt độ kể trên đều được đo trong bóng râm. Tại sao các nhà khí tượng lại phải chọn vị trí như vậy? Đó là vì, chỉ khi nhiệt kế đặt trong bóng râm mới đo được nhiệt độ của không khí. Nếu để nhiệt kế ngoài nắng, Mặt trời sẽ hun nó nhiều hơn hẳn so với không khí xung quanh, thành ra độ chỉ của nó không cho ta biết chút gì về trạng thái nhiệt của môi trường. Đã có người tiến hành thí nghiệm để xác định nhiệt độ cao nhất mà cơ thể người có thể chịu đựng được. Họ nhận thấy trong không khí khô ráo, nếu tăng nhiệt độ thật từ từ thì cơ thể của chúng ta chẳng những có thể chịu đựng được nhiệt độ sôi của nước (100 độ C), mà đôi khi còn chịu được nhiệt độ cao hơn nữa, đến 160 độ C. Hai nhà vật lý người Anh là Blagơden và Tsentơri đã chứng minh điều này bằng cách đứng hàng giờ trong lò nướng bánh mì nóng bỏng. Tại sao con người có năng lực chịu nóng cao đến vậy? Đó là vì trên thực tế, cơ thể người không tiếp nhận nhiệt lượng đó, mà vẫn giữ thân nhiệt gẩn với nhiệt độ tiêu chuẩn. Cơ thể chúng ta chống cự lại lượng nhiệt độ đó bằng cách đổ mồ hôi. Khi mồ hôi bay hơi, nó sẽ hút rất nhiều nhiệt ở lớp không khí dính sát với da, và làm cho nhiệt độ của lớp không khí ấy giảm đi rất nhiều. Điều kiện cẩn thiết duy nhất giúp cho cơ thể nguời có thể chịu đựng đuợc nhiệt độ cao là cơ thể nguời không tiếp xúc trực tiếp với nguồn nhiệt và không khí phải khô ráo. Ở Trung Á, trời nóng 37 độ mà vẫn tuơng đối dễ chịu. Nhung nếu ở SaintPeterburg nóng 24 độ thì chúng ta đã cảm thấy khó chịu. Nguyên nhân ở đây là do độ ẩm không khí ở Saint Peterburg cao, còn độ ẩm ở Trung Á thì thấp hơn do ở đây rất ít mua, khí hậu khô ráo hơn.