Tại sao gà đẻ trứng mỗi ngày nhưng tất cả trứng đều nở cùng một lúc?

  1. Tác giả: LTTK CTV21
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    15414-Buff-Bantam-Hen-and-chicks-white-background-1.jpg
    Đây là một câu hỏi vô cùng thú vị của các bạn miền quê dành cho những người bạn thành phố . Chắc hẳn khi nghe câu đố này thì trong đầu bạn sẽ nảy ra những thắc mắc “Ừ nhỉ ? Tại sao trứng được ra đời vào các thời điểm khác nhau, trứng ra trước sẽ tiếp xúc với môi trường bên ngoài trước, trứng ra sau sẽ tiếp xúc sau vậy tại sao tất cả gần như lại nở ra cùng một lúc ?”
    Đầu tiên, chúng ta phải biết quá trình đẻ trứng của như thế nào. Một con gà mái nếu được cho ăn đầy đủ thì cứ mỗi chu kì trung bình 25 giờ sẽ cho ra một trứng. Khi đẻ trứng ra, gà mái không ấp liền mà bỏ đi kiếm ăn, xong ngày hôm sau lại quay về ổ cho ra một trứng nữa rồi lại bỏ đi kiếm ăn cứ thế cho đến khi trong tổ được 4-5 trứng thì gà sẽ nghỉ 1 ngày, mỗi một đợt đẻ trứng như vậy người ta gọi là một trật đẻ.
    Gà đẻ hết trật này tới trật khác cho đến khi số trứng vào khoảng 10-18 trứng thì gà bắt đầu ấp, có con ngay từ trật đầu tiên xong đã bắt đầu ấp, có con đẻ nhiều trật quá ấp không hết, nhà chăn nuôi phải đẩy bớt qua những ổ gà mái khác… ấp hộ. Với nhiệt độ và độ ẩm thích hợp, sau khoảng 20-21 ngày, trứng gà sẽ nở và tỉ lệ nở gà trống : gà mái là xấp xỉ 50:50.
    eggs-in-nest.jpg
    Vậy thì quá trình này có liên quan gì đến việc trứng nở cùng 1 lúc? Rất liên quan đấy. Đơn giản đó là do tất cả trứng được ấp cùng một lúc! Điều kiện để phôi trong trứng của đa số các loài vật phát triển là nhiệt độ môi trường phải bằng hoặc thấp hơn một chút thân nhiệt của chính loài đó và đối với trứng gà cũng vậy. Gà mẹ ấp trứng nhằm mục đích tạo môi trường thích hợp cho sự phát triển của phôi trong trứng. Với các trứng ra đời trước, do gà mẹ bỏ đi kiếm ăn, môi trường bên ngoài không đủ thích hợp để phôi phát triển nên việc ra đời trước hay sau không ảnh hưởng đến thời điểm trứng ra đời !
    ChickLifeCycle.jpg
    Nhưng “gần như” tất cả các trứng đều nở cùng một lúc, vẫn có trứng ra đời sớm hơn và có cả trứng bị hỏng. Lí do khá buồn cười là do có 1 số con gà mái bị “vụng về”. Trong quá trình ấp, gà mái phải thực hiện việc đảo trứng trong tổ để đảm bảo nhiệt độ các quả trứng đều nhau và việc đảo không đều của các bà “gà mái vụng” dẫn đến hậu quả là quả thì được ấp kĩ quá ra đời trước còn 1 số quả lại thiếu độ ấm trong thời gian dài, phôi không thể phát triển toàn diện và thế là hỏng…
    Nhằm hạn chế việc trứng hỏng và nâng cao nâng suất, người ta phát minh ra lò ấp trứng gà. Với lò ấp, ta có thể điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm thích hợp và hay hơn hết là có thể ấp nhiều trứng cùng 1 lúc mà vẫn đảm bảo được tỉ lệ trứng nở ra đều. Cái khó khăn chính của lò ấp là phải có nguồn điện ổn định (mất điện sẽ làm tỉ lệ nở giảm nghiêm trọng) và đòi hỏi người sử dụng phải quan sát trứng trong lò và thực sự hiểu quy tắc hoạt động của lò khác hẳn việc để mặc cho gà tự ấp như trước.